PDA

View Full Version : Phe đối lập Syria đặt điều kiện hòa đàm



duyanh
01-31-2016, 01:21 PM
Phe đối lập Syria đặt điều kiện hòa đàm



http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/31/160131070058_syria_high_negotiations_committee__sp okesman_640x360_afp.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/31/160131070058_syria_high_negotiations_committee__sp okesman_640x360_afp.jpg)

Phát ngôn nhân của Ủy ban Đàm phán Cao cấp (HNC), phe đối lập chính tại Syria, nói chuyện với truyền thông khi đoàn đàm phán đối lập tới Geneva.

Nhóm đối lập chính của Syria đã đến Geneva, Thụy Sỹ, một ngày sau khi thôi đe dọa tẩy chay các cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên nói nhóm này giữ nguyên lập trường đòi chấm dứt các cuộc không kích và phong tỏa trước khi đàm phán với chính phủ Syria.

Đoàn đàm phán của nhóm theo lịch trình sẽ gặp phái viên Liên Hiệp Quốc Staffan de Mistura vào ngày Chủ nhật.
Trong khi đó, Tổng thư ký‎ Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tất cả các bên đặt lợi ích của người Syria lên trên hết.

Trẻ em và phụ nữ nói riêng đã đang phải chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến này và nay là lúc chứng kiến chấm dứt chiến tranh và các vi phạm nhân quyền khác đã bao phủ cuộc chiếnTổng thư ký LHQ Ban Ki-moon

"Trẻ em và phụ nữ nói riêng đã đang phải chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến này và nay là lúc chứng kiến chấm dứt chiến tranh và các vi phạm nhân quyền khác đã bao phủ cuộc chiến," ông nói.
Hơn 250.000 người đã thiệt mạng và 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong gần năm năm nội chiến ở Syria. Bạo lực đã đang là tác nhân lớn nhất đằng sau cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu.
Phe đối lập được Saudi hậu thuẫn, Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC), cuối cùng đã đồng ý muộn vào đêm thứ Sáu rằng họ sẽ trở lại bàn đàm phán ở Geneva – vài giờ sau khi phái đoàn chính phủ Syria đến nơi và hội đàm sơ bộ với ông Mistura.

'Cơ hội cuối cho hòa bình'


Khi đến Geneva, phát ngôn viên của nhóm HNC Salim Muslet nói nhóm này muốn chính phủ thả các phụ nữ và trẻ em ra khỏi các nhà tù, chấm dứt các vụ không kích và cho phép viện trợ tới được các thị trấn bị bao vây, nhưng ông cũng nói rằng đây không phải là một điều kiện tiên quyết của đàm phán.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/30/160130100528_un_envoy_640x360_ap.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/30/160130100528_un_envoy_640x360_ap.jpg)

Đặc phái viên của LHQ về Syria, ông Staffan de Mistura đã có mặt ở Geneva, Thụy Sỹ từ hôm 29/01 để chuẩn bị thúc đẩy các nỗ lực hòa đàm.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/30/160130165234_syria_640x360_reuters_nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/30/160130165234_syria_640x360_reuters_nocredit.jpg)

Hơn nửa triệu người ở Syria đang cần gấp tới thực phẩm và vật dụng y tế, theo truyền thông quốc tế.

"Chúng tôi luôn lạc quan nhưng vấn đề là chúng ta đang phải đối mặt với một chế độ độc tài ở Syria


"Thực sự, nếu ông ta (Tổng thống Syria) sẵn sàng giải quyết những vấn đề này, chúng ta đã không thấy những tội ác ở Syria, những cuộc tàn sát," ông Muslet nói với các phóng viên.

Nhưng Riad Hijab, lãnh đạo của HNC, người đang không có mặt ở Geneva, cảnh báo trong một thông điệp trên mạng rằng sự hiện diện của phái đoàn sẽ không còn giá trị, nếu chính phủ Syria tiếp tục "gây ra những tội ác".
Các hoạt động được gọi là đàm phán dự kiến sẽ kéo dài sáu tháng, với các đoàn ngồi trong các phòng riêng biệt và các quan chức LHQ làm trung gian con thoi giữa họ.

Chúng tôi luôn lạc quan nhưng vấn đề là chúng ta đang phải đối mặt với một chế độ độc tài ở Syria. Thực sự, nếu ông ta (Tổng thống Syria) sẵn sàng giải quyết những vấn đề này, chúng ta đã không thấy những tội ác ở Syria, những cuộc tàn sátPhát ngôn nhân phe đối lập HNC, Salem al-Meslet

Các ưu tiên trước mắt của các đàm phán là một lệnh ngừng bắn rộng rãi, viện trợ nhân đạo và phân phát và ngăn chặn các mối đe dọa của IS.
Nhưng mục đích cuối cùng được kỳ vọng là một giải pháp hòa bình bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp kết thúc với bầu cử, chiểu theo một nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng trước.
Các cuộc đàm phán gần nhất nhằm chấm dứt xung đột diễn ra hồi tháng 2/2014 sau khi chỉ diễn ra hai vòng. Liên Hợp Quốc buộc lỗi chính phủ Syria đã từ chối thảo luận một yêu cầu của phe đối lập đòi ông Assad phải từ chức.
Mặc dù có ít dấu hiệu về thay đổi trong quan điểm này, sự gia tăng các nhóm IS đã thúc giục Hoa Kỳ và Nga đẩy mạnh các nỗ lực để các bên tham chiến trở lại bàn đàm phán.

Ông de Mistura, trong một thông điệp video gửi tới người dân Syria hôm thứ Năm nói, các cuộc đàm phán có thể là cơ hội cuối cùng cho hòa bình và không được phép thất bại.

Trong khi đó, truyền thông quốc tế cho hay hơn một nửa triệu người ở Syria đang cần gấp thực phẩm và vật dụng y tế.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/29/160129094011_syria_640x360_afp_nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/29/160129094011_syria_640x360_afp_nocredit.jpg)

Hơn 250.000 người đã thiệt mạng và 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong gần năm năm nội chiến ở Syria

BBC