sophienguyen
01-29-2016, 03:11 AM
Truyền thuyết phong tục múa Lân đầu năm
Nhắc đến Tết Việt Nam, người ta nhắc đến múa Lân. Nhắc đến múa Lân, không ai không nhắc đến ông Địa. Hễ ở đâu có múa Lân, ở đó có ông Địa với cái bụng phệ, cái mặt nạ tròn, và miệng cười ngoác tận mang tai, khác hẳn với vẻ hung hãn dữ dằn của con Lân.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-djNTDf-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Ông Địa trong đội múa Lân
Trong màn trình diễn múa Lân, không thể thiếu ông Địa, một người bụng phệ mặc áo dài thường là màu đỏ, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông Địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn Lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con Lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại chúng sinh. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành, ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác hóa thành thiện.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-aEowID-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Ông Địa và con Lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được “thức ăn” này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng Lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru Lân ngủ hoặc đánh thức Lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve Lân và Lân chọc ghẹo ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Múa Lân đầu năm, chân dung đệ nhị Tứ linh Không phải như các hội hè đình đám khác cần quá nhiều nhạc cụ… Múa Lân chỉ cần tiếng trống hùng hồn, tiếng xèng vui nhộn, tiếng chiêng ting ting. Tiếng trống múa Lân rộn ràng, từ lâu đã trở thành một tiết điệu không thể thiếu trong ngày đầu năm Tết đến. Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một Thánh vật, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Lân (Kỳ Lân), Quy (Rùa), Phụng (chim Phụng Hoàng).
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-AdQ2v9-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay (ăn rau quả) và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu Lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bệnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Người ta tổ chức múa Lân đầu năm với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc. Mỗi đội Lân cần ít nhất 4 người, một người gõ trống, một người làm ông Địa, một người múa đầu Lân, một người múa đuôi Lân. Các nhịp bước bệ vệ, nhịp nhàng theo tiếng trống. Con Lân theo sự dẫn dụ của ông Địa, vừa đi vừa múa trên các đường phố, xóm làng.
Nhà nào treo tiền lì xì thì con Lân ngừng lại, quì lạy chúc phước. Có khi người ta treo tiền trên cao để dụ con Lân vượt tường và như thế nó sẽ lưu lại ở nhà mình lâu hơn. Không nói chi tương lai cả năm dài, ngày đầu năm, tiếng trống múa Lân rộn rã, ông Địa tươi cười, con Lân linh hoạt nhảy múa đã làm cho lòng người thanh thản, cởi mở, và ấm lại. Song Lân chúc phúc (nhạc nền bài hát “Ngày tết quê em”)
https://www.youtube.com/watch?v=wx2_QOVVH0Y
Kỳ Lân xuất chiêuChúc mừng năm mới! Happy new years!
ST
Nhắc đến Tết Việt Nam, người ta nhắc đến múa Lân. Nhắc đến múa Lân, không ai không nhắc đến ông Địa. Hễ ở đâu có múa Lân, ở đó có ông Địa với cái bụng phệ, cái mặt nạ tròn, và miệng cười ngoác tận mang tai, khác hẳn với vẻ hung hãn dữ dằn của con Lân.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-djNTDf-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Ông Địa trong đội múa Lân
Trong màn trình diễn múa Lân, không thể thiếu ông Địa, một người bụng phệ mặc áo dài thường là màu đỏ, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông Địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn Lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con Lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại chúng sinh. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành, ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác hóa thành thiện.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-aEowID-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Ông Địa và con Lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được “thức ăn” này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng Lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru Lân ngủ hoặc đánh thức Lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve Lân và Lân chọc ghẹo ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Múa Lân đầu năm, chân dung đệ nhị Tứ linh Không phải như các hội hè đình đám khác cần quá nhiều nhạc cụ… Múa Lân chỉ cần tiếng trống hùng hồn, tiếng xèng vui nhộn, tiếng chiêng ting ting. Tiếng trống múa Lân rộn ràng, từ lâu đã trở thành một tiết điệu không thể thiếu trong ngày đầu năm Tết đến. Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một Thánh vật, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Lân (Kỳ Lân), Quy (Rùa), Phụng (chim Phụng Hoàng).
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-AdQ2v9-20160128-truyen-thuyet-phong-tuc-mua-lan-dau-nam.jpg
Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay (ăn rau quả) và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu Lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bệnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Người ta tổ chức múa Lân đầu năm với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc. Mỗi đội Lân cần ít nhất 4 người, một người gõ trống, một người làm ông Địa, một người múa đầu Lân, một người múa đuôi Lân. Các nhịp bước bệ vệ, nhịp nhàng theo tiếng trống. Con Lân theo sự dẫn dụ của ông Địa, vừa đi vừa múa trên các đường phố, xóm làng.
Nhà nào treo tiền lì xì thì con Lân ngừng lại, quì lạy chúc phước. Có khi người ta treo tiền trên cao để dụ con Lân vượt tường và như thế nó sẽ lưu lại ở nhà mình lâu hơn. Không nói chi tương lai cả năm dài, ngày đầu năm, tiếng trống múa Lân rộn rã, ông Địa tươi cười, con Lân linh hoạt nhảy múa đã làm cho lòng người thanh thản, cởi mở, và ấm lại. Song Lân chúc phúc (nhạc nền bài hát “Ngày tết quê em”)
https://www.youtube.com/watch?v=wx2_QOVVH0Y
Kỳ Lân xuất chiêuChúc mừng năm mới! Happy new years!
ST