duyanh
01-25-2016, 02:13 PM
Khi nền văn minh con người biến mất
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203152359_legacy_for_future_historian_1_624x351 _getty_nocredit.jpg
Dễ để nghĩ rằng thế giới điện toán chỉ toàn là các ảnh điểm và mã hiệu - thiếu những thứ như sách hay phiến đá.
Tuy nhiên Brewster Kahle lại suy nghĩ khác.
“Thế giới điện toán không chỉ phi vật chất như mọi người nghĩ,” ông nói.
Và ông có đầy đủ cơ sở để bình luận. Ông là người sáng lập Internet Archive, một nơi ghi chép các thông tin điện toán.
Từ những bản quét các bài viết cho đến sách, video, ghi âm, và trang web - và dữ liệu của họ đã lên đến 20 triệu gigabyte.
Tất cả được chứa trong các ổ cứng hoặc băng từ, và Internet Archive có các nhà kho chứa đầy những thứ này, trải trên nhiều địa điểm ở khắp toàn cầu.
Tuy nhiên, tốn chỗ lưu trữ không phải là khó khăn duy nhất.
Vấn đề là các ổ cứng có tuổi thọ không dài. Các vật liệu và thiết bị điện tử đến một lúc nào đó sẽ bị lỗi, ngưng hoạt động.
Các thống kê cho rằng những công cụ này sẽ chỉ đáng tin cậy từ 2-5 năm, sau đó chúng bắt đầu đối mặt với nguy cơ làm hỏng, mất dữ liệu.
Ngày nay, nền văn hoá của chúng ta hầu hết là điện toán, vậy làm sao để các dữ liệu tồn tại được thêm nhiều thế kỷ nữa? Và làm sao để tất cả những thông tin về các thể chế, xã hội, văn hoá, khám phá khoa học của chúng ta có thể được lưu trữ về lâu dài?
Chúng ta đang sản xuất ra nhiều dữ liệu đến nỗi không thể kịp in chúng ra. Các nhà khảo cổ của tương lai sẽ dựa vào những gì để nghiên cứu cuộc sống của chúng ta?
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203152804_legacy_for_future_historian_2_624x351 _getty_nocredit.jpg
Ngay gạch vữa cũng dần tan rã sau hàng ngàn năm, vậy có cách nào để lưu trữ các thông tin kỹ thuật số mà con người đã có không? BBC Future đã khám phá ra, qua loạt phim tài liệu The Genius Behind, rằng có một trong những khả năng có thể xảy ra: các nhà khảo cổ sẽ đọc các dữ liệu của chúng ta từ DNA được lưu trữ trong những ‘hoá thạch nhân tạo”.
Trong tương lai, việc đọc mã quy định tất cả những gì con người chúng ta đã biết đến sẽ trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn.
Robert Grass, từ ETH Zurich ở Thuỵ Sỹ, và người cộng tác với ông, Reinhard Heckel, đã phát minh ra một công cụ để mã hoá các dữ liệu thành DNA.
Vậy nó sẽ hoạt động ra sao? DNA không tồn tại quá lâu.
“Khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, bị chôn dưới đất hay nằm quá lâu ở đâu đó, DNA không thực sự ổn định. Nó sẽ phân huỷ chỉ trong nửa năm, hoặc sớm hơn thế,” Grass nói.
“Do đó, chúng tôi đang tìm cách để giữ cho DNA ổn định.”
Giải pháp? Hoá thạch nhân tạo.
Grass và các đồng nghiệp của ông biết rằng họ cần tìm một vật liệu không bị phản ứng và không dễ bị làm tổn hại.
Trong thế giới tự nhiên, DNA được bảo tồn tốt nhất trong xương ở nhiệt độ rất thấp.
Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu gần đây đã có thể đọc DNA từ các xương của một con ngựa sống từ 700.000 năm trước.
Tuy nhiên dù calcium phosphate có đủ kết cấu hoá học để bao bọc, bảo toàn DNA, nhưng nó lại bị tan trong nước.
Cuối cùng, nhóm ETH đã dựa vào vật liệu mà tất cả chúng ta đều nhận biết được: kính.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203153232_legacy_for_future_historian_3_624x351 _lonelyleap_nocredit.jpg
DNA có thể được dùng để tạo ra các 'hóa thạch nhân tạo' “Các nhà hoá học chúng tôi rất thích kính. Tất cả mọi thứ đều được thực hiện sử dụng các ống nghiệm bằng kính, chúng tôi sử dụng để thử tất cả các phản ứng vì loại vật liệu này có tính chịu đựng rất cao,” Grass nói.
Một tấm kính hay lọ thủy tinh trông mong manh, tuy nhiên loại kính mà ETH dùng lại rất cứng, bởi nó rất nhỏ. Trên thực tế, nó gần như là dạng bột.
Mỗi hạt chứa DNA chỉ rộng khoảng 150 nanometres. Dù có bị đóng băng, hoặc tác động bằng lực, chúng cũng không hề hấn gì.
Đứng độc lập thì chúng có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao, nhưng nếu được dùng để bao bọc DNA bên trong thì lại không thể.
Grass nói nó có thể bị phá hủy ở nhiệt độ trên 200 độ C. Có nghĩa là các hạt phân tử có thể vẫn tồn tại một khi thư viện nơi cất giữ nó bị hỏa hoạn, nhưng các dữ liệu mà nó chứa ở trong thì không.
Nhiệt độ tốt nhất để lưu trữ các hoá thạch nhân tạo là khoảng -18 độ C để tránh thoái hoá theo thời gian.
Đọc các DNA thì dễ, nhưng việc lấy các DNA ra khỏi những hạt phân tử cần một công nghệ đặc biệt, sử dụng một giải pháp fluoride được chuẩn bị kỹ.
Vì lý do này, Grass chỉ ra rằng các tài liệu chỉ dẫn cần được đặt chung với kho dữ liệu để các nền văn minh trong tương lai hoặc các nhà nghiên cứu sau này có thể sử dụng.
“Cứ tưởng tượng giống như là một bia mộ mà bạn khắc bảng hướng dẫn lên”, ông nói.
Đây là vấn đề mà nhiều người đã tìm cách giải quyết theo nhiều hướng.
Kahle đưa ra ví dụ của Rosetta Disk - lưu trữ 1.500 ngôn ngữ loài người.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203153751_legacy_for_future_historian_4_624x351 _thinkstock_nocredit.jpg
Trong số những manh mối hữu hiệu giúp các nhà khảo cố trong tương lai tìm hiểu về con người thời nay rất có thể chính là các bãi rác thải của chúng ta
Tất cả chữ của tài liệu này được khắc lên một hình xoắn ốc, đoạn đầu rất dễ đọc bằng mắt thường. Xoắn ốc sẽ ngay càng bé đi, nhưng toàn bộ có thể được đọc bằng kính hiển vi.
Các dụng cụ như Rosetta Disk, với hình thức và cách ghi chú như vậy, có khả năng thể hiện giá trị của nó.
Điều này sẽ khó để làm hơn đối với bột nhỏ và đây là điều mà Grass và các đồng nghiệp của ông đang nỗ lực xử lý.
Về mặt lý thuyết, phương pháp của họ có thể được sử dụng để lưu trữ những thông tin quan trọng nhiều nghìn năm, nếu không nói là hàng triệu năm.
Một trong các điểm yếu là việc viết DNA khá tốn kém chứ không đơn giản như đọc nó.
“Bạn phải chọn những gì muốn giữ và vì sao nó quan trọng,” Grass nói. “Đó là lựa chọn vô cùng khó khăn”.
Bên cạnh đó, những gì loài người muốn bảo tồn không phải lúc nào cũng chứa nhiều thông tin, hoặc chứa đựng những thông tin thú vị về chúng ta.
Trong quá khứ, rác thải của chúng ta đã là mỏ vàng của các nhà khảo cổ học tìm cách tìm hiểu về cuộc sống của con người trong những thời đại trước. Thế nhưng liệu rác thải có tồn tại hàng thiên niên kỷ hay không thì là chuyện khác.
Các nền văn minh cuối cùng sẽ luôn luôn tan thành khói bụi. Và có lẽ khói bụi của nền văn minh chúng ta sẽ kể một câu chuyện nào đó.
Một loại bột chứa DNA, và những thông tin quý báu nhất của thời đại chúng ta.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203152359_legacy_for_future_historian_1_624x351 _getty_nocredit.jpg
Dễ để nghĩ rằng thế giới điện toán chỉ toàn là các ảnh điểm và mã hiệu - thiếu những thứ như sách hay phiến đá.
Tuy nhiên Brewster Kahle lại suy nghĩ khác.
“Thế giới điện toán không chỉ phi vật chất như mọi người nghĩ,” ông nói.
Và ông có đầy đủ cơ sở để bình luận. Ông là người sáng lập Internet Archive, một nơi ghi chép các thông tin điện toán.
Từ những bản quét các bài viết cho đến sách, video, ghi âm, và trang web - và dữ liệu của họ đã lên đến 20 triệu gigabyte.
Tất cả được chứa trong các ổ cứng hoặc băng từ, và Internet Archive có các nhà kho chứa đầy những thứ này, trải trên nhiều địa điểm ở khắp toàn cầu.
Tuy nhiên, tốn chỗ lưu trữ không phải là khó khăn duy nhất.
Vấn đề là các ổ cứng có tuổi thọ không dài. Các vật liệu và thiết bị điện tử đến một lúc nào đó sẽ bị lỗi, ngưng hoạt động.
Các thống kê cho rằng những công cụ này sẽ chỉ đáng tin cậy từ 2-5 năm, sau đó chúng bắt đầu đối mặt với nguy cơ làm hỏng, mất dữ liệu.
Ngày nay, nền văn hoá của chúng ta hầu hết là điện toán, vậy làm sao để các dữ liệu tồn tại được thêm nhiều thế kỷ nữa? Và làm sao để tất cả những thông tin về các thể chế, xã hội, văn hoá, khám phá khoa học của chúng ta có thể được lưu trữ về lâu dài?
Chúng ta đang sản xuất ra nhiều dữ liệu đến nỗi không thể kịp in chúng ra. Các nhà khảo cổ của tương lai sẽ dựa vào những gì để nghiên cứu cuộc sống của chúng ta?
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203152804_legacy_for_future_historian_2_624x351 _getty_nocredit.jpg
Ngay gạch vữa cũng dần tan rã sau hàng ngàn năm, vậy có cách nào để lưu trữ các thông tin kỹ thuật số mà con người đã có không? BBC Future đã khám phá ra, qua loạt phim tài liệu The Genius Behind, rằng có một trong những khả năng có thể xảy ra: các nhà khảo cổ sẽ đọc các dữ liệu của chúng ta từ DNA được lưu trữ trong những ‘hoá thạch nhân tạo”.
Trong tương lai, việc đọc mã quy định tất cả những gì con người chúng ta đã biết đến sẽ trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn.
Robert Grass, từ ETH Zurich ở Thuỵ Sỹ, và người cộng tác với ông, Reinhard Heckel, đã phát minh ra một công cụ để mã hoá các dữ liệu thành DNA.
Vậy nó sẽ hoạt động ra sao? DNA không tồn tại quá lâu.
“Khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, bị chôn dưới đất hay nằm quá lâu ở đâu đó, DNA không thực sự ổn định. Nó sẽ phân huỷ chỉ trong nửa năm, hoặc sớm hơn thế,” Grass nói.
“Do đó, chúng tôi đang tìm cách để giữ cho DNA ổn định.”
Giải pháp? Hoá thạch nhân tạo.
Grass và các đồng nghiệp của ông biết rằng họ cần tìm một vật liệu không bị phản ứng và không dễ bị làm tổn hại.
Trong thế giới tự nhiên, DNA được bảo tồn tốt nhất trong xương ở nhiệt độ rất thấp.
Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu gần đây đã có thể đọc DNA từ các xương của một con ngựa sống từ 700.000 năm trước.
Tuy nhiên dù calcium phosphate có đủ kết cấu hoá học để bao bọc, bảo toàn DNA, nhưng nó lại bị tan trong nước.
Cuối cùng, nhóm ETH đã dựa vào vật liệu mà tất cả chúng ta đều nhận biết được: kính.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203153232_legacy_for_future_historian_3_624x351 _lonelyleap_nocredit.jpg
DNA có thể được dùng để tạo ra các 'hóa thạch nhân tạo' “Các nhà hoá học chúng tôi rất thích kính. Tất cả mọi thứ đều được thực hiện sử dụng các ống nghiệm bằng kính, chúng tôi sử dụng để thử tất cả các phản ứng vì loại vật liệu này có tính chịu đựng rất cao,” Grass nói.
Một tấm kính hay lọ thủy tinh trông mong manh, tuy nhiên loại kính mà ETH dùng lại rất cứng, bởi nó rất nhỏ. Trên thực tế, nó gần như là dạng bột.
Mỗi hạt chứa DNA chỉ rộng khoảng 150 nanometres. Dù có bị đóng băng, hoặc tác động bằng lực, chúng cũng không hề hấn gì.
Đứng độc lập thì chúng có khả năng chịu được nhiệt độ rất cao, nhưng nếu được dùng để bao bọc DNA bên trong thì lại không thể.
Grass nói nó có thể bị phá hủy ở nhiệt độ trên 200 độ C. Có nghĩa là các hạt phân tử có thể vẫn tồn tại một khi thư viện nơi cất giữ nó bị hỏa hoạn, nhưng các dữ liệu mà nó chứa ở trong thì không.
Nhiệt độ tốt nhất để lưu trữ các hoá thạch nhân tạo là khoảng -18 độ C để tránh thoái hoá theo thời gian.
Đọc các DNA thì dễ, nhưng việc lấy các DNA ra khỏi những hạt phân tử cần một công nghệ đặc biệt, sử dụng một giải pháp fluoride được chuẩn bị kỹ.
Vì lý do này, Grass chỉ ra rằng các tài liệu chỉ dẫn cần được đặt chung với kho dữ liệu để các nền văn minh trong tương lai hoặc các nhà nghiên cứu sau này có thể sử dụng.
“Cứ tưởng tượng giống như là một bia mộ mà bạn khắc bảng hướng dẫn lên”, ông nói.
Đây là vấn đề mà nhiều người đã tìm cách giải quyết theo nhiều hướng.
Kahle đưa ra ví dụ của Rosetta Disk - lưu trữ 1.500 ngôn ngữ loài người.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/03/151203153751_legacy_for_future_historian_4_624x351 _thinkstock_nocredit.jpg
Trong số những manh mối hữu hiệu giúp các nhà khảo cố trong tương lai tìm hiểu về con người thời nay rất có thể chính là các bãi rác thải của chúng ta
Tất cả chữ của tài liệu này được khắc lên một hình xoắn ốc, đoạn đầu rất dễ đọc bằng mắt thường. Xoắn ốc sẽ ngay càng bé đi, nhưng toàn bộ có thể được đọc bằng kính hiển vi.
Các dụng cụ như Rosetta Disk, với hình thức và cách ghi chú như vậy, có khả năng thể hiện giá trị của nó.
Điều này sẽ khó để làm hơn đối với bột nhỏ và đây là điều mà Grass và các đồng nghiệp của ông đang nỗ lực xử lý.
Về mặt lý thuyết, phương pháp của họ có thể được sử dụng để lưu trữ những thông tin quan trọng nhiều nghìn năm, nếu không nói là hàng triệu năm.
Một trong các điểm yếu là việc viết DNA khá tốn kém chứ không đơn giản như đọc nó.
“Bạn phải chọn những gì muốn giữ và vì sao nó quan trọng,” Grass nói. “Đó là lựa chọn vô cùng khó khăn”.
Bên cạnh đó, những gì loài người muốn bảo tồn không phải lúc nào cũng chứa nhiều thông tin, hoặc chứa đựng những thông tin thú vị về chúng ta.
Trong quá khứ, rác thải của chúng ta đã là mỏ vàng của các nhà khảo cổ học tìm cách tìm hiểu về cuộc sống của con người trong những thời đại trước. Thế nhưng liệu rác thải có tồn tại hàng thiên niên kỷ hay không thì là chuyện khác.
Các nền văn minh cuối cùng sẽ luôn luôn tan thành khói bụi. Và có lẽ khói bụi của nền văn minh chúng ta sẽ kể một câu chuyện nào đó.
Một loại bột chứa DNA, và những thông tin quý báu nhất của thời đại chúng ta.
BBC