duyanh
01-25-2016, 02:09 PM
Anh: Bỏ băng đeo tay với người tỵ nạn
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125092248__87906929_wns_240116_asylum_seekers_b ands_01.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125092248__87906929_wns_240116_asylum_seekers_b ands_01.jpg)
Thành phố Cardiff ở xứ Wales phải ra lệnh bỏ yêu cầu bắt người xin tỵ nạn đeo băng đỏ ở tay.
Quy định do một công ty làm hợp đồng dịch vụ ăn ở cho người xin tỵ nạn tại Cardiff buộc họ đeo băng ở tay để nhận khẩu phần ăn ba ngày một lần miễn phí.
Vụ việc chỉ xảy ra ở cơ sở mang tên Lynx House do công ty Clearsprings Group quản trị nhưng đã gây ra phản ứng mạnh từ giới nhân quyền.
Một số báo chí châu Âu phê phán điều này và nhắc lại ví dụ thời phát-xít Đức bắt người Do Thái đeo ngôi sao vàng trước ngực để phân biệt.
Hôm Chủ Nhật 24/01, dân biểu Quốc hội Anh, bà Jo Stevens đại diện cho hạt Cardiff Central nói bà đã liên hệ với công ty Clearsprings để làm rõ vụ này.
Công ty cung ứng đồ ăn cho biết họ chỉ muốn nhận rõ ra ai là người xin tỵ nạn.
Nhưng một số người tỵ nạn nói họ bị yêu cầu đeo băng đỏ này suốt ngày và cho đó là hành động vi phạm nhân phẩm.
Cũng tại Anh, vùng Middlesbrough vừa phải chỉnh sửa lại một hoạt động gây tranh cãi liên quan đến việc sơn cửa nhà của người xin tỵ nạn.
Các căn nhà họ ở bị sơn đỏ đồng loạt, gây ra phản ứng trong dư luận.
Nay chính quyền Middlesbrough nói đã cho sơn lại màu như cũ để tránh phân biệt.
Theo trang web của chính phủ Anh, tính đến cuối tháng 6/2015, có 25.771 đơn xin tỵ nạn nộp ở Anh, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (23.515).
Con số này đưa Anh lên thứ 7 châu Âu trong số các nước nhận đơn tỵ nạn.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125090027_cardiff__640x360_bbc_nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125090027_cardiff__640x360_bbc_nocredit.jpg)
Nhưng một số người tỵ nạn nói họ bị yêu cầu đeo băng đỏ này suốt ngày và cho đó là hành động vi phạm nhân phẩm.
Cũng tại Anh, vùng Middlesbrough vừa phải chỉnh sửa lại một hoạt động gây tranh cãi liên quan đến việc sơn cửa nhà của người xin tỵ nạn.
Các căn nhà họ ở bị sơn đỏ đồng loạt, gây ra phản ứng trong dư luận.
Nay chính quyền Middlesbrough nói đã cho sơn lại màu như cũ để tránh phân biệt.
Theo trang web của chính phủ Anh, tính đến cuối tháng 6/2015, có 25.771 đơn xin tỵ nạn nộp ở Anh, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (23.515).
Con số này đưa Anh lên thứ 7 châu Âu trong số các nước nhận đơn tỵ nạn.
Nhưng trong dư luận Anh vẫn có nhận định không rõ ràng ai là người xin tỵ nạn (asylum seekers), ai là người di trú hoặc nhập cư trái phép.
Một số báo chí phe hữu cũng thường xuyên đưa ra các con số 'báo động' mà họ nói là người nhập cư, bất kể lý do ra đi là gì, vào Anh 'rất đông' và phê phán chính phủ không kiểm soát được.
BBC
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125092248__87906929_wns_240116_asylum_seekers_b ands_01.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125092248__87906929_wns_240116_asylum_seekers_b ands_01.jpg)
Thành phố Cardiff ở xứ Wales phải ra lệnh bỏ yêu cầu bắt người xin tỵ nạn đeo băng đỏ ở tay.
Quy định do một công ty làm hợp đồng dịch vụ ăn ở cho người xin tỵ nạn tại Cardiff buộc họ đeo băng ở tay để nhận khẩu phần ăn ba ngày một lần miễn phí.
Vụ việc chỉ xảy ra ở cơ sở mang tên Lynx House do công ty Clearsprings Group quản trị nhưng đã gây ra phản ứng mạnh từ giới nhân quyền.
Một số báo chí châu Âu phê phán điều này và nhắc lại ví dụ thời phát-xít Đức bắt người Do Thái đeo ngôi sao vàng trước ngực để phân biệt.
Hôm Chủ Nhật 24/01, dân biểu Quốc hội Anh, bà Jo Stevens đại diện cho hạt Cardiff Central nói bà đã liên hệ với công ty Clearsprings để làm rõ vụ này.
Công ty cung ứng đồ ăn cho biết họ chỉ muốn nhận rõ ra ai là người xin tỵ nạn.
Nhưng một số người tỵ nạn nói họ bị yêu cầu đeo băng đỏ này suốt ngày và cho đó là hành động vi phạm nhân phẩm.
Cũng tại Anh, vùng Middlesbrough vừa phải chỉnh sửa lại một hoạt động gây tranh cãi liên quan đến việc sơn cửa nhà của người xin tỵ nạn.
Các căn nhà họ ở bị sơn đỏ đồng loạt, gây ra phản ứng trong dư luận.
Nay chính quyền Middlesbrough nói đã cho sơn lại màu như cũ để tránh phân biệt.
Theo trang web của chính phủ Anh, tính đến cuối tháng 6/2015, có 25.771 đơn xin tỵ nạn nộp ở Anh, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (23.515).
Con số này đưa Anh lên thứ 7 châu Âu trong số các nước nhận đơn tỵ nạn.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125090027_cardiff__640x360_bbc_nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/01/25/160125090027_cardiff__640x360_bbc_nocredit.jpg)
Nhưng một số người tỵ nạn nói họ bị yêu cầu đeo băng đỏ này suốt ngày và cho đó là hành động vi phạm nhân phẩm.
Cũng tại Anh, vùng Middlesbrough vừa phải chỉnh sửa lại một hoạt động gây tranh cãi liên quan đến việc sơn cửa nhà của người xin tỵ nạn.
Các căn nhà họ ở bị sơn đỏ đồng loạt, gây ra phản ứng trong dư luận.
Nay chính quyền Middlesbrough nói đã cho sơn lại màu như cũ để tránh phân biệt.
Theo trang web của chính phủ Anh, tính đến cuối tháng 6/2015, có 25.771 đơn xin tỵ nạn nộp ở Anh, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (23.515).
Con số này đưa Anh lên thứ 7 châu Âu trong số các nước nhận đơn tỵ nạn.
Nhưng trong dư luận Anh vẫn có nhận định không rõ ràng ai là người xin tỵ nạn (asylum seekers), ai là người di trú hoặc nhập cư trái phép.
Một số báo chí phe hữu cũng thường xuyên đưa ra các con số 'báo động' mà họ nói là người nhập cư, bất kể lý do ra đi là gì, vào Anh 'rất đông' và phê phán chính phủ không kiểm soát được.
BBC