sophienguyen
01-25-2016, 03:17 AM
Bí ẩn những “đoàn quân ma” từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại
Lịch sử thế giới từng ghi nhận nhiều những sự kiện bí ẩn không thể giải thích dù các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu. Trong đó phải kể đến sự xuất hiện của “đoàn quân ma” bí ẩn thời Trung cổ.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/11052.jpg
Đoàn quân ma bí ẩn thời Trung cổ. (Ảnh minh họa từ Internet)
Đội quân Trung cổ “tái xuất” thời hiện đại
Một buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenkins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar – một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cornish. Trong khi Jenkins đang chăm chú quan sát vùng đất thì bỗng nhiên phát hiện phía trước mặt là một đạo quân thuộc thời Trung cổ. Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua cuộc chiến khốc liệt. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu, khoác áo choàng không có tay màu trắng, đỏ và đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenkins đứng. Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenkins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung cổ biến mất ngay tức thì. Jenkins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenkins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng. Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm trước đây Jenkins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenkins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được. Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ. Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenkins đã nói như sau: “Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ có sức nặng hơn và có giá trị đúng đắn trung trực hơn”. Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này.
Theo sự giải thích của chính Stephen Jenkins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cornish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một giao điểm. Loe Bar vẫn còn đó, nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenkins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý, nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-fHm4ei-20160125-bi-an-nhung-doan-quan-ma-tung-xuat-hien-trong-lich-su-nhan-loai.jpg
(Ảnh minh họa từ Internet)
Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904. Tháng Ba năm ấy, một nhóm học sinh được thầy giáo dẫn đi khảo sát thực tế. Họ leo lên ngọn đồi Marlpit gần Honiton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen.
Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedgemoor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marlpit. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tất cả các học sinh trong chuyến du khảo ấy đều thấy người đàn ông trong quá khứ ấy, nhưng thầy giáo dẫn các học sinh thì tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả. Những quân đoàn trong quá khứ bất ngờ xuất hiện rồi lại biến mất một cách đột ngột đã trở thành chủ đề nghiên cứu của các nhà khoa học. Những quân đoàn ma khác Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng, tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.
Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, nơi hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến vào năm 1643. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường. Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng… Từ đó trở đi, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời. Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước. Năm 1748, ở Dophin gần thành Viên, 20 người đã tận mắt nhìn thấy một đạo binh đang đi trên bầu trời. Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó. Những trường hợp quan sát thấy “các trận giao chiến trên không trung” tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại. Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của Quốc vương Alexandre Nhepxki đã nhìn thấy “một binh đoàn của Thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời đến chi viện cho quân Nga…
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-l1V3eJ-20160125-bi-an-nhung-doan-quan-ma-tung-xuat-hien-trong-lich-su-nhan-loai.jpg
Đội quân bí ẩn đến từ bàu trời. (Ảnh minh họa từ Internet)
Vào tháng 11/1956, hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin. Vào khoảng 3h sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm hôm đó, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình. Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745. Có những người cho rằng “âm binh” là một đội quân bại trận nhưng linh hồn vẫn chưa siêu thoát, luôn tìm cách xuất hiện để chứng tỏ mình vẫn bất khả chiến bại, hoặc để tìm lại danh dự. Nếu ai bị đội quân này “nhập” vào sẽ thống lĩnh thiên hạ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định rằng, “âm binh” chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng mà con người lan truyền với nhiều mục đích khác nhau và không có cơ sở khoa học.
Theo PLXH
Lịch sử thế giới từng ghi nhận nhiều những sự kiện bí ẩn không thể giải thích dù các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu. Trong đó phải kể đến sự xuất hiện của “đoàn quân ma” bí ẩn thời Trung cổ.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/11052.jpg
Đoàn quân ma bí ẩn thời Trung cổ. (Ảnh minh họa từ Internet)
Đội quân Trung cổ “tái xuất” thời hiện đại
Một buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenkins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar – một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cornish. Trong khi Jenkins đang chăm chú quan sát vùng đất thì bỗng nhiên phát hiện phía trước mặt là một đạo quân thuộc thời Trung cổ. Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua cuộc chiến khốc liệt. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu, khoác áo choàng không có tay màu trắng, đỏ và đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenkins đứng. Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenkins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung cổ biến mất ngay tức thì. Jenkins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenkins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng. Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm trước đây Jenkins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenkins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được. Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ. Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenkins đã nói như sau: “Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ có sức nặng hơn và có giá trị đúng đắn trung trực hơn”. Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này.
Theo sự giải thích của chính Stephen Jenkins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cornish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một giao điểm. Loe Bar vẫn còn đó, nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenkins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý, nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-fHm4ei-20160125-bi-an-nhung-doan-quan-ma-tung-xuat-hien-trong-lich-su-nhan-loai.jpg
(Ảnh minh họa từ Internet)
Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904. Tháng Ba năm ấy, một nhóm học sinh được thầy giáo dẫn đi khảo sát thực tế. Họ leo lên ngọn đồi Marlpit gần Honiton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen.
Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedgemoor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marlpit. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tất cả các học sinh trong chuyến du khảo ấy đều thấy người đàn ông trong quá khứ ấy, nhưng thầy giáo dẫn các học sinh thì tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả. Những quân đoàn trong quá khứ bất ngờ xuất hiện rồi lại biến mất một cách đột ngột đã trở thành chủ đề nghiên cứu của các nhà khoa học. Những quân đoàn ma khác Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng, tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.
Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, nơi hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến vào năm 1643. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường. Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng… Từ đó trở đi, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời. Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước. Năm 1748, ở Dophin gần thành Viên, 20 người đã tận mắt nhìn thấy một đạo binh đang đi trên bầu trời. Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó. Những trường hợp quan sát thấy “các trận giao chiến trên không trung” tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại. Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của Quốc vương Alexandre Nhepxki đã nhìn thấy “một binh đoàn của Thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời đến chi viện cho quân Nga…
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-l1V3eJ-20160125-bi-an-nhung-doan-quan-ma-tung-xuat-hien-trong-lich-su-nhan-loai.jpg
Đội quân bí ẩn đến từ bàu trời. (Ảnh minh họa từ Internet)
Vào tháng 11/1956, hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin. Vào khoảng 3h sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm hôm đó, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình. Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745. Có những người cho rằng “âm binh” là một đội quân bại trận nhưng linh hồn vẫn chưa siêu thoát, luôn tìm cách xuất hiện để chứng tỏ mình vẫn bất khả chiến bại, hoặc để tìm lại danh dự. Nếu ai bị đội quân này “nhập” vào sẽ thống lĩnh thiên hạ. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại khẳng định rằng, “âm binh” chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng mà con người lan truyền với nhiều mục đích khác nhau và không có cơ sở khoa học.
Theo PLXH