duyanh
01-24-2016, 02:18 PM
Khủng hoảng di dân khiến khối Schengen của châu Âu lâm nguy
http://gdb.voanews.com/8A539FBF-BBAF-4618-92AA-ED2977E7017F_w640_r1_s_cx0_cy13_cw0.jpg
Một di dân nằm trên boong tàu hải quân Bỉ sau khi được cứu ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Italia
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, nói bà tin là cuộc khủng hoảng di dân đang đặt vùng Schengen của châu Âu trong tình trạng nguy hiểm.
Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF, ngày thứ Bảy nói con số người tị nạn ngày càng tăng tại châu Âu đã đẩy thỏa thuận Schengen vào ngưỡng cửa “hoặc thành công hay thất bại.”
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, khi được hỏi là liệu cuộc khủng hoảng có thể đặt khu vực Schengen trong tình trạng nguy hiểm hay không, bà Lagarde nói,"Vâng, tôi nghĩ như vậy.”
Khu vực Schengen gồm 26 nước châu Âu đã đồng thuận bãi bỏ hộ chiếu và kiểm soát di trú tại biên giới chung, giúp cho công dân khu vực Schengen có thể đi du lịch trên toàn thế giới không bị giới hạn.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Gần một triệu người tị nạn đã đến nước Đức.
Nhiều di dân, mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, đã trốn thoát cảnh chiến tranh và nghèo đói tại Trung Đông và các nước châu Phi.
https://www.youtube.com/watch?v=_1Y_BRgkgk0
VOA
http://gdb.voanews.com/8A539FBF-BBAF-4618-92AA-ED2977E7017F_w640_r1_s_cx0_cy13_cw0.jpg
Một di dân nằm trên boong tàu hải quân Bỉ sau khi được cứu ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Italia
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, nói bà tin là cuộc khủng hoảng di dân đang đặt vùng Schengen của châu Âu trong tình trạng nguy hiểm.
Bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc IMF, ngày thứ Bảy nói con số người tị nạn ngày càng tăng tại châu Âu đã đẩy thỏa thuận Schengen vào ngưỡng cửa “hoặc thành công hay thất bại.”
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, khi được hỏi là liệu cuộc khủng hoảng có thể đặt khu vực Schengen trong tình trạng nguy hiểm hay không, bà Lagarde nói,"Vâng, tôi nghĩ như vậy.”
Khu vực Schengen gồm 26 nước châu Âu đã đồng thuận bãi bỏ hộ chiếu và kiểm soát di trú tại biên giới chung, giúp cho công dân khu vực Schengen có thể đi du lịch trên toàn thế giới không bị giới hạn.
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai. Gần một triệu người tị nạn đã đến nước Đức.
Nhiều di dân, mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, đã trốn thoát cảnh chiến tranh và nghèo đói tại Trung Đông và các nước châu Phi.
https://www.youtube.com/watch?v=_1Y_BRgkgk0
VOA