sophienguyen
01-20-2016, 02:26 AM
Cụ Rùa Hồ Gươm đột ngột qua đời để lại những suy tư cho người dân Việt
Cụ Rùa trong Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) đã qua đời vào khoảng 16h30 chiều 19/1. Sự ra đi này đã khiến người dân bàng hoàng và xôn xao bàn tán bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng của dân tộc.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-qQTOFw-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
Hình ảnh cụ Rùa Hồ Gươm (Ảnh: Internet)
Theo đó, các lực lượng quản lý hồ Gươm đã phát hiện cụ Rùa Hồ Gươm chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ (đoạn đối diện với số nhà 34).
Cụ Rùa được đưa ra khỏi Hồ Gươm vào lúc 19h5 tối cùng ngày 19/1. Ngay khi phát hiện, các ngành chức năng của TP Hà Nội đã mời PGS, TS Hà Đình Đức tới để cùng các ngành chức năng của thành phố bàn giải pháp. Đại diện lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã trực tiếp đến hiện trường. PGS, TS Hà Đình Đức là nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về cụ Rùa Hồ Gươm và là người theo sát những thông tin liên quan đến cụ Rùa trong cả quá trình chữa trị vết thương lúc cụ bị thương. Theo PGS Đức, lần cuối cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên là từ 10 giờ đến 12 giờ ngày 21/12/2015. Ở lần nổi này, mai cụ rùa nhìn vẫn bóng nhẫy, trơn mượt. Cũng theo ông Đức, năm 2015, số lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít.
Tháng 11/2015 nổi 2 lần, tháng 12/2015 nổi 1 lần. Trung bình mỗi tháng cụ rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn những năm trước, trung bình một tháng nổi khoảng chục lần.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-MyGltC-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
PGS, TS Hà Đình Đức và cụ Rùa. (Ảnh: Internet)
PGS Hà Đình Đức cho hay Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long. Sự ra đi của “cụ Rùa” khiến người dân bàng hoàng và xôn xao bàn tán bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng của dân tộc. “Cụ” rốt cuộc đã sống được bao nhiêu năm, cũng là vấn đề khoa học hiện đại chưa xác định được.
Theo nghiên cứu của PGS, TS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước tính đã 700 tuổi, nặng khoảng 2 tạ. Sự ra đi của cụ Rùa đã để lại những suy tư của người dân về thời cuộc, về ý thức lịch sử, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức xã hội …
Dưới đây là một số chia sẻ và nhận định của người dân trước sự ra đi của cụ Rùa: Bạn đọc có tên Hồng Quân xúc động chia sẻ: “Cụ ra đi để lại niềm tiếc thương của người dân dành cho một minh chứng lịch sử”. Bạn đọc Nguyễn Thị Kiều Vân cảm thán: “Cụ Rùa tuy mất nhưng hình ảnh của cụ sẽ mãi sống với lịch sử dân tộc Việt Nam ta!”. Bạn đọc nick Thanhtrinh thì có nhìn sâu xa hơn và lạc quan: “Hy vọng cụ Rùa ra đi sẽ là điềm lành cho mọi thứ: Cái mới sẽ xuất hiện, vận đổi sao dời và điều cũ sẽ chìm lãng quên về nơi vĩnh hằng!”. Bạn đọc có nick Anh Trt cũng có cái nhìn đầy hy vọng: “Cụ Rùa là linh vật quốc gia, biểu tượng cho việc mở nước của vua Lê, phải chăng sau cái chết của cụ là 1 thời kỳ mới cho dân tộc Việt, hy vọng vẫn là hy vọng. Chỉ mong đất nước này sớm bình yên và thịnh vượng”.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-9VyRbi-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
Cụ Rùa Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. (Ảnh: Internet)
Bạn đọc Vinh Phạm thì gay gắt nhìn lại vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và ý thức xã hội: “Khi cụ chết thì tất cả người dân ai cũng thương xót, nhưng khi cụ còn sống thì con người chúng ta quá tắc trách. Cơ quan chức năng thì thờ ơ, người dân thì cũng không giữ vệ sinh, ý thức kém. Cứ thử đi một vòng quanh Bờ Hồ thì thấy đủ các thể loại chai lọ giấy bóng nổi ở hồ …”. Phải chăng cụ Rùa quá linh thiêng, nên sự ra đi của cụ cũng khiến ý thức lịch sử, thời cuộc, xã hội, môi trường đều phải dấy động. Và những người dân đang phải nghiêm túc tự nhìn lại chính bản thân mình từ sự ra đi này …
Theo Daikynguyenvn / nld.com
Cụ Rùa trong Hồ Gươm (hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm) đã qua đời vào khoảng 16h30 chiều 19/1. Sự ra đi này đã khiến người dân bàng hoàng và xôn xao bàn tán bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng của dân tộc.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-qQTOFw-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
Hình ảnh cụ Rùa Hồ Gươm (Ảnh: Internet)
Theo đó, các lực lượng quản lý hồ Gươm đã phát hiện cụ Rùa Hồ Gươm chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ (đoạn đối diện với số nhà 34).
Cụ Rùa được đưa ra khỏi Hồ Gươm vào lúc 19h5 tối cùng ngày 19/1. Ngay khi phát hiện, các ngành chức năng của TP Hà Nội đã mời PGS, TS Hà Đình Đức tới để cùng các ngành chức năng của thành phố bàn giải pháp. Đại diện lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã trực tiếp đến hiện trường. PGS, TS Hà Đình Đức là nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về cụ Rùa Hồ Gươm và là người theo sát những thông tin liên quan đến cụ Rùa trong cả quá trình chữa trị vết thương lúc cụ bị thương. Theo PGS Đức, lần cuối cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên là từ 10 giờ đến 12 giờ ngày 21/12/2015. Ở lần nổi này, mai cụ rùa nhìn vẫn bóng nhẫy, trơn mượt. Cũng theo ông Đức, năm 2015, số lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít.
Tháng 11/2015 nổi 2 lần, tháng 12/2015 nổi 1 lần. Trung bình mỗi tháng cụ rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn những năm trước, trung bình một tháng nổi khoảng chục lần.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-MyGltC-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
PGS, TS Hà Đình Đức và cụ Rùa. (Ảnh: Internet)
PGS Hà Đình Đức cho hay Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long. Sự ra đi của “cụ Rùa” khiến người dân bàng hoàng và xôn xao bàn tán bởi cụ gắn liền với truyền thuyết hào hùng của dân tộc. “Cụ” rốt cuộc đã sống được bao nhiêu năm, cũng là vấn đề khoa học hiện đại chưa xác định được.
Theo nghiên cứu của PGS, TS Hà Đình Đức, cụ Rùa Hồ Gươm ước tính đã 700 tuổi, nặng khoảng 2 tạ. Sự ra đi của cụ Rùa đã để lại những suy tư của người dân về thời cuộc, về ý thức lịch sử, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức xã hội …
Dưới đây là một số chia sẻ và nhận định của người dân trước sự ra đi của cụ Rùa: Bạn đọc có tên Hồng Quân xúc động chia sẻ: “Cụ ra đi để lại niềm tiếc thương của người dân dành cho một minh chứng lịch sử”. Bạn đọc Nguyễn Thị Kiều Vân cảm thán: “Cụ Rùa tuy mất nhưng hình ảnh của cụ sẽ mãi sống với lịch sử dân tộc Việt Nam ta!”. Bạn đọc nick Thanhtrinh thì có nhìn sâu xa hơn và lạc quan: “Hy vọng cụ Rùa ra đi sẽ là điềm lành cho mọi thứ: Cái mới sẽ xuất hiện, vận đổi sao dời và điều cũ sẽ chìm lãng quên về nơi vĩnh hằng!”. Bạn đọc có nick Anh Trt cũng có cái nhìn đầy hy vọng: “Cụ Rùa là linh vật quốc gia, biểu tượng cho việc mở nước của vua Lê, phải chăng sau cái chết của cụ là 1 thời kỳ mới cho dân tộc Việt, hy vọng vẫn là hy vọng. Chỉ mong đất nước này sớm bình yên và thịnh vượng”.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-9VyRbi-20160120-cu-rua-ho-guom-dot-ngot-qua-doi-de-lai-nhung-suy-tu-cho-nguoi-dan-viet.jpg
Cụ Rùa Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. (Ảnh: Internet)
Bạn đọc Vinh Phạm thì gay gắt nhìn lại vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và ý thức xã hội: “Khi cụ chết thì tất cả người dân ai cũng thương xót, nhưng khi cụ còn sống thì con người chúng ta quá tắc trách. Cơ quan chức năng thì thờ ơ, người dân thì cũng không giữ vệ sinh, ý thức kém. Cứ thử đi một vòng quanh Bờ Hồ thì thấy đủ các thể loại chai lọ giấy bóng nổi ở hồ …”. Phải chăng cụ Rùa quá linh thiêng, nên sự ra đi của cụ cũng khiến ý thức lịch sử, thời cuộc, xã hội, môi trường đều phải dấy động. Và những người dân đang phải nghiêm túc tự nhìn lại chính bản thân mình từ sự ra đi này …
Theo Daikynguyenvn / nld.com