duyanh
01-03-2016, 01:30 PM
Xu hướng gia tăng việc chống người thi hành công vụ ở VN
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/vietnam-has-terrorist-or-not-cn-12162015151723.html/000_Hkg8090526-622.jpg/image
Công an đàn áp người biểu tình chống TQ ở Hà Nội hồi năm 2012.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/increasing-anti-responsoble-officials-in-action-av-01022016094710.html/vav010216.mp3
Tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn ra phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước và có xu hướng gia tăng phức tạp. Nguyên nhân do đâu và cần giải pháp nào để giảm bớt tình trạng này?
Nguyên nhân Gần đây ở Việt Nam, tình trạng chống lại người thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng, với các hành vi chống đối ngày càng manh động, liều lĩnh, thể hiện sự coi thường pháp luật và kỷ cương xã hội của một bộ phận người dân.
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, tình trạng chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng công an ngày càng gia tăng. Đã xảy ra 922 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó 673 vụ chống lại lực lượng công an.
Một nhân viên cảnh sát giao thông ở Hà nội, yêu cầu dấu danh tính cho biết:
Tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nó thường xảy ra trong các lĩnh vực buôn lậu, buôn hàng cấm, giao thông đường bộ, đường thủy, hay việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thu hồi đất đai. Với mức độ hết sức nghiêm trọng và xảy ra ở hầu hết các địa phương.
-LS Hà Huy Sơn “Trong thời gian qua, trong quá trình tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đã gặp rất nhiều đối tượng tham gia giao thông nhưng không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát. Thậm chí có những hành vi chống lại lực lượng cảnh sát.”
Đánh giá về tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay, từ Hà nội LS Hà Huy Sơn - Giám đốc Cty Luật TNHH Hà Sơn nói với chúng tôi:
“Tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nó thường xảy ra trong các lĩnh vực buôn lậu, buôn hàng cấm, giao thông đường bộ, đường thủy, hay việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thu hồi đất đai. Với mức độ hết sức nghiêm trọng và xảy ra ở hầu hết các địa phương.”
Theo báo Pháp luật online cho biết, ngày 28/12/2015, phát biểu tại phiên họp trực tuyến Chính phủ và các địa phương, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, năm 2015 riêng trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đã xảy ra 37 vụ chống CSGT khiến 9 cảnh sát bị thương, còn tính trong 5 năm (2011-2015) thì có 231 vụ khiến 1 CSGT hy sinh, 76 bị thương.
Bình luận về tình trạng chống người thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng hiện nay, ông Mai Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội nhận xét:
“Theo tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phù hợp với logic, tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn ra khá nghiêm trọng. Trong điều kiện những người thi hành công vụ tỏ ra bất chấp pháp luật, còn người dân thì mất niềm tin, dù rằng họ vẫn sợ. Nhưng số có hiểu biết thì họ đã vượt qua được nỗi sợ hãi, thì họ chấp nhận đối kháng và họ sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro.”
Khi được hỏi, nguyên nhân do đâu đã khiến tính trạng chống người thi hành công vụ trở nên hết sức phổ biến?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-avoid-to-hospital-after-meet-police-av-03192014112819.html/000_Hkg5086113-600.jpg/@@images/12d8ff87-9ecd-4d7f-b060-e78d3dfd60b0.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-avoid-to-hospital-after-meet-police-av-03192014112819.html/000_Hkg5086113-600.jpg)
Một vụ công an cưỡng chế nhà ở Hà Nội. Ảnh minh họa.
Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc người dân bức xúc hay phẫn uất, song thái độ của nhân viên công vụ là nguyên nhân trực tiếp nhất. LS Hà Huy Sơn nhận định:
“Do đời sống người dân hết sức khó khăn, họ bị dồn vào con đường cùng quẫn. Thứ 2 là sự bất công, thiếu công bằng khi mà pháp luật chỉ phục vụ cho một nhóm người mà không phục vụ cho toàn xã hội. Nhiều người có quyền lực trong bộ máy nhà nước đã sử dụng quyền lực để phục vụ lợi ích của cá nhân, vì thế người dân đã phản ứng và chống lại lực lượng thi hành công vụ.”
Giải thích về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, về các quy định xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ, LS Hà Huy Sơn cho biết: Điều 257 BLHS về tội chống người thi hành công vụ quy định: người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. LS Hà Huy Sơn tiếp lời:
“Khi chưa đến mức độ phải xử lý hình sự thì người ta sẽ tiến hành xử phạt hành chính, hoặc là phạt tiền, tịch thu tang vật và phương tiện. Về mặt xử lý hình sự thì tại điều 257 của Bộ Luật hình sự đã quy định rõ: người nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để cản trở hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật.”
Giải pháp Nói về các giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng chống người thi hành công vụ. LS Hà Huy Sơn đề xuất:
Một mặt thì chính quyền gia tăng đàn áp để đe dọa nhằm làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Nhưng trong một xã hội vô pháp như hiện nay thì người dân đã hết sợ hãi rồi, cho nên để giải quyết vấn đề này sẽ hết sức bế tắc. Do vậy, nếu muốn xã hội ổn định thì họ phải chấm dứt việc đàn áp.
-Ông Mai Dũng “Nhà nước Việt Nam phải quản lý nhà nước trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các giá trị phổ quát của thế giới, như tôn trọng quyền công dân, tôn trọng nhân quyền. Việt Nam phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, để có sự cân bằng giữa 3 cơ quan quyền lực, khi đó công lý mới có thể được đảm bảo và nó mới tránh được cái tình trạng như hiện nay, đó là pháp luật chỉ bênh vực cho một nhóm người thay vì toàn xã hội. Muốn thế phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân, phải có bầu cử, ứng cử tự do và thực sự.”
Theo báo Lao động online, ThS. Luật học Văn Khắc Hùng, cho rằng để hạn chế tình trạng chống người thi hành công vụ, thì ngay trong lực lượng cảnh sát, nhất là cảnh sát giao thông cũng phải thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh hành vi, tác phong, cách thức giao tiếp, ứng xử để có những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa người thực thi pháp luật và người vi phạm, để giảm thiểu nguy cơ gây ức chế, tránh xảy ra các hành vi chống đối.
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là do, chính sách pháp luật cũng như cách hành xử của nhân viên công vụ mang tính chất đàn áp, hòng làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Ông Mai Dũng khẳng định:
“Một mặt thì chính quyền gia tăng đàn áp để đe dọa nhằm làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Nhưng trong một xã hội vô pháp như hiện nay thì người dân đã hết sợ hãi rồi, cho nên để giải quyết vấn đề này sẽ hết sức bế tắc. Do vậy, nếu muốn xã hội ổn định thì họ phải chấm dứt việc đàn áp.”
Theo báo Pháp luật online cho biết, tình trạng chống người thi hành công vụ không chỉ trở thành nỗi lo thường trực đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ, mà còn thể hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật và trật tự xã hội của người dân. Việc tấn công nhà ở của các quan chức, như vụ nổ mìn sập nhà Giám đốc Công an Thái nguyên cách đây chưa lâu, hay việc nhà phó trưởng công an Phủ lý bị xả đạn mới đây đã cho thấy điều đó.
https://www.youtube.com/watch?v=rFWzllxarWA
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/vietnam-has-terrorist-or-not-cn-12162015151723.html/000_Hkg8090526-622.jpg/image
Công an đàn áp người biểu tình chống TQ ở Hà Nội hồi năm 2012.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/increasing-anti-responsoble-officials-in-action-av-01022016094710.html/vav010216.mp3
Tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn ra phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước và có xu hướng gia tăng phức tạp. Nguyên nhân do đâu và cần giải pháp nào để giảm bớt tình trạng này?
Nguyên nhân Gần đây ở Việt Nam, tình trạng chống lại người thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng, với các hành vi chống đối ngày càng manh động, liều lĩnh, thể hiện sự coi thường pháp luật và kỷ cương xã hội của một bộ phận người dân.
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, tình trạng chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng công an ngày càng gia tăng. Đã xảy ra 922 vụ chống người thi hành công vụ, trong đó 673 vụ chống lại lực lượng công an.
Một nhân viên cảnh sát giao thông ở Hà nội, yêu cầu dấu danh tính cho biết:
Tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nó thường xảy ra trong các lĩnh vực buôn lậu, buôn hàng cấm, giao thông đường bộ, đường thủy, hay việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thu hồi đất đai. Với mức độ hết sức nghiêm trọng và xảy ra ở hầu hết các địa phương.
-LS Hà Huy Sơn “Trong thời gian qua, trong quá trình tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đã gặp rất nhiều đối tượng tham gia giao thông nhưng không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát. Thậm chí có những hành vi chống lại lực lượng cảnh sát.”
Đánh giá về tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay, từ Hà nội LS Hà Huy Sơn - Giám đốc Cty Luật TNHH Hà Sơn nói với chúng tôi:
“Tình trạng chống người thi hành công vụ hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nó thường xảy ra trong các lĩnh vực buôn lậu, buôn hàng cấm, giao thông đường bộ, đường thủy, hay việc khai thác tài nguyên khoáng sản và thu hồi đất đai. Với mức độ hết sức nghiêm trọng và xảy ra ở hầu hết các địa phương.”
Theo báo Pháp luật online cho biết, ngày 28/12/2015, phát biểu tại phiên họp trực tuyến Chính phủ và các địa phương, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, năm 2015 riêng trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đã xảy ra 37 vụ chống CSGT khiến 9 cảnh sát bị thương, còn tính trong 5 năm (2011-2015) thì có 231 vụ khiến 1 CSGT hy sinh, 76 bị thương.
Bình luận về tình trạng chống người thi hành công vụ đang có xu hướng gia tăng hiện nay, ông Mai Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội nhận xét:
“Theo tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phù hợp với logic, tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn ra khá nghiêm trọng. Trong điều kiện những người thi hành công vụ tỏ ra bất chấp pháp luật, còn người dân thì mất niềm tin, dù rằng họ vẫn sợ. Nhưng số có hiểu biết thì họ đã vượt qua được nỗi sợ hãi, thì họ chấp nhận đối kháng và họ sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro.”
Khi được hỏi, nguyên nhân do đâu đã khiến tính trạng chống người thi hành công vụ trở nên hết sức phổ biến?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-avoid-to-hospital-after-meet-police-av-03192014112819.html/000_Hkg5086113-600.jpg/@@images/12d8ff87-9ecd-4d7f-b060-e78d3dfd60b0.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-avoid-to-hospital-after-meet-police-av-03192014112819.html/000_Hkg5086113-600.jpg)
Một vụ công an cưỡng chế nhà ở Hà Nội. Ảnh minh họa.
Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc người dân bức xúc hay phẫn uất, song thái độ của nhân viên công vụ là nguyên nhân trực tiếp nhất. LS Hà Huy Sơn nhận định:
“Do đời sống người dân hết sức khó khăn, họ bị dồn vào con đường cùng quẫn. Thứ 2 là sự bất công, thiếu công bằng khi mà pháp luật chỉ phục vụ cho một nhóm người mà không phục vụ cho toàn xã hội. Nhiều người có quyền lực trong bộ máy nhà nước đã sử dụng quyền lực để phục vụ lợi ích của cá nhân, vì thế người dân đã phản ứng và chống lại lực lượng thi hành công vụ.”
Giải thích về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, về các quy định xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ, LS Hà Huy Sơn cho biết: Điều 257 BLHS về tội chống người thi hành công vụ quy định: người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Nếu phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. LS Hà Huy Sơn tiếp lời:
“Khi chưa đến mức độ phải xử lý hình sự thì người ta sẽ tiến hành xử phạt hành chính, hoặc là phạt tiền, tịch thu tang vật và phương tiện. Về mặt xử lý hình sự thì tại điều 257 của Bộ Luật hình sự đã quy định rõ: người nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để cản trở hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật.”
Giải pháp Nói về các giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng chống người thi hành công vụ. LS Hà Huy Sơn đề xuất:
Một mặt thì chính quyền gia tăng đàn áp để đe dọa nhằm làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Nhưng trong một xã hội vô pháp như hiện nay thì người dân đã hết sợ hãi rồi, cho nên để giải quyết vấn đề này sẽ hết sức bế tắc. Do vậy, nếu muốn xã hội ổn định thì họ phải chấm dứt việc đàn áp.
-Ông Mai Dũng “Nhà nước Việt Nam phải quản lý nhà nước trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các giá trị phổ quát của thế giới, như tôn trọng quyền công dân, tôn trọng nhân quyền. Việt Nam phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, để có sự cân bằng giữa 3 cơ quan quyền lực, khi đó công lý mới có thể được đảm bảo và nó mới tránh được cái tình trạng như hiện nay, đó là pháp luật chỉ bênh vực cho một nhóm người thay vì toàn xã hội. Muốn thế phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân, phải có bầu cử, ứng cử tự do và thực sự.”
Theo báo Lao động online, ThS. Luật học Văn Khắc Hùng, cho rằng để hạn chế tình trạng chống người thi hành công vụ, thì ngay trong lực lượng cảnh sát, nhất là cảnh sát giao thông cũng phải thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh hành vi, tác phong, cách thức giao tiếp, ứng xử để có những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa người thực thi pháp luật và người vi phạm, để giảm thiểu nguy cơ gây ức chế, tránh xảy ra các hành vi chống đối.
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là do, chính sách pháp luật cũng như cách hành xử của nhân viên công vụ mang tính chất đàn áp, hòng làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Ông Mai Dũng khẳng định:
“Một mặt thì chính quyền gia tăng đàn áp để đe dọa nhằm làm cho sự sợ hãi của dân chúng tăng lên. Nhưng trong một xã hội vô pháp như hiện nay thì người dân đã hết sợ hãi rồi, cho nên để giải quyết vấn đề này sẽ hết sức bế tắc. Do vậy, nếu muốn xã hội ổn định thì họ phải chấm dứt việc đàn áp.”
Theo báo Pháp luật online cho biết, tình trạng chống người thi hành công vụ không chỉ trở thành nỗi lo thường trực đối với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ, mà còn thể hiện sự coi thường kỷ cương, pháp luật và trật tự xã hội của người dân. Việc tấn công nhà ở của các quan chức, như vụ nổ mìn sập nhà Giám đốc Công an Thái nguyên cách đây chưa lâu, hay việc nhà phó trưởng công an Phủ lý bị xả đạn mới đây đã cho thấy điều đó.
https://www.youtube.com/watch?v=rFWzllxarWA
RFA