duyanh
12-26-2015, 02:13 PM
Phóng viên Pháp bị Trung Quốc 'trục xuất'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/24/151224202604_ursula_gauthier_624x351_ap.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/24/151224202604_ursula_gauthier_624x351_ap.jpg)
Trung Quốc trục xuất một nữ phóng viên Pháp do bài viết chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo ở Tân Cương.
Bắc Kinh xác nhận sẽ không cấp mới thẻ hành nghề báo chí cho bà Ursula Gauthier, từ tạp chí L'Obs.
Chính quyền Trung Quốc nói một bài báo do bà viết về bất ổn ở Tân Cương là ủng hộ "khủng bố và những hành động dã man" giết hại người dân.
Bà Gauthier gọi cáo buộc này là "vô lý" và nói Bắc Kinh muốn "ngăn cản" phóng viên nước ngoài ở quốc gia này.
Bà cũng là phóng viên đầu tiên bị từ chối gia hạn thẻ báo chí kể từ vụ trục xuất nhà báo của Al Jazeera, Melissa Chan, năm 2012.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/26/151226121649_xinjiang_640x360_afp.jpg
Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Tân Cương nhằm ngăn chặn 'khủng bố'
Trung Quốc cho rằng tình trạng bất ổn kéo dài ở khu vực tự trị Tân Cương là do phần tử ly khai Hồi giáo cực đoan, mà trong đó nhiều người có 'liên hệ với nước ngoài'.
Nhưng người dân tộc Uighur ở Tân Cương, đa số theo đạo Hồi, nói bạo lực xảy ra là do Bắc Kinh đàn áp tôn giáo và phong tục văn hóa của họ.
Bà Gauthier viết bài về người Uighur sau vụ tấn công Paris tháng 11/2015, cho rằng có thể có động cơ ngầm đằng sau việc Trung Quốc bày tỏ tình đoàn kết với Pháp, nhằm biện hộ cho đàn áp ở Tân Cương.
Chính quyền Trung Quốc lên tiếng chỉ trích bài báo, và truyền thông nhà nước yêu cầu bà xin lỗi và rút lại bài viết.
Bà Gauthier gọi cáo buộc của Trung Quốc là "vô lý" và nói bị yêu cầu xin lỗi "đối với những điều tôi không viết".
Bà nói với hãng tin AP rằng bà lo ngại động thái này "chỉ nhằm ngăn cản phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh trong tương lai".
Nữ phóng viên của tạp chí L'obs thường xuyên viết bài chính sự về châu Á, trong đó có Trung Quốc, Hong Kong, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/24/151224202604_ursula_gauthier_624x351_ap.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/24/151224202604_ursula_gauthier_624x351_ap.jpg)
Trung Quốc trục xuất một nữ phóng viên Pháp do bài viết chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo ở Tân Cương.
Bắc Kinh xác nhận sẽ không cấp mới thẻ hành nghề báo chí cho bà Ursula Gauthier, từ tạp chí L'Obs.
Chính quyền Trung Quốc nói một bài báo do bà viết về bất ổn ở Tân Cương là ủng hộ "khủng bố và những hành động dã man" giết hại người dân.
Bà Gauthier gọi cáo buộc này là "vô lý" và nói Bắc Kinh muốn "ngăn cản" phóng viên nước ngoài ở quốc gia này.
Bà cũng là phóng viên đầu tiên bị từ chối gia hạn thẻ báo chí kể từ vụ trục xuất nhà báo của Al Jazeera, Melissa Chan, năm 2012.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/26/151226121649_xinjiang_640x360_afp.jpg
Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Tân Cương nhằm ngăn chặn 'khủng bố'
Trung Quốc cho rằng tình trạng bất ổn kéo dài ở khu vực tự trị Tân Cương là do phần tử ly khai Hồi giáo cực đoan, mà trong đó nhiều người có 'liên hệ với nước ngoài'.
Nhưng người dân tộc Uighur ở Tân Cương, đa số theo đạo Hồi, nói bạo lực xảy ra là do Bắc Kinh đàn áp tôn giáo và phong tục văn hóa của họ.
Bà Gauthier viết bài về người Uighur sau vụ tấn công Paris tháng 11/2015, cho rằng có thể có động cơ ngầm đằng sau việc Trung Quốc bày tỏ tình đoàn kết với Pháp, nhằm biện hộ cho đàn áp ở Tân Cương.
Chính quyền Trung Quốc lên tiếng chỉ trích bài báo, và truyền thông nhà nước yêu cầu bà xin lỗi và rút lại bài viết.
Bà Gauthier gọi cáo buộc của Trung Quốc là "vô lý" và nói bị yêu cầu xin lỗi "đối với những điều tôi không viết".
Bà nói với hãng tin AP rằng bà lo ngại động thái này "chỉ nhằm ngăn cản phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh trong tương lai".
Nữ phóng viên của tạp chí L'obs thường xuyên viết bài chính sự về châu Á, trong đó có Trung Quốc, Hong Kong, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản.
BBC