giahamdzui
12-23-2015, 10:44 PM
50 hình ảnh khoa học công nghệ nổi bật trong năm 2015 (Phần I)
Bức ảnh màu đầu tiên từ sao Diêm Vương, hoa nở trên sa mạc, mưa sao băng, trăng máu, cầu kính dài nhất thế giới mở cửa 2 tuần rồi nứt,.... là một vài đại diện trong số rất nhiều sự kiện khoa học công nghệ nổi bật mà các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đạt được trong năm 2015 vừa qua.
Sắp hết năm rồi, bây giờ là dịp để chúng ta nhìn lại một năm qua bằng 50 bức ảnh đại diện cho 50 sự kiện khoa học - công nghệ bên dưới.
Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-1.jpg)
Nhiếp ảnh gia Jose Antonio Hervas đã ghép hơn 200 bức ảnh để tạo thành sản phẩm cuối cùng trên đây - hình ảnh của hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra hồi tháng 9 năm nay. Đây là một bức ảnh time lapse khá hiếm diễn tả quá trình nguyệt thực xảy ra trong khi Mặt Trăng tiến gần tới Trái Đất hơn bình thường. Sự kiện tiếp theo giống như thế này phải tới năm 2033 mới lặp lại một lần nữa.
Sự ngoạn mục của khoa học
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-2.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-2.jpg)
Đây là bức ảnh đoạt giải nhất trong cuộc thi nhiếp ảnh hàng năm do tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu y sinh Jose Antonio Hervas Wellcome Trust tổ chức hàng năm. Bức ảnh trên đây chụp lại mặt cắt ngang của não một con chuột, cho thấy sự ngoạn mục và kỳ diệu không chỉ đến từ những thứ to lớn mà còn từ một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể sinh vật.
Quần đảo Bahamas
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-3.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-3.jpg)
Quần đảo Bahamas là ngôi nhà của hơn 700 hòn đảo lớn nhỏ và bãi cái ngầm. Bức ảnh trên do một phi hành gia của NASA chụp lại cho thấy một chuỗi các bãi cát ngầm tại phía tây của đảo Great Exuma, thuộc Bahamas, giúp các phi hành gia nhận ra khu vực này thuộc Đại Tây Dương. Mặc dù các bãi cát được phân cách bởi các luồng thủy triều sâu, nhưng khu vực nước xung quanh chỉ sâu chưa tới 25 mét.
Chấm đỏ lớn trên sao Mộc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-4.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-4.jpg)
Thật ra đây là một cơn bão rộng gấp đôi so với Trái Đất, bao phủ bầu trời sao Mộc trong ít nhất là 150 năm qua (thời gian mà con người có thể ghi nhận được). Những cơn gió của nó có thể đạt vận tốc hơn 643 km/h, gấp đôi so với trong cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất. Thông qua những hình ảnh như thế này, các nhà khoa học có thể hiểu được tình hình thời tiết trên sao Mộc và trong mối liên hệ với bên dưới Trái Đất. Nhưng họ vẫn chưa hiểu được điều gì trong khí quyển của sao Mộc đã tạo nên một chấm đỏ như trên, có giả thuyết cho rằng đó là màu của ammonium hydrosulfide (NH4)SH nhưng vẫn chưa được kiểm chứng chính xác do đây là một loại hóa chất không ổn định trên Trái Đất. Tuy nhiên, hiện tại thì đây cũng là một bí ẩn đẹp mắt mà chúng ta có thể thấy qua bức ảnh.
Cháy rừng ở phía Tây nước Mỹ
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-5.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-5.jpg)
Đám cháy này đã hoành hành tại California trong năm nay, nơi mà hạn hán đã bước sang năm thứ tư. Bức ảnh này được chụp tại Rocky Fire, gần Clearlake, California cho thấy sự dữ dội và mức độ khủng khiếp của đám cháy, bao phủ hơn 297 km2. Không chỉ tại đây mà còn nhiều vụ cháy rừng khác cũng xảy ra ở Tây Mỹ. Và để đối phó với tình hình hạn hán kéo dài, chính quyền đã cho thả hàng triệu quả bóng màu tối xuống hồ để đối phó với những nguy cơ do nó gây ra.
Đụn cát trên sao Hỏa
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-6.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-6.jpg)
Đây là bức ảnh do tàu tự hành Curiosity chụp lại khi đang thám hiểm những đụn cát quanh khu vực Mount Sharp trên sao Hỏa, lần đầu tiên cho chúng ta thấy được những đụn cát hoạt động trên những hành tinh khác. Qua phân tích mẫu vật thu được từ đụn cát, Curiosity đã cung cấp cho NASA nhiều thông tin, bằng chứng về những cơn gió trên sao Hỏa vốn thay đổi các đụn cát gần 1 mét 3 lần mỗi năm.
Kiến bạc Saharan
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-7.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-7.jpg)
Một con kiến bạc Saharan (Cataglyphis bombycina) có thể đi tìm thức ăn trên cát trong sa mạc với nhiệt độ có thể lên tới 70 độ C nhờ vào một lớp phủ sáng bóng trên người, giúp nó không bị thiêu đốt bởi nhiệt. Các kỹ sư tại Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng những sợi lông nhỏ, 3 cạnh trên lưng con kiến có thể phản xạ ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại. Những sợi lông này có thể được ứng dụng để tạo nên những bề mặt tự làm mát với nhiều ứng dụng khác nhau, từ các tấm năng lượng Mặt Trời cho tới mái nhà,...
Tắc đường ở Trung Quốc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-8.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-8.jpg)
Kẹt xe ở Bắc Kinh Trung Quốc chụp từ drone. Những con đường bên dưới nhét đầy hàng nghìn chiếc xe hơi kéo dài gần 10 km.
Titanic của Ngũ Đại Hồ
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-9.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-9.jpg)
Đây là những mảnh vỡ còn sót lại của Rising Sun, một con tàu hơi nước bằng gỗ dài 40,5 mét di chuyển trong năm 1917. Đây chỉ là một trong số rất nhiều xác tàu chìm được xác định vởi lực lượng hộ vệ bờ biển Hoa Kỳ tại hồ Michigan vào tháng 4 năm nay. Trong bức ảnh, làn nước trong đết bất ngờ trong thời gian giao mùa, khi băng từ mùa đông đang tan và tảo mùa hè vẫn còn đang phát triển. Và điều đặc biệt hơn là bình thường không phải dễ gì phát hiện được một con tàu đắm trong những buổi tuần tra thông thường, nhưng vào ngày 19/4 thì lại phát hiện được rất nhiều xác tàu và do đó, họ gọi ngày đó là "Chủ nhật xác tàu".
Sao chổi Comet 67P/Churyumov-Gerasimenko
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-10.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-10.jpg)
Đây là bức ảnh của sao chổi Comet 67P/Churyumov-Gerasimenko do tàu vũ trụ Rosetta chụp được từ khoảng cách 128 km. Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã xử lý bức ảnh để tăng độ chi tiết nhằm xác định rõ hoạt động của sao chổi này và như bạn có thể thấy, xung quanh viền thiên thể alf những ánh sáng chiếu ra. Bức ảnh này cho phép quan sát được một cách cận cảnh những mặt khác nhau của sao chổi, bao gồm phần Hapi đỉnh lồi lên ở mặt trước và phần dốc xuống Hathor ở cạnh bên cũng như vùng chuyển tiếp Anuket.
Mưa sao băng Perseids
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-11.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-11.jpg)
Mưa sao băng Perseids diễn ra hồi tháng 8 năm nay với những vệt sáng trên bầu trời đã được chụp lại tại Llucmajor, Tây Ban Nha. Khi đó, các mảnh vỡ còn sót lại từ sao chổi Swift- Tuttle bắt đầu thi nhau rơi vào Trái Đất và bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Mưa sao băng đầu tiên được quan sát vào năm 36 Sau Công Nguyên được tên của đợt mưa sao băng này có nguồn gốc từ chòm sao Perseids (Anh Tiên).
Expedition XLV:The Science Continues
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-12.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-12.jpg)
Đây là 6 phi hành gia thực hiện sứ mạng Expedition 45 kéo dài 1 năm trên trạm không gian quốc tế ISS và trước khi đi, họ chụp một bức ảnh vui vẻ theo phong cách poster phim Star War với đầy đủ gươm ánh sáng saber, áo Jedi,...
Bắc thang lên trời
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-13.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-13.jpg)
Bằng cách sử dụng một hệ thống pháo hoa dài 500 mét được nối với nhau bằng những ngòi nổ cháy nhanh và kéo lên bằng một quả
bóng heli khổng lồ, nghệ sĩ Cai Guo-Qiang đã tạo nên một chiếc thang bốc lửa dẫn lên bầu trời. Khi châm lửa, các quả pháo sẽ cháy từ dưới lên trong suốt 150 giây tạo thành một chiếc thang giữa bầu trời. Ban đầu Cao muốn thực hiện dự án thang lửa tại Thượng Hải, Trung Quốc bà Los Angeles. Tuy nhiên cuối cùng ông chỉ có thể tiến hành tại một làng chài nhỏ ở đảo Huiyu, Trung Quốc.
Viên kim cương lớn thứ 2 thế giới
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-14.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-14.jpg)
Viên kim cương lớn thứ 2 trên thế giới từng được tìm thấy trong 100 năm qua. Nó được phát hiện bởi tập đoàn kim cương Lucara tại mỏ Karowe ở Botswana, có cân nặng 1.111 carat, kích thước cỡ một quả bóng tennis.
Đồng hồ tự chế
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-15.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-15.jpg)
Đây là chiếc đồng hồ tự chế do Ahmed Mohamed, một học sinh tại Mỹ thực hiện. Khi mang tới trường, cậu đã bị bắt vì người ta nghi ngờ đó là bom. Sau khi mọi chuyện sáng tỏ, cậu nhận được làn sóng ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, bao gồm cả tổng thống Mỹ Barack Obama và Mark Zuckerberg.
Sao Diêm Vương
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-16.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-16.jpg)
Bức ảnh chụp bề mặt sao Diêm Vương trông có vẻ giống Trái Đất hơn là một hành tinh băng lạnh lẽo. Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons khi nó tiến sát vào sao Diêm Vương, cho thấy những ngọn núi xung quanh một đồng bằng được đặt tên là Sputnik Planum. Khác với Trái Đất, băng trên đây được tạo thành từ Nito chứ không phải là nước.
Cây cầu kính dài nhất thế giới
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-17.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-17.jpg)
Đây là cây cầu kính dài nhất thế giới bắt qua hẻm núi Trương Gia Giới thuộc vườn quốc gia ở Hồ Nam, Trung Quốc. Chiếc cầu dài gần 430 mét, rộng 6 mét và độ cao 300 mét so với mặt đất bên dưới. Cầu được lót kính dày gần 5 cm và đặt trên các cấu trúc đỡ bằng thép. Được biết mặt kính đã bị nứt 2 tuần sau khi khánh thành và người ta đã đóng cửa để bảo trì.
Tác phẩm nghệ thuật trên tuyết
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-18.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-18.jpg)
Một khu trượt tuyết ở Alberta, Canada đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cỡ lớn bằng cách đơn giản là sử dụng những đôi giày trượt tuyết và một cái la bàn. Hình ảnh chỉ có thể xem từ trên không này phải mất tới 11 tiếng mới hoàn thành và nghệ sĩ Simon Beck, tác giả của tác phẩm đã mất tới 10 năm qua để thiết kế nó.
Cực quang nhìn từ trạm không gian quốc tế
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-19.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-19.jpg)
Sống trên trạm không gian quốc tế ISS đôi khi là một đặc quyền của các phi hành gia, cho phép họ thấy được những hình ảnh mà không bao giờ người dưới Trái Đất thấy được. Điển hình như bức ảnh cực quang chụp bởi phi hành Scott Kelly thuộc NASA với phần màu đỏ của cự quang là các phân tử oxy ở trên cao trong khí quyển Trái Đất đập vào các hạt tích điện phát ra từ Mặt Trời. Và không chỉ bức ảnh này mà trong suốt gần 1 năm làm việc trên ISS, anh đã liên tục gởi về nhiều hình ảnh đẹp nhìn từ không gian.
Chồn cưỡi ngõ kiến
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-20.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-20.jpg)
Bức ảnh chụp chú chồn cưỡi trên lưng một con chim gõ kiến đã gây sốt trên internet từ khi được nhiếp ảnh gia Martin Le-May công bố. Bức ảnh được chụp tại công viên Hornchurch ở phía đông London, Anh Quốc.
Massachusetts
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-21.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-21.jpg)
Đây là bức ảnh do phi hành gia Terry Virts chụp từ trạm không gian quốc tế ISS và cho đăng tải lên trang Twitter nhằm tưởng niệm cái chết của nam diễn viên Leonard Nimoy, người nổi tiếng qua các bộ phim Star Trek, Nhiệm vụ bất khả thi,... Bức ảnh được bấm máy lúc ISS đi qua Massachusetts, nơi sinh của Nimoy.
Chim cánh cụt châu Phi
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-22.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-22.jpg)
Người ta đã tiến hành cấm đánh bắt cá quanh đảo Robben ở Nam Phi để bao tổn loài chim cánh cụt châu Phi vốn đang trên bờ vực tuyệt chủng. Hoạt động đánh bắt cá cơm, cá mòi ở ngoài khơi Cape Town được cho là góp phần làm giảm 69% quần thể chim cánh cụt từ năm 2001 đến 2013. Mặc dù hiện tại đây vẫn khu vực biển vẫn cấm xâm phạm và quần thể chim cánh cụt cơ bản đã được bảo vệ, nhưng chúng vẫn chịu áp lực từ hoạt động đánh bắt cá, khiến cho quá trình khôi phục vẫn còn khó khăn.
Băng tóc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-23.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-23.jpg)
Đây là băng tóc, hiện tượng từng khiến các nhà khoa học phải bối rối trong quá khứ. Tuy nhiên bây giờ một nhóm nghiên cứu đã có thể tái tạo lại điều kiện môi trường nhằm hình thành nên băng tóc nhân tạo với đường kính 0,02 mm và dài 20 cm mỗi sợi. Băng tóc chỉ mọc trên các thân gỗ đã chết và có sự hiện của nấm. Nhóm nghiên cứu gọi đây là "một trong những dạng thú vị nhất của băng đá."
Quả khí cầu
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-24.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-24.jpg)
Một quả khí cầu giám sát đã thoát ra khỏi khu phức hợp quân sự ở Maryland. Đây là một trong 2 quả khí cầu khổng lồ thuộc quân đôi Hoa Kỳ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giám sát bờ biển phía đông. Khi quả cầu đi lạc và bay qua bang Pennsylvania, quân đội đã điều 2 máy bay chiến đấu tới và bắn hạ nó dù rất miễn cưỡng nhằm đảm bảo an ninh.
Hoa nở trong sa mạc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-25.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-25.jpg)
Hoa nở tại một trong những nơi khô nhất trên Trái Đất - Sa mạc Atacama ở Chile thường có rất ít hoặc thậm chí là không có mưa, nhưng do ảnh hưởng của El Nino năm nay nên điều đó đã thay đổi. Một số khu vực của sa mạc nhận được những cơn mưa và kết quả là một biển hoa hồng đã mọc lên.
Theo Tinhte.vn
Bức ảnh màu đầu tiên từ sao Diêm Vương, hoa nở trên sa mạc, mưa sao băng, trăng máu, cầu kính dài nhất thế giới mở cửa 2 tuần rồi nứt,.... là một vài đại diện trong số rất nhiều sự kiện khoa học công nghệ nổi bật mà các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã đạt được trong năm 2015 vừa qua.
Sắp hết năm rồi, bây giờ là dịp để chúng ta nhìn lại một năm qua bằng 50 bức ảnh đại diện cho 50 sự kiện khoa học - công nghệ bên dưới.
Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-1.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-1.jpg)
Nhiếp ảnh gia Jose Antonio Hervas đã ghép hơn 200 bức ảnh để tạo thành sản phẩm cuối cùng trên đây - hình ảnh của hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra hồi tháng 9 năm nay. Đây là một bức ảnh time lapse khá hiếm diễn tả quá trình nguyệt thực xảy ra trong khi Mặt Trăng tiến gần tới Trái Đất hơn bình thường. Sự kiện tiếp theo giống như thế này phải tới năm 2033 mới lặp lại một lần nữa.
Sự ngoạn mục của khoa học
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-2.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-2.jpg)
Đây là bức ảnh đoạt giải nhất trong cuộc thi nhiếp ảnh hàng năm do tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu y sinh Jose Antonio Hervas Wellcome Trust tổ chức hàng năm. Bức ảnh trên đây chụp lại mặt cắt ngang của não một con chuột, cho thấy sự ngoạn mục và kỳ diệu không chỉ đến từ những thứ to lớn mà còn từ một bộ phận nhỏ bé trong cơ thể sinh vật.
Quần đảo Bahamas
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-3.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-3.jpg)
Quần đảo Bahamas là ngôi nhà của hơn 700 hòn đảo lớn nhỏ và bãi cái ngầm. Bức ảnh trên do một phi hành gia của NASA chụp lại cho thấy một chuỗi các bãi cát ngầm tại phía tây của đảo Great Exuma, thuộc Bahamas, giúp các phi hành gia nhận ra khu vực này thuộc Đại Tây Dương. Mặc dù các bãi cát được phân cách bởi các luồng thủy triều sâu, nhưng khu vực nước xung quanh chỉ sâu chưa tới 25 mét.
Chấm đỏ lớn trên sao Mộc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-4.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-4.jpg)
Thật ra đây là một cơn bão rộng gấp đôi so với Trái Đất, bao phủ bầu trời sao Mộc trong ít nhất là 150 năm qua (thời gian mà con người có thể ghi nhận được). Những cơn gió của nó có thể đạt vận tốc hơn 643 km/h, gấp đôi so với trong cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất. Thông qua những hình ảnh như thế này, các nhà khoa học có thể hiểu được tình hình thời tiết trên sao Mộc và trong mối liên hệ với bên dưới Trái Đất. Nhưng họ vẫn chưa hiểu được điều gì trong khí quyển của sao Mộc đã tạo nên một chấm đỏ như trên, có giả thuyết cho rằng đó là màu của ammonium hydrosulfide (NH4)SH nhưng vẫn chưa được kiểm chứng chính xác do đây là một loại hóa chất không ổn định trên Trái Đất. Tuy nhiên, hiện tại thì đây cũng là một bí ẩn đẹp mắt mà chúng ta có thể thấy qua bức ảnh.
Cháy rừng ở phía Tây nước Mỹ
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-5.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-5.jpg)
Đám cháy này đã hoành hành tại California trong năm nay, nơi mà hạn hán đã bước sang năm thứ tư. Bức ảnh này được chụp tại Rocky Fire, gần Clearlake, California cho thấy sự dữ dội và mức độ khủng khiếp của đám cháy, bao phủ hơn 297 km2. Không chỉ tại đây mà còn nhiều vụ cháy rừng khác cũng xảy ra ở Tây Mỹ. Và để đối phó với tình hình hạn hán kéo dài, chính quyền đã cho thả hàng triệu quả bóng màu tối xuống hồ để đối phó với những nguy cơ do nó gây ra.
Đụn cát trên sao Hỏa
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-6.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-6.jpg)
Đây là bức ảnh do tàu tự hành Curiosity chụp lại khi đang thám hiểm những đụn cát quanh khu vực Mount Sharp trên sao Hỏa, lần đầu tiên cho chúng ta thấy được những đụn cát hoạt động trên những hành tinh khác. Qua phân tích mẫu vật thu được từ đụn cát, Curiosity đã cung cấp cho NASA nhiều thông tin, bằng chứng về những cơn gió trên sao Hỏa vốn thay đổi các đụn cát gần 1 mét 3 lần mỗi năm.
Kiến bạc Saharan
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-7.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-7.jpg)
Một con kiến bạc Saharan (Cataglyphis bombycina) có thể đi tìm thức ăn trên cát trong sa mạc với nhiệt độ có thể lên tới 70 độ C nhờ vào một lớp phủ sáng bóng trên người, giúp nó không bị thiêu đốt bởi nhiệt. Các kỹ sư tại Đại học Columbia đã phát hiện ra rằng những sợi lông nhỏ, 3 cạnh trên lưng con kiến có thể phản xạ ánh sáng khả kiến và cận hồng ngoại. Những sợi lông này có thể được ứng dụng để tạo nên những bề mặt tự làm mát với nhiều ứng dụng khác nhau, từ các tấm năng lượng Mặt Trời cho tới mái nhà,...
Tắc đường ở Trung Quốc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-8.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-8.jpg)
Kẹt xe ở Bắc Kinh Trung Quốc chụp từ drone. Những con đường bên dưới nhét đầy hàng nghìn chiếc xe hơi kéo dài gần 10 km.
Titanic của Ngũ Đại Hồ
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-9.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-9.jpg)
Đây là những mảnh vỡ còn sót lại của Rising Sun, một con tàu hơi nước bằng gỗ dài 40,5 mét di chuyển trong năm 1917. Đây chỉ là một trong số rất nhiều xác tàu chìm được xác định vởi lực lượng hộ vệ bờ biển Hoa Kỳ tại hồ Michigan vào tháng 4 năm nay. Trong bức ảnh, làn nước trong đết bất ngờ trong thời gian giao mùa, khi băng từ mùa đông đang tan và tảo mùa hè vẫn còn đang phát triển. Và điều đặc biệt hơn là bình thường không phải dễ gì phát hiện được một con tàu đắm trong những buổi tuần tra thông thường, nhưng vào ngày 19/4 thì lại phát hiện được rất nhiều xác tàu và do đó, họ gọi ngày đó là "Chủ nhật xác tàu".
Sao chổi Comet 67P/Churyumov-Gerasimenko
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-10.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-10.jpg)
Đây là bức ảnh của sao chổi Comet 67P/Churyumov-Gerasimenko do tàu vũ trụ Rosetta chụp được từ khoảng cách 128 km. Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã xử lý bức ảnh để tăng độ chi tiết nhằm xác định rõ hoạt động của sao chổi này và như bạn có thể thấy, xung quanh viền thiên thể alf những ánh sáng chiếu ra. Bức ảnh này cho phép quan sát được một cách cận cảnh những mặt khác nhau của sao chổi, bao gồm phần Hapi đỉnh lồi lên ở mặt trước và phần dốc xuống Hathor ở cạnh bên cũng như vùng chuyển tiếp Anuket.
Mưa sao băng Perseids
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-11.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-11.jpg)
Mưa sao băng Perseids diễn ra hồi tháng 8 năm nay với những vệt sáng trên bầu trời đã được chụp lại tại Llucmajor, Tây Ban Nha. Khi đó, các mảnh vỡ còn sót lại từ sao chổi Swift- Tuttle bắt đầu thi nhau rơi vào Trái Đất và bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Mưa sao băng đầu tiên được quan sát vào năm 36 Sau Công Nguyên được tên của đợt mưa sao băng này có nguồn gốc từ chòm sao Perseids (Anh Tiên).
Expedition XLV:The Science Continues
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-12.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-12.jpg)
Đây là 6 phi hành gia thực hiện sứ mạng Expedition 45 kéo dài 1 năm trên trạm không gian quốc tế ISS và trước khi đi, họ chụp một bức ảnh vui vẻ theo phong cách poster phim Star War với đầy đủ gươm ánh sáng saber, áo Jedi,...
Bắc thang lên trời
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-13.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-13.jpg)
Bằng cách sử dụng một hệ thống pháo hoa dài 500 mét được nối với nhau bằng những ngòi nổ cháy nhanh và kéo lên bằng một quả
bóng heli khổng lồ, nghệ sĩ Cai Guo-Qiang đã tạo nên một chiếc thang bốc lửa dẫn lên bầu trời. Khi châm lửa, các quả pháo sẽ cháy từ dưới lên trong suốt 150 giây tạo thành một chiếc thang giữa bầu trời. Ban đầu Cao muốn thực hiện dự án thang lửa tại Thượng Hải, Trung Quốc bà Los Angeles. Tuy nhiên cuối cùng ông chỉ có thể tiến hành tại một làng chài nhỏ ở đảo Huiyu, Trung Quốc.
Viên kim cương lớn thứ 2 thế giới
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-14.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-14.jpg)
Viên kim cương lớn thứ 2 trên thế giới từng được tìm thấy trong 100 năm qua. Nó được phát hiện bởi tập đoàn kim cương Lucara tại mỏ Karowe ở Botswana, có cân nặng 1.111 carat, kích thước cỡ một quả bóng tennis.
Đồng hồ tự chế
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-15.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-15.jpg)
Đây là chiếc đồng hồ tự chế do Ahmed Mohamed, một học sinh tại Mỹ thực hiện. Khi mang tới trường, cậu đã bị bắt vì người ta nghi ngờ đó là bom. Sau khi mọi chuyện sáng tỏ, cậu nhận được làn sóng ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, bao gồm cả tổng thống Mỹ Barack Obama và Mark Zuckerberg.
Sao Diêm Vương
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-16.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-16.jpg)
Bức ảnh chụp bề mặt sao Diêm Vương trông có vẻ giống Trái Đất hơn là một hành tinh băng lạnh lẽo. Bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ New Horizons khi nó tiến sát vào sao Diêm Vương, cho thấy những ngọn núi xung quanh một đồng bằng được đặt tên là Sputnik Planum. Khác với Trái Đất, băng trên đây được tạo thành từ Nito chứ không phải là nước.
Cây cầu kính dài nhất thế giới
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-17.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-17.jpg)
Đây là cây cầu kính dài nhất thế giới bắt qua hẻm núi Trương Gia Giới thuộc vườn quốc gia ở Hồ Nam, Trung Quốc. Chiếc cầu dài gần 430 mét, rộng 6 mét và độ cao 300 mét so với mặt đất bên dưới. Cầu được lót kính dày gần 5 cm và đặt trên các cấu trúc đỡ bằng thép. Được biết mặt kính đã bị nứt 2 tuần sau khi khánh thành và người ta đã đóng cửa để bảo trì.
Tác phẩm nghệ thuật trên tuyết
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-18.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-18.jpg)
Một khu trượt tuyết ở Alberta, Canada đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cỡ lớn bằng cách đơn giản là sử dụng những đôi giày trượt tuyết và một cái la bàn. Hình ảnh chỉ có thể xem từ trên không này phải mất tới 11 tiếng mới hoàn thành và nghệ sĩ Simon Beck, tác giả của tác phẩm đã mất tới 10 năm qua để thiết kế nó.
Cực quang nhìn từ trạm không gian quốc tế
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-19.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-19.jpg)
Sống trên trạm không gian quốc tế ISS đôi khi là một đặc quyền của các phi hành gia, cho phép họ thấy được những hình ảnh mà không bao giờ người dưới Trái Đất thấy được. Điển hình như bức ảnh cực quang chụp bởi phi hành Scott Kelly thuộc NASA với phần màu đỏ của cự quang là các phân tử oxy ở trên cao trong khí quyển Trái Đất đập vào các hạt tích điện phát ra từ Mặt Trời. Và không chỉ bức ảnh này mà trong suốt gần 1 năm làm việc trên ISS, anh đã liên tục gởi về nhiều hình ảnh đẹp nhìn từ không gian.
Chồn cưỡi ngõ kiến
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-20.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-20.jpg)
Bức ảnh chụp chú chồn cưỡi trên lưng một con chim gõ kiến đã gây sốt trên internet từ khi được nhiếp ảnh gia Martin Le-May công bố. Bức ảnh được chụp tại công viên Hornchurch ở phía đông London, Anh Quốc.
Massachusetts
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-21.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-21.jpg)
Đây là bức ảnh do phi hành gia Terry Virts chụp từ trạm không gian quốc tế ISS và cho đăng tải lên trang Twitter nhằm tưởng niệm cái chết của nam diễn viên Leonard Nimoy, người nổi tiếng qua các bộ phim Star Trek, Nhiệm vụ bất khả thi,... Bức ảnh được bấm máy lúc ISS đi qua Massachusetts, nơi sinh của Nimoy.
Chim cánh cụt châu Phi
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-22.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-22.jpg)
Người ta đã tiến hành cấm đánh bắt cá quanh đảo Robben ở Nam Phi để bao tổn loài chim cánh cụt châu Phi vốn đang trên bờ vực tuyệt chủng. Hoạt động đánh bắt cá cơm, cá mòi ở ngoài khơi Cape Town được cho là góp phần làm giảm 69% quần thể chim cánh cụt từ năm 2001 đến 2013. Mặc dù hiện tại đây vẫn khu vực biển vẫn cấm xâm phạm và quần thể chim cánh cụt cơ bản đã được bảo vệ, nhưng chúng vẫn chịu áp lực từ hoạt động đánh bắt cá, khiến cho quá trình khôi phục vẫn còn khó khăn.
Băng tóc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-23.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-23.jpg)
Đây là băng tóc, hiện tượng từng khiến các nhà khoa học phải bối rối trong quá khứ. Tuy nhiên bây giờ một nhóm nghiên cứu đã có thể tái tạo lại điều kiện môi trường nhằm hình thành nên băng tóc nhân tạo với đường kính 0,02 mm và dài 20 cm mỗi sợi. Băng tóc chỉ mọc trên các thân gỗ đã chết và có sự hiện của nấm. Nhóm nghiên cứu gọi đây là "một trong những dạng thú vị nhất của băng đá."
Quả khí cầu
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-24.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-24.jpg)
Một quả khí cầu giám sát đã thoát ra khỏi khu phức hợp quân sự ở Maryland. Đây là một trong 2 quả khí cầu khổng lồ thuộc quân đôi Hoa Kỳ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giám sát bờ biển phía đông. Khi quả cầu đi lạc và bay qua bang Pennsylvania, quân đội đã điều 2 máy bay chiến đấu tới và bắn hạ nó dù rất miễn cưỡng nhằm đảm bảo an ninh.
Hoa nở trong sa mạc
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-25.jpg (http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/12/23/anh-khoa-hoc-cong-nghe-25.jpg)
Hoa nở tại một trong những nơi khô nhất trên Trái Đất - Sa mạc Atacama ở Chile thường có rất ít hoặc thậm chí là không có mưa, nhưng do ảnh hưởng của El Nino năm nay nên điều đó đã thay đổi. Một số khu vực của sa mạc nhận được những cơn mưa và kết quả là một biển hoa hồng đã mọc lên.
Theo Tinhte.vn