PDA

View Full Version : EU sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng người tị nạn và “Brexit”



duyanh
12-18-2015, 01:01 PM
EU sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khủng hoảng người tị nạn và “Brexit”

Các lãnh đạo châu Âu sẽ phải đối mặt với yêu cầu đổi mới đến từ nước Anh và sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng người nhập cư tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels. Hai thách thức này đe dọa sự thống nhất của khối vào dịp cuối năm.

http://www.epochtimes-romania.com/news_images/2015/09/2015_09_16_212_rsz_crp.jpg
Cảnh sát Hungary dùng hơi cay chống lại những người tị nạn ở Horgos, biên giới với Serbia. Ngày 16 tháng 9 năm 2015 (Christopher Furlong / Getty Image)

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày bắt đầu từ thứ Năm tại Brussels, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo từ Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia thành viên EU. Thủ tướng Đức Angela Merkel có kế hoạch đưa ra những cách thức mới để tiếp nhận người tị nạn Syria ở châu Âu.
Cuộc họp diễn ra khi châu Âu tiếp tục phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy về vấn đề người tị nạn, một vấn đề đã và đang làm chia rẽ Liên minh gồm 28 quốc gia này.
Bà Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và một số nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu để thảo luận việc phân bổ một số người tị nạn Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ, trên cơ sở Đề án bổ sung mà các quốc gia thành viên EU có thể tự nguyện tham gia.


Hội nghị cũng sẽ thảo luận về việc thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để bảo vệ biên giới và bờ biển châu Âu. Lực lượng này sẽ bao gồm 1.500 binh sĩ vũ trang có quyền can thiệp vào các quốc gia không bảo vệ đúng cách biên giới – ngay cả khi những quốc gia này không đồng ý với một sự can thiệp như vậy, theo Deutsche Welle.

Bà Merkel hỗ trợ các kế hoạch kiểm soát biên giới của EU Những phản ứng bác bỏ kế hoạch mới về bảo vệ biên giới bên ngoài của khối châu ÂU đã được Hy Lạp, Ba Lan và Thụy Điển đưa ra, do lo sợ họ sẽ mất chủ quyền của mình trước một siêu cơ quan ở Brussels.
Ngoài ra, hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Năm diễn ra sau một thỏa thuận trị giá 3 tỷ euro được ký kết giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại số tiền này, sẽ giúp kiểm soát và giảm bớt lưu lượng người tị nạn đang tìm cách vào được châu Âu. Thỏa thuận này đã bị các nhóm nhân quyền chỉ trích.
“Chúng tôi đã ghi nhận những trường hợp giam giữ tùy tiện những người dễ bị tổn thương nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ”, John Dalhuisen của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. “Áp lực đối với người tị nạn và những người xin tị nạn để quay trở về nước như Syria và Iraq không chỉ là vô đạo đức mà còn là một vi phạm trực tiếp của luật pháp quốc tế”.
Tuy nhiên, 8 nhà lãnh đạo EU trong cái gọi là “liên minh của những người quan tâm” do bà Merkel đứng đầu sẽ gặp ông Davutoglu trước hội nghị thượng đỉnh chính thức hôm thứ Năm để thảo luận về tiếp nhận một số người tị nạn trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án thống nhất châu Âu đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc và bởi những lo ngại về khả năng sụp đổ của khu vực Schengen do di cư không kiểm soát được và dễ bị tổn thương trước những cuộc tấn công cực đoan. Như vậy, việc khối châu Âu chia rẽ đã dẫn tới việc tổ chức một loạt các hội nghị thượng đỉnh trong năm nay để tìm một giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được nhiều.
Những kế hoạch trước đó đã bị phá hoại bởi sự chia rẽ từ bên trong khối. Ví dụ, một kế hoạch, dự tính 160.000 người tị nạn sẽ được phân bổ từ Hy Lạp và Ý cho các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, đã chỉ phân bổ được cho đến nay 208 người, tình hình này phần lớn là do sự phản đối từ các quốc gia Đông Âu.

Tình hình thậm chí còn phức tạp hơn, Anh sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh nhỏ này để gây áp lực nhằm thu được một số nhượng bộ trước cuộc trưng cầu dân ý ​​về chủ đề nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa sẽ có được một thỏa thuận tốt cho người dân Anh trước cuộc trưng cầu dân ý năm 2017, mà có thể dẫn đến sự ra đi đầu tiên của một thành viên trong khối châu Âu.

Một trong những yêu cầu thiết yếu của người Anh là: một thời gian chờ đợi 4 năm trước khi những người nhập cư EU làm việc ở Anh được hưởng phúc lợi xã hội.
Một quan chức cấp cao của EU đã tuyên bố với hãng tin AFP rằng có sự đối nghịch đáng kể trước những yêu cầu của London.
“Chúng tôi vẫn còn một vấn đề nghiêm trọng và không biết làm thế nào có thể giải quyết vấn đề trợ cấp xã hội”, quan chức EU, người yêu cầu được giấu tên cho biết.

Theo DKN