sophienguyen
12-16-2015, 02:42 AM
Cơ thể luôn "bốc mùi" dù tắm rửa sạch sẽ
Vì sao bạn luôn vệ sinh đầy đủ mà cơ thể vẫn có mùi khó chịu. Bạn sẽ bất ngờ vì những nguyên nhân "quái gở" sau đây!
Không lau khô người sau khi tắm
Sau khi tắm, nếu bạn không lau khô người hoàn toàn, nước có thể đọng lại trong các nếp gấp da như ở phần giữa các ngón chân, vùng dưới cánh tay... Nó khiến cho phần da đó không được thông thoáng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển, gây nên mùi hôi cơ thể. Lời khuyên cho bạn là dùng một chiếc khăn bông sạch, mềm và thấm nước tốt để lau khô người sau khi tắm, nhất là ở các vùng da có nếp gấp.
http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/2015/0062-1450106283179-crop-1450106634172.jpg
Căng thẳng, stress
Đổ mồ hôi cũng là một trong các phản ứng của cơ thể để giải tỏa các áp lực khi chúng ta rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Nó khiến cho chúng ta dễ bị “rau mùi” hơn so với thông thường. Bởi vậy, khi gặp tình trạng này, các bạn nên xem lại và điều chỉnh ngay để tạo cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn nhé!
Thực phẩm cũng có thể gây mùi cơ thể
Không chỉ gây ra hơi thở “rau mùi”, một số loại đồ ăn còn làm cho mùi cơ thể của chúng ta trở nên “nồng nặc” hơn. Điển hình là các loại gia vị, đồ ăn cay như mù tạt, hành, tỏi, rau mùi… Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, lòng đỏ trứng, sữa chua, đậu, măng tây… Chúng sẽ trở thành các “thủ phạm” khiến cơ thể phát ra mùi khó chịu đấy!
http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/2015/0016474548-1450106311153.jpg
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có khả năng gây ra phản ứng phụ là tăng tiết mồ hôi, điển hình như thuốc chống rối loạn thần kinh, chống trầm cảm… Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt, đau đầu cũng gây nên điều này do các loại thuốc này có chứa aspirin và acetaminophen. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên mùi cơ thể.
Gen và cơ chế sinh học
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế, mùi cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền và cơ chế sinh học của mỗi người. Điều đó có nghĩa, tình trạng “rau mùi” có thể là đặc trưng mà bạn được thừa hưởng từ những người có cùng huyết thống. Hay những người có ít tuyến mồ hôi gây mùi hơn cũng ít gặp phải tình trạng “rau mùi” hơn những người khác.
Theo Bình Bình / Trí Thức Trẻ
Vì sao bạn luôn vệ sinh đầy đủ mà cơ thể vẫn có mùi khó chịu. Bạn sẽ bất ngờ vì những nguyên nhân "quái gở" sau đây!
Không lau khô người sau khi tắm
Sau khi tắm, nếu bạn không lau khô người hoàn toàn, nước có thể đọng lại trong các nếp gấp da như ở phần giữa các ngón chân, vùng dưới cánh tay... Nó khiến cho phần da đó không được thông thoáng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển, gây nên mùi hôi cơ thể. Lời khuyên cho bạn là dùng một chiếc khăn bông sạch, mềm và thấm nước tốt để lau khô người sau khi tắm, nhất là ở các vùng da có nếp gấp.
http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/2015/0062-1450106283179-crop-1450106634172.jpg
Căng thẳng, stress
Đổ mồ hôi cũng là một trong các phản ứng của cơ thể để giải tỏa các áp lực khi chúng ta rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Nó khiến cho chúng ta dễ bị “rau mùi” hơn so với thông thường. Bởi vậy, khi gặp tình trạng này, các bạn nên xem lại và điều chỉnh ngay để tạo cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn nhé!
Thực phẩm cũng có thể gây mùi cơ thể
Không chỉ gây ra hơi thở “rau mùi”, một số loại đồ ăn còn làm cho mùi cơ thể của chúng ta trở nên “nồng nặc” hơn. Điển hình là các loại gia vị, đồ ăn cay như mù tạt, hành, tỏi, rau mùi… Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, lòng đỏ trứng, sữa chua, đậu, măng tây… Chúng sẽ trở thành các “thủ phạm” khiến cơ thể phát ra mùi khó chịu đấy!
http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/2015/0016474548-1450106311153.jpg
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có khả năng gây ra phản ứng phụ là tăng tiết mồ hôi, điển hình như thuốc chống rối loạn thần kinh, chống trầm cảm… Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt, đau đầu cũng gây nên điều này do các loại thuốc này có chứa aspirin và acetaminophen. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên mùi cơ thể.
Gen và cơ chế sinh học
Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế, mùi cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền và cơ chế sinh học của mỗi người. Điều đó có nghĩa, tình trạng “rau mùi” có thể là đặc trưng mà bạn được thừa hưởng từ những người có cùng huyết thống. Hay những người có ít tuyến mồ hôi gây mùi hơn cũng ít gặp phải tình trạng “rau mùi” hơn những người khác.
Theo Bình Bình / Trí Thức Trẻ