sophienguyen
12-16-2015, 02:20 AM
Không nên đọc trộm nhật ký của con trẻ
Gia Bình 9 tuổi là đứa bé thông minh đáng yêu, nhưng gần đây rất buồn rầu, cậu đột nhiên hỏi cô của mình một vấn đề: “Mẹ đọc trộm nhật ký của cháu, mẹ làm như vậy có đúng không?“
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-6OAzGt-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Người cô liền hỏi: “Làm sao cháu biết mẹ đọc trộm nhật ký của cháu chứ?“ Gia Bình nói: “Cháu vẫn luôn biết rõ mẹ đọc trộm nhật ký của cháu, hại cháu không dám ghi bí mật vào trong cuốn nhật ký nữa“.
Tiếp đó cậu bé đã kể một câu chuyện như sau: Ngày đó, Gia Bình đã đặc biệt viết một trang nhật ký: “Mẹ ơi, sáng nay con nhìn thấy mẹ có tóc bạc rồi, vậy là mẹ vất vả cũng vì lo nghĩ cho con! Mẹ ơi, mẹ nhất định phải quý trọng chính mình nha! Để bày tỏ tình yêu của con với mẹ, con cất giữ tóc bạc của mẹ trong cuốn nhật ký“.
Buổi tối hôm đó, mẹ lại đi “đọc trộm” nhật ký của con trai, vô cùng cảm động. Khi xem đến câu cuối cùng “con cất giữ tóc bạc của mẹ trong cuốn nhật ký“, mẹ tìm cả buổi cũng không thấy sợi tóc bạc nào, tưởng rằng mình làm mất rồi, liền nhổ một cọng tóc bạc trên đầu, kẹp vào trong nhật ký của con trai. Ngày hôm sau, Gia Bình mở nhật ký ra, nhìn thấy sợi tóc bạc liền nói với mẹ: “Mẹ! Mẹ lại đọc trộm nhật ký của con rồi“.
Mẹ nói: “Mẹ không có, sợi tóc bạc kia không phải vẫn kẹp ở trong đó sao?“. Gia Bình nói: “Con đâu có kẹp tóc bạc trong đó đâu, sợi tóc này là chính mẹ đặt vào“. Rốt cục, Gia Bình tìm được lý do khóa nhật ký lại, mẹ cũng ngại ngùng không còn đọc nữa.
Người cô nghe xong câu chuyện của Gia Bình, cảm thấy bé trai này rất đáng yêu, mẹ của cậu càng đáng yêu hơn. Đằng sau sự đáng yêu của người mẹ là nỗi lo lắng cho quá trình trưởng thành của con trai, lo lắng xảy ra chuyện gì đó, lo lắng xuất hiện vấn đề con trai không cách nào giải quyết được, nhưng đằng sau nỗi lo lắng vụng trộm này lại là sự không tin tưởng vào chính con trai mình! Tình huống như vậy nếu như để mặc nó tiếp tục phát triển, đến khi con trai dần dần có bí mật không muốn cho cha mẹ biết, người mẹ đáng yêu như thế, chính là đã biến thành người mẹ “đáng ghét” rồi. Sau khi con cái có ý thức độc lập rồi, thì bản thân chúng đã có suy nghĩ và nguyên tắc của mình, bắt đầu thử không lệ thuộc, biểu hiện đầu tiên của đều này là tư tưởng dần thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, có không gian độc lập của riêng mình. Cha mẹ thường có thói quen cho rằng, con cái là của mình nên họ muốn biết được mọi chuyện của con.
Tuy nhiên, con cái sở dĩ đem việc riêng tư của chúng giấu ở trong lòng hoặc là trong nhật ký, chính là không hy vọng chia sẻ bí mật của mình cho người khác. Con trẻ cũng cần có không gian riêng của mình, cha mẹ cần phải trở thành người bạn tri kỷ của con, chứ không phải là “kẻ xâm phạm” không gian riêng tư của chúng. Phụ huynh đọc lén việc riêng tư của con cái sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con, đánh mất lòng tin của chúng, như vậy cha mẹ muốn càng hiểu rõ con hơn liền trở nên càng khó khăn hơn. Cho nên, để bảo vệ con cái cần phải tôn trọng chuyện riêng tư của chúng, đây mới là phương pháp nên sử dụng của các bậc phụ huynh thông minh. Cha mẹ cần phải học được cách tôn trọng bí mật của con cái.
1. Cho con một môi trường thư thả
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-6D5t0u-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Hồng Thanh mỗi lần vào phòng của mình đều đóng cửa lại, mẹ thấy vậy cảm thấy rất bức rức, lại nghĩ con gái nhất định có chuyện gì gạt mình, hoặc là không lo học bài, vì vậy thường kiếm cớ đi vào phòng con gái hoặc mở cửa phòng. Cho đến một ngày, Hồng Thanh dán trước cửa phòng mình tờ giấy nhỏ: Trước khi vào xin gõ cửa. Con cái đến tuổi này đã có suy nghĩ và nguyên tắc của mình, ban đầu thử độc lập, biểu hiện trên hành động là cần phải có một không gian hoàn toàn thuộc về mình. Để con cái có được tự do nhất định, thoát khỏi tầm nhìn của cha mẹ một chút, sẽ để cho chúng trên tâm lý cảm thấy thả lỏng rất nhiều.
2. Duy trì thói quen lắng nghe con
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-1jc28m-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Con cái đi học, có phụ huynh lại chỉ quan tâm việc học của con, khi nói chuyện với con thường chỉ hỏi thăm những chuyện liên quan đến học tập. Trên bàn cơm, Lê Quang đang hào hứng kể với ba về mô hình con thuyền mới làm xong, mẹ xen vào nói: “Thằng nhóc này, sao lại chỉ biết chơi như thế, ngày mai có kiểm tra toán học con đã ôn tập chưa?” Lê Quang lẩm bẩm hai câu, ngừng trong chốc lát lại kể chuyện hôm nay trong lớp mở một hội biện luận nhỏ, khi các học sinh tranh luận nảy sinh ra nhiều chuyện cười. Vừa nói được vài câu, mẹ lại nhịn không được nói: “Con nói lung tung gì vậy, rốt cục giáo viên chấm con mấy điểm?“. Lê Quang lúc này không chịu nói gì nữa, chỉ vùi đầu ăn cơm. Bầu không khí trên bàn cơm bỗng chốc trở nên cực kỳ nặng nề. Lắng nghe con cái nói chuyện rất quan trọng, điều này thể hiện sự tôn trọng với con, cũng là con đường quan trọng tạo nên mối quan hệ thân thiết với con hơn. Bạn không nghe con trẻ nói chuyện, thì có bí mật gì chúng cũng không muốn nói với bạn.
3. Chia sẻ bí mật với con
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-aNG6k8-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Nếu muốn biết trong nội tâm con trẻ đang suy nghĩ gì, trong sinh hoạt trải qua chuyện gì, bạn có thể trước tiên kể về chuyện lúc còn nhỏ của mình, chia sẻ bí mật của bạn với con trước, con sẽ có qua có lại, chia sẻ bí mật của chúng với bạn. Với rất nhiều việc con cái thích, như trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh, truyện cổ tích… có lẽ bạn sẽ không cảm thấy hứng thú như con, nhưng bạn nhất định phải tìm hiểu, nhận thức, điều này là để làm nội dung nói chuyện của bạn với con phong phú hơn.
Iris dịch từ Kannewyork
Gia Bình 9 tuổi là đứa bé thông minh đáng yêu, nhưng gần đây rất buồn rầu, cậu đột nhiên hỏi cô của mình một vấn đề: “Mẹ đọc trộm nhật ký của cháu, mẹ làm như vậy có đúng không?“
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-6OAzGt-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Người cô liền hỏi: “Làm sao cháu biết mẹ đọc trộm nhật ký của cháu chứ?“ Gia Bình nói: “Cháu vẫn luôn biết rõ mẹ đọc trộm nhật ký của cháu, hại cháu không dám ghi bí mật vào trong cuốn nhật ký nữa“.
Tiếp đó cậu bé đã kể một câu chuyện như sau: Ngày đó, Gia Bình đã đặc biệt viết một trang nhật ký: “Mẹ ơi, sáng nay con nhìn thấy mẹ có tóc bạc rồi, vậy là mẹ vất vả cũng vì lo nghĩ cho con! Mẹ ơi, mẹ nhất định phải quý trọng chính mình nha! Để bày tỏ tình yêu của con với mẹ, con cất giữ tóc bạc của mẹ trong cuốn nhật ký“.
Buổi tối hôm đó, mẹ lại đi “đọc trộm” nhật ký của con trai, vô cùng cảm động. Khi xem đến câu cuối cùng “con cất giữ tóc bạc của mẹ trong cuốn nhật ký“, mẹ tìm cả buổi cũng không thấy sợi tóc bạc nào, tưởng rằng mình làm mất rồi, liền nhổ một cọng tóc bạc trên đầu, kẹp vào trong nhật ký của con trai. Ngày hôm sau, Gia Bình mở nhật ký ra, nhìn thấy sợi tóc bạc liền nói với mẹ: “Mẹ! Mẹ lại đọc trộm nhật ký của con rồi“.
Mẹ nói: “Mẹ không có, sợi tóc bạc kia không phải vẫn kẹp ở trong đó sao?“. Gia Bình nói: “Con đâu có kẹp tóc bạc trong đó đâu, sợi tóc này là chính mẹ đặt vào“. Rốt cục, Gia Bình tìm được lý do khóa nhật ký lại, mẹ cũng ngại ngùng không còn đọc nữa.
Người cô nghe xong câu chuyện của Gia Bình, cảm thấy bé trai này rất đáng yêu, mẹ của cậu càng đáng yêu hơn. Đằng sau sự đáng yêu của người mẹ là nỗi lo lắng cho quá trình trưởng thành của con trai, lo lắng xảy ra chuyện gì đó, lo lắng xuất hiện vấn đề con trai không cách nào giải quyết được, nhưng đằng sau nỗi lo lắng vụng trộm này lại là sự không tin tưởng vào chính con trai mình! Tình huống như vậy nếu như để mặc nó tiếp tục phát triển, đến khi con trai dần dần có bí mật không muốn cho cha mẹ biết, người mẹ đáng yêu như thế, chính là đã biến thành người mẹ “đáng ghét” rồi. Sau khi con cái có ý thức độc lập rồi, thì bản thân chúng đã có suy nghĩ và nguyên tắc của mình, bắt đầu thử không lệ thuộc, biểu hiện đầu tiên của đều này là tư tưởng dần thoát khỏi sự ràng buộc của cha mẹ, có không gian độc lập của riêng mình. Cha mẹ thường có thói quen cho rằng, con cái là của mình nên họ muốn biết được mọi chuyện của con.
Tuy nhiên, con cái sở dĩ đem việc riêng tư của chúng giấu ở trong lòng hoặc là trong nhật ký, chính là không hy vọng chia sẻ bí mật của mình cho người khác. Con trẻ cũng cần có không gian riêng của mình, cha mẹ cần phải trở thành người bạn tri kỷ của con, chứ không phải là “kẻ xâm phạm” không gian riêng tư của chúng. Phụ huynh đọc lén việc riêng tư của con cái sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con, đánh mất lòng tin của chúng, như vậy cha mẹ muốn càng hiểu rõ con hơn liền trở nên càng khó khăn hơn. Cho nên, để bảo vệ con cái cần phải tôn trọng chuyện riêng tư của chúng, đây mới là phương pháp nên sử dụng của các bậc phụ huynh thông minh. Cha mẹ cần phải học được cách tôn trọng bí mật của con cái.
1. Cho con một môi trường thư thả
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-6D5t0u-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Hồng Thanh mỗi lần vào phòng của mình đều đóng cửa lại, mẹ thấy vậy cảm thấy rất bức rức, lại nghĩ con gái nhất định có chuyện gì gạt mình, hoặc là không lo học bài, vì vậy thường kiếm cớ đi vào phòng con gái hoặc mở cửa phòng. Cho đến một ngày, Hồng Thanh dán trước cửa phòng mình tờ giấy nhỏ: Trước khi vào xin gõ cửa. Con cái đến tuổi này đã có suy nghĩ và nguyên tắc của mình, ban đầu thử độc lập, biểu hiện trên hành động là cần phải có một không gian hoàn toàn thuộc về mình. Để con cái có được tự do nhất định, thoát khỏi tầm nhìn của cha mẹ một chút, sẽ để cho chúng trên tâm lý cảm thấy thả lỏng rất nhiều.
2. Duy trì thói quen lắng nghe con
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-1jc28m-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Con cái đi học, có phụ huynh lại chỉ quan tâm việc học của con, khi nói chuyện với con thường chỉ hỏi thăm những chuyện liên quan đến học tập. Trên bàn cơm, Lê Quang đang hào hứng kể với ba về mô hình con thuyền mới làm xong, mẹ xen vào nói: “Thằng nhóc này, sao lại chỉ biết chơi như thế, ngày mai có kiểm tra toán học con đã ôn tập chưa?” Lê Quang lẩm bẩm hai câu, ngừng trong chốc lát lại kể chuyện hôm nay trong lớp mở một hội biện luận nhỏ, khi các học sinh tranh luận nảy sinh ra nhiều chuyện cười. Vừa nói được vài câu, mẹ lại nhịn không được nói: “Con nói lung tung gì vậy, rốt cục giáo viên chấm con mấy điểm?“. Lê Quang lúc này không chịu nói gì nữa, chỉ vùi đầu ăn cơm. Bầu không khí trên bàn cơm bỗng chốc trở nên cực kỳ nặng nề. Lắng nghe con cái nói chuyện rất quan trọng, điều này thể hiện sự tôn trọng với con, cũng là con đường quan trọng tạo nên mối quan hệ thân thiết với con hơn. Bạn không nghe con trẻ nói chuyện, thì có bí mật gì chúng cũng không muốn nói với bạn.
3. Chia sẻ bí mật với con
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-aNG6k8-20151216-khong-nen-doc-trom-nhat-ky-cua-con-tre.jpg
Nếu muốn biết trong nội tâm con trẻ đang suy nghĩ gì, trong sinh hoạt trải qua chuyện gì, bạn có thể trước tiên kể về chuyện lúc còn nhỏ của mình, chia sẻ bí mật của bạn với con trước, con sẽ có qua có lại, chia sẻ bí mật của chúng với bạn. Với rất nhiều việc con cái thích, như trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh, truyện cổ tích… có lẽ bạn sẽ không cảm thấy hứng thú như con, nhưng bạn nhất định phải tìm hiểu, nhận thức, điều này là để làm nội dung nói chuyện của bạn với con phong phú hơn.
Iris dịch từ Kannewyork