PDA

View Full Version : 10 câu chuyện kinh điển về giáo dục rất đáng để suy ngẫm (P.1)



sophienguyen
12-15-2015, 02:10 AM
10 câu chuyện kinh điển về giáo dục rất đáng để suy ngẫm (P.1)



Để giáo dục tốt một con người không phải là việc dễ dàng, cần phải có cách thức phù hợp và sự kiên trì. Hãy cùng học hỏi từ những câu chuyện giáo dục kinh điển trên thế giới.





http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1840.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1840.jpg)

Câu chuyện thứ nhất: Sự im lặng của lão thiền sư Trời đã về khuya, lão thiền sư nhìn thấy bên cạnh bức tường của tu viện có một chiếc ghế, ngay lập tức ông nhận ra có một tu sĩ vi phạm quy định trèo tường ra ngoài. Lão thiền sư lặng lẽ đi về phía bức tường, bỏ ghế ra và ngồi xuống ngay tại chỗ đó. Ngay sau đó, bên ngoài có tiếng động, một vị tu sĩ trẻ trèo tường để vào, dẫm lên vai của lão thiền sư và nhảy vào sân. Khi hai chân anh ta chạm đất, mới phát hiện vừa rồi đạp vào không phải cái ghế, mà là sư phụ của mình. Vị này cảm thấy hoảng sợ, không nói được câu nào, chỉ đứng im tại chỗ, chờ sư phụ trừng phạt. Trái với suy nghĩ của tiểu hòa thượng, sư phụ không lớn giọng mắng chửi, chỉ nói rất nhẹ nhàng: “Đêm khuya, trời lạnh, hãy mặc thêm quần áo vào”. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.

Câu chuyện thứ hai: Thầy giáo tự mình làm gương cai thuốc Nhà giáo dục nổi tiếng Trương Bá Linh, từ năm 1919 đã liên tiếp thành lập trường Đại học Nam Khai, trung học Nam Khai, tiểu học Nam Khai. Ông vô cùng chú trọng vào việc giáo dục văn minh cho học trò, cũng luôn tự mình làm tấm gương. Một lần ông thấy học trò hút thuốc, liền nghiêm khắc khuyên can: “Hút thuốc không tốt cho sức khỏe đâu, trò hãy cai thuốc đi”.


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1841.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1841.jpg)

Người học kia có chút không phục, dí dỏm nói: “Vậy chứ thầy hút thuốc thì không có hại cho sức khỏe hay sao?”. Trương Bá Linh áy náy mỉm cười, ngay lập tức mang tất cả thuốc lá của mình đến hủy trước mặt mọi người, còn bẻ gãy cái tẩu thuốc yêu thích đã dùng nhiều năm, thành khẩn nói: “Từ giờ, ta với cậu này sẽ cùng cai thuốc lá”. Quả nhiên, từ đó về sau, cậu học trò này không bao giờ hút thuốc nữa.

Câu chuyện thứ ba: Câu nói làm thay đổi cuộc đời cậu học sinh “Tôi nhìn qua ngón tay mảnh nhỏ của bạn, tôi biết tương lai bạn nhất định sẽ là thống đốc New York“.

Câu nói này được nói ra bởi ông Pierre Paul hiệu trưởng một trường tiểu học tại khu Dashatou thành phố New York. Từ “Bạn” trong câu nói này là ám chỉ cậu học sinh da đen nghịch ngợm thô lỗ Roger Rolls. Cậu bé Roger được sinh ra tại khu ổ chuột khét tiếng Dashatou, một nơi dơ bẩn, đầy bạo lực, phần lớn là những người nhập cư trái phép vô gia cư.

Vì lớn lên trong môi trường như vậy nên cậu cậu bé từ nhỏ đã rất ngang ngược, thô lỗ, bẩn thỉu, thường trốn học, đánh nhau, trộm cắp… Một ngày nọ, khi cậu nhảy qua cửa sổ vào lớp học rồi chỉ tay về phía mục giảng nơi hiệu trưởng Pierre Paul đang giảng bài thì bị ông nhìn thấy. Thật ngạc nhiên, hiệu trưởng Pierre Paul không những không mắng cậu, mà lại nói câu nói trên để khuyến khích cậu. Lúc đó Roger Rolls vô cùng ngạc nhiên, trong cậu xuất hiện cảm giác nâng nâng rất khó tả.

Từ nhỏ đến giờ cậu chỉ có một lần duy được trải nghiệm cái cảm giác này là khi bà nội cậu nói “Con sẽ trở thành thuyền trưởng một con tàu 5 tấn”. Roger Rolls nhớ như in câu nói của hiệu trưởng, mỗi lúc nghĩ đến nó cậu đều cảm thấy rất phấn chấn, và tin đó là sự thật. Từ đó Roger Rolls đã thay đổi hoàn toàn, quần áo không còn bùn đất nữa, ngôn từ không còn khó nghe nữa, không làm những việc vô ích nữa. Trong hơn 40 năm sau đó ngày nào cậu cũng lấy “thống đốc New York” để đặt mục tiêu phấn đấu cho mình. Cuối cùng năm 51 tuổi, ông là người da đen đầu tiên trở thành thống đốc New York, ông là thống đốc thứ 53 của New York .

Câu chuyện thứ tư: Dạy học trò bằng 4 viên kẹo Khi Đào Hành Chi làm hiệu trưởng, một ngày ông nhìn thấy một cậu học sinh lấy viên gạch đánh bạn học của mình, liền ngăn lại và gọi cậu đến phòng hiệu trưởng. Khi ông về đến văn phòng, cậu học sinh nam đã ngồi ở đó đợi rồi. Ông móc ra một viên kẹo cho cậu học trò này rồi nói: “Đây là thưởng cho em, bởi vì em đến văn phòng trước thầy”, tiếp theo ông lại móc ra một viên kẹo nữa, nói: “Đây cũng là cho em, thầy bảo em không đánh bạn, em lập tức dừng lại, chứng tỏ em tôn trọng thầy”.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1842.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1842.jpg)

Cậu học sinh nửa tin nửa ngờ nhận viên kẹo thứ hai, ông Đào lại nói: “Theo thầy biết thì em đánh bạn vì bạn đó bắt nạt con gái, chứng tỏ em rất có lòng chính nghĩa, thầy cho em thêm một viên kẹo nữa”.

Cuối cùng ông Đào lại móc ra một viên kẹo, nói: “Em đã nhận lỗi, thầy cho em thêm một viên kẹo nữa. Kẹo của thầy hết rồi, chúng ta cũng nói chuyện xong rồi”. Câu chuyện thứ năm: Ngọn nến trong cơn bão Theo dự báo của trạm khí tượng, sẽ có bão tại một thị trấn ven biển. Dân chúng trong thị trấn nhỏ này cảm thấy lo lắng, tích cực tham gia vào công tác phòng chống. Một bà mẹ đang bận rộn, đứng bên cạnh bà là cô con gái. “Cơn bão chết tiệt này”, bà mẹ vừa thu dọn đồ đạc, vừa nguyền rủa. “Con thích bão”, cô con gái không đồng tình nói lại.

Bà mẹ rất ngạc nhiên, bão vô cùng tai hại, phá hủy mùa màng, làm đổ nhà, giao thông đình trệ, khiến cuộc sống con người rất bất tiện và mất mát, nhưng con gái lại nói thích bão.

“Con gái, hãy cho mẹ biết, tại sao con lại thích bão?“, người mẹ hỏi một cách thận trọng. “Cơn bão lần trước đến, thế là mất điện”, cô bé trả lời không chút do dự. “Mất điện thì sao?” “Buổi tối sẽ chỉ có ngọn nến.” “Con thích nến à?” “Đúng ạ, tối hôm đó, con thắp nến đi lại, mẹ nói con giống như một thiên thần nhỏ”.

Bà mẹ đột nhiên im lặng, ôm lấy đứa con gái, hôn lên khuôn mặt nhỏ bé, ghé vào tai con và nói: “Con gái mẹ, con sẽ luôn là một thiên thần”


Lê Hiếu, dịch từ Watchinese

sophienguyen
12-15-2015, 02:17 AM
10 câu chuyện kinh điển về giáo dục rất đáng để suy ngẫm (P.2)


Đừng bao giờ khước từ khi một người lầm lạc muốn quay đầu lại, hãy cho họ một cơ hội để sửa sai vì không gì là quá muộn.


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1853.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1853.jpg)

Câu chuyện thứ sáu: Hoa khai nở trên bàn thờ Phật Có một tiểu hòa thượng, rất được lòng trụ trì. Vậy nên trụ trì đem hết những gì từng học truyền lại cho cậu, hy vọng cậu sẽ trở thành một đệ tử tốt. Chẳng ngờ trong một đêm, tiểu hòa thượng đã lén xuống núi, rồi bị những thứ người thường mê hoặc, từ đó phóng túng bản thân, chơi bời trụy lạc. 20 năm sau, trong một đêm khuya, ngoài cửa trăng sáng chiếu rọi vào lòng bàn tay vị hòa thượng này. Anh bỗng nhiên thấy hối hận, vội vã phi ngựa chạy đến chùa xin thầy tha thứ. Phương trượng không thể chấp nhận được sự sa đọa của anh ta, không muốn thu nhận bèn nói:

“Ngươi nghiệp chướng đầy mình, tâm đã rớt xuống địa ngục, nếu Phật tổ tha thứ trừ phi trên bàn thờ Phật có hoa nở”. Anh ta thất vọng đành xuống núi.

Ngày hôm sau, khi phương trượng bước vào Phật đường thì thấy trên bàn thờ Phật có những đóa hoa lớn khai nở. Trụ trì lập tức ngộ ra, vội xuống núi để tìm đồ đệ, nhưng đã quá muộn, hòa thượng kia vì nản lòng thoái chí nên vẫn tiếp tục cuộc sống phóng đãng như xưa.
Đêm đó, vị trụ trì đã qua đời, trước lúc lâm chung ông để lại một câu di ngôn: “Không có chuyện đi lạc đường rồi thì không thể quay đầu lại, không có lỗi lầm nào không thể sửa”. Một ý nghĩ thành tâm hướng thiện thật vô cùng trân quý, giống như những đóa hoa khai nở trên bàn thờ Phật, nhưng đánh mất nó, không phải ở chỗ ngộ sai, mà là cái tâm hoài nghi, không độ lượng tha thứ.

Câu chuyện thứ bảy: Biết xem lại chính mình


Tại California, có một người phụ nữ nuôi một con vẹt quý. Con vẹt này rất đẹp, nhưng nó có một thói quen xấu: Thường ho ra tiếng, mà tiếng ho thì khàn khàn rất khó nghe, giống như trong họng có đờm khiến người nghe cảm thấy buồn nôn. Bà rất lo lắng, vì sợ nó mắc bệnh liên quan đến hô hấp nên đã mang nó đến bác sĩ thú y để khám bệnh. Kết quả kiểm tra cho thấy vẹt hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ vấn đề gì. Bà hỏi lý do tại sao con vẹt lại có tiếng ho khó nghe như vậy, bác sĩ trả lời: “Con vẹt có tiếng ho này vì nó thường được nghe được âm thanh tương tự, gia đình bà có ai thường xuyên bị ho phải không?”.



http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1854.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1854.jpg)
Lúc này, bà cảm thấy có chút xấu hổ. Hóa ra bà có thói quen hút thuốc, vì vậy thường xuyên ho, con vẹt chỉ là nhại lại tiếng ho đó của bà.

Câu chuyện thứ 8: Vết thương tinh thần là vết thương khó lành nhất


Một con gấu bị thương nặng trong khi đánh nhau với đồng loại, nó đến một trạm kiểm lâm để xin cứu giúp. Người kiểm lâm thấy nó đáng thương, quyết định cho nó ở lại. Buổi tối hôm đó, người kiểm lâm cẩn thận lau chùi, băng bó vết thương cho con gấu và chuẩn bị một bữa tối thật ngon cho nó ăn, tất cả những điều này khiến con gấu rất cảm động. Đến giờ đi ngủ, vì chỉ có một chiếc giường, người kiểm lâm bảo con gấu lên nằm chung với mình. Khi con gấu chùm chăn lên, thấy mùi cơ thể của người kiểm lâm kia vô cùng khó chịu. “Trời ạ! Tôi chưa bao giờ ngửi phải cái mùi khó chịu như thế này, ông quả thực là người hôi thối nhất trên đời!”. Gấu không không biết nói gì, cũng không thể ngủ, miễn cưỡng đợi cho đến khi trời hửng sáng để cảm ơn người kiểm lâm rồi rời đi. Nhiều năm sau trong một lần tình cờ gặp lại, người kiểm lâm hỏi con gấu: “Hôm đó bạn bị thương rất nặng, vết thương bây giờ đã lành chưa?” Gấu trả lời: “Đau đớn ngoài da thịt tôi đã quên rồi, nhưng vết thương tinh thần thì thật khó lành!”.


Câu chuyện thứ chín: Hãy cho cây cỏ dại thời gian để nở hoa


Một vị ẩn cư trong núi, rất cần cù siêng năng, vào mùa xuân hàng năm, cỏ dại trên bậc thềm ở sân nhà vừa nhú lên thì liền bị vị này nhổ sạch. Một ngày, ông có việc đi xa, bèn nhờ một người bạn đến trông nhà giúp. Tuy nhiên người bạn này khá lười biếng, không bao giờ cắt cỏ dại trên bậc thềm, để mặc cho nó mọc um tùm. Vào cuối mùa hè, một cây hoa dại nở, những bông hoa liên tục tỏa hương rất dễ chịu, hình dạng rất giống với hoa lan ở trong rừng, chỉ khác là mép cánh hoa lại có màu vàng. Người bạn cho rằng đây cũng là một loại Tịnh Lan, liền mang hoa đi hỏi một chuyên gia về thực vật. Sau một hồi quan sát kỹ lưỡng, chuyên gia hưng phấn nói: “Đây là một loại hoa lan quý hiếm, rất nhiều người tìm cả đời cũng không được, nếu ở chợ hoa tại thành phố thì giá của một cây hoa này thấp nhất là chục triệu đồng”.


http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1855.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1855.jpg)
Người bạn này kinh ngạc đến ngây người. Ngày hôm đó khi vị ẩn sĩ kia biết được việc này đã vô cùng cảm khái nói: “Thực ra, cây Tịnh Lan này mùa xuân năm nào cũng mọc ở đó, chỉ có điều nó vừa mọc lên thì đã bị tôi nhổ mất. Nếu như tôi kiên nhẫn đợi cho nó nở hoa, vậy thì vài năm trước đã phát hiện ra giá trị của nó rồi”.

Câu chuyện thú 10: Bông hoa hồng không bao giờ tàn úa Trong một ngôi trường thời Liên Xô cũ, có một vườn ươm nở rất nhiều hoa hồng, mỗi ngày đều có học sinh đến ngắm nhưng không ai dám hái. Một ngày vào sáng sớm, có một bạn nhỏ bốn tuổi (học tại nhà trẻ của ngôi trường này), đi vào vườn hoa, ngắt mấy bông hồng lớn nhất, đẹp nhất. Cô bé cầm những bông hoa đi ra nhưng không biết hiệu trưởng của ngôi trường đang đứng ở phía trước. Hiệu trưởng rất muốn biết tại sao cô bé lại hái hoa, liền cúi người xuống nhẹ nhàng hỏi: “Này bạn nhỏ, con có thể cho ta biết con hái những bông này là để tặng ai không?”

“Tặng cho bà nội. Bà nội bị bệnh nặng, con bảo với bà là trường có rất nhiều hoa mà bà không tin, nên con hái vài bông mang về để cho bà xem, hy vọng bà mau khỏi bệnh, đợi bà nội xem xong con sẽ mang hoa trả lại”. Nghe xong câu trả lời, vị hiệu trưởng rất cảm động, ông nắm tay cô bé, vào phòng hoa hái thêm hai bông hồng lớn nữa rồi nói: “Bông này tặng cho con, con là một đứa trẻ hiểu chuyện; bông này tặng cho bà nội con, cảm ơn bà đã dạy dỗ con thành một đứa trẻ tốt như thế này”. Vị hiệu trưởng này là Su Huomu Springs, một chuyên gia giáo dục vĩ đại, một tấm gương mẫu mực trong sự nghiệp trồng người.

Lê Hiếu, dịch từ Watchinese