PDA

View Full Version : Biến đổi khí hậu:giữ nhiệt độ tăng 2C



duyanh
12-12-2015, 01:21 PM
Biến đổi khí hậu:giữ nhiệt độ tăng 2C



http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/12/151212114826_climate_624x351_afp_nocredit.jpg

Một mục tiêu của thỏa thuận biến đổi khí hậu là duy trì tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 2C.

Ban tổ chức các cuộc hội đàm về biến đối khí hậu tại Paris công bố các chi tiết về một thỏa thuận dự thảo có tầm quan trọng như một cột mốc lịch sử nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Nếu Dự thảo cuối cùng dài 20 trang được thông qua thì văn bản này sẽ 'đánh dấu một bước ngoặt lịch sử', Ngoại trưởng Pháp ông Laurent Fabius nói.

Các đại biểu sẽ tái nhóm họp vào lúc 14:45 GMT

Hội nghị thượng đỉnh LHQ tại Paris đã kéo dài hơn dự trù để cố đạt được một thỏa thuận đầu tiên về biến đổi khí hậu trong đó mọi quốc gia tham gia cam kết cắt giảm khí thải nhà kính

Ngoại trưởng Pháp ông Laurent Fabius cho biết dự thảo cuối cùng của thỏa thuận này là công bằng, có ràng buộc pháp lý và sẽ giải hạn tình trạng trái đất nóng ấm dần lên dưới mức tăng 2 độ C.

Ông Fabius nói thêm: "Nó khẳng định mục tiêu chính của chúng ta, mục tiêu tối quan trọng rằng tiếp tục giữ mức tăng nhiệt độ trung bình ở mức dưới hai độ C và cố tìm cách giải hạn ở mức 1,5 độ C."

Thỏa thuận cuối cùng này đang được trình bày trước các đại biểu quốc tế tại Paris sau hai tuần hội đàm.

Có nhiều hy vọng đạt được thỏa thuận lịch sử này nhưng các quốc gia vẫn có thể nếu ra các phản đối.

Thỏa thuận sẽ có hiệu lực từ năm 2020.

Quan điểm khác biệt thu hẹp

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/12/12/151212033301_paris_climate_deal_624x351_afp.jpg

Gần 200 quốc gia đang nỗ lực đạt được thỏa thuận đầu tiên về biến đổi khí hậu có sự cam kết của tất cả các nước về cắt giảm khí thải.

Các Bộ trưởng nay sẽ quyết định liệu có phê chuẩn hay không bản thỏa thuận dự thảo này.

Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã diễn ra vượt quá thời gian dự kiến khi các quốc gia cố vượt qua những chia rẽ về các tham vọng, tiền bạc và niềm tin.

Phát ngôn viên của Cơ quan về Biến đổi khí hậu của LHQ, cơ quan đứng đằng sau hội nghị này cho biết các quan điểm đã "thu hẹp đáng kể" trước khi bản dự thảo thỏa thuận được đệ trình.

Ông Martin Kaiser thuộc tổ chức Greenpeace cho biết trước khi văn bản được công bố rằng đã có những bất đồng về việc làm cách nào và khi nào sẽ tiến hành các giai đoạn để từ bỏ sử dụng năng lượng hóa thạch và các vấn đề khác như tài chính.
Dự thảo gọn gàng hơn

Một viên chức Pháp không nêu danh tính được hãng tin AP trích thuật trước khi bản dự thảo được công bố cho biết, nó dài khoảng "20 trang", ngắn hơn bản trước bảy trang.

Những giờ thảo luận cuối cùng đã kết thúc bốn năm nỗ lực để đưa ra được một hiệp ước quốc tế đầu tiên yêu cầu tất cả các quốc phải giới hạn mức khí thải nhà kính của nước mình.

Các quốc gia sẽ họp sau đây trong ngày thức Bảy để quyết định có phê chuẩn thỏa thuận này hay không.


BBC