duyanh
12-09-2015, 12:45 PM
Cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Triều Tiên
Thế hệ trẻ tại Triều Tiên phải chăng vẫn “thần tượng” lãnh đạo Kim Jong Un như trong những bức ảnh chụp. Họ đang làm gì ở một nơi bị phong bế như Triều Tiên?
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/131009040811-north-korea-forbidden-photo-4-horizontal-gallery-1449645979524-crop-1449646002684.jpg
10h sáng một ngày cuối tuần tại trung tâm thương mại Pothonggang, người ra vào rất đông đúc và tấp nập. Ở bên trong những quầy hàng được trang hoàng đẹp đẽ là những mặt hàng vốn rất bình dân ở nước khác nhưng lại trở thành cao cấp ở Triều Tiên, đó là những thiết bị điện tử, mỹ phẩm hay hàng hóa tiêu dùng. Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khai trương nó vào tháng 12/2010, ông đã tuyên bố: “Trung tâm mua sắm sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân thủ đô.”
Từ các khu chợ đen… Đã 5 năm trôi qua, nếu nhìn từ bên ngoài những chuỗi cửa hàng đông chật, người ta hẳn sẽ nghĩ rằng trung tâm đang làm đúng mục tiêu của ông Kim, đó là phục vụ cho những người dân giàu có ở Bình Nhưỡng. Giá cả hàng hóa ở đây rất cao, đặc biệt là nếu so với mức thu nhập bình quân đầu người tại Triều Tiên chỉ ở mức khoảng từ 1.000 – 2000USD/năm. Một chiếc tivi Sharp được bán với giá 11,26 triệu won, tức khoảng 1.340USD; máy bơm nước có giá 2,52 triệu won (300USD); thịt bò 76.000 won (8,60USD/kg). Tất cả các loại hàng hóa đều được niêm yết giá cả bằng USD và đồng won. Tỷ giá ở đây ở mức rất kinh khủng đối với người Triều Tiên. Mức tỷ giá 8.400 won/USD cao gấp 80 lần so với tỷ lệ niêm yết chính thức là 105 won/USD. Nếu quy theo tỷ giá chính thức, một chiếc tivi có giá lên đến trên 100 nghìn USD, bóng đèn neon có giá 400USD.
Thế nhưng nếu chịu khó đi xa hơn một tý ra bên ngoài rìa khu vực trung tâm mua sắm, bạn sẽ thấy một thế giới hoàn khác. Ở bên ngoài này, có đến hàng chục và cả trăm người bán bán những món hàng tương tự với giá thấp hơn đến hàng chục, trăm lần, ví như mỗi chiếc bóng đèn neon lúc này chỉ còn có giá hơn 2USD. Với mức giá trốn thuế như trên, cả người bán lẫn người mua đều phải dè chừng bởi nếu bị bắt được cả hai sẽ đều phải vào tù hoặc ít nhất cũng nộp phạt.
Chính vì vậy, người bán thường quan sát rất kỹ rồi mới mời khách mua hàng và số lượng hàng hóa họ mang theo cũng không nhiều. Một số cửa hàng bên trong trung tâm thương mại cũng âm thầm bán cho khách theo tỷ giá chợ đen. Và trong thành phố, khi khách đi taxi, dù tỷ giá niêm yết vẫn được ghi rõ rành rành trên xe nhưng tài xế tự tính cho khách theo tỷ giá chợ đen và trả lại cho khách có thể thằng đồng USD, nhân dân tệ hay đồng won. Suốt 20 năm qua, nếu so với chính bản thân họ, Triều Tiên cũng có nhiều bước tiến đáng kể về cải tổ kinh tế. Những công ty lớn ở Bình Nhưỡng sản xuất ra ngày một nhiều hàng hóa hơn để phục vụ cho tầng lớp người tiêu dùng trong nước. Không ít người Triều Tiên nay đang móc những đồng tiền quý giá họ từng giấu trong điện thoại di động, xe đạp điện và xe nôi của con trẻ ra để tiêu dùng.
Và người Triều Tiên cũng đang bắt đầu sử dụng thẻ ngân hàng, thứ mà phần lớn các quốc gia bên ngoài biên giới Triều Tiên đã dùng hàng chục năm nay. Cho đến những “thế hệ đen” ở Triều Tiên Lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên khi đất nước đã thay đổi rất nhiều so với thời cha của ông. Nạn đói đầu trong thập niên 1990 được cho là đã lấy đi sinh mạng của hơn 2 triệu người. Những người trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đó vẫn chưa thể quên ký ức về việc nạn đói đã khiến họ và gia đình họ khốn khổ như thế nào. Phần đông người phụ nữ hàng ngày phải mang bát ra chợ đen kiếm vét mãi mới được một bát gạo để cho cả gia đình ăn qua ngày rồi đến mai lại tiếp tục chạy quanh kiếm gạo tiếp. Trong các cuộc phỏng vấn được thực hiện bí mật, nhiều người trẻ Triều Tiên bí mật nói: “Thế hệ của chúng tôi chẳng ngưỡng mộ lãnh đạo Kim Jong Un như người nước ngoài vẫn tưởng, tất cả chỉ là hình thức mà thôi.”
Những khu chợ đen tồn tại xung quanh trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng như trên cũng như tại nhiều địa điểm khác ở đất nước này là nơi mang đến kế sinh nhai cho không ít người trẻ tuổi. Khoảng 25% dân số Triều Tiên có độ tuổi từ 18 đến 35 và phần lớn họ chưa bao giờ được biết đến đủ cơm ăn áo ấm hay hưởng thành quả của một hệ thống chính trị ổn định. Chính vì vậy nên họ thực tế, thực dụng hơn thế hệ cha ông họ rất nhiều. Họ cho rằng chẳng thể nào chờ chính phủ cứu mình được cho nên phải tự kiếm lấy miếng mà ăn. Họ đi theo cha mẹ, theo dõi và quan sát cách cha mẹ bán hàng kiếm tiền rồi sau cũng tự đi bán lấy. Họ bắt đầu sử dụng thẻ ngân hàng, thích ăn socola và mơ ước đến nhiều thứ đồ ăn phương Tây khác mà họ hiếm hoi được thấy ở đâu đó trên những bộ phim xem trộm.
“Thế hệ đen” ở Triều Tiên đang cố gắng vươn ra khỏi sự cương tỏa, kìm kẹp về tinh thần của chính phủ. Bằng cách này hay cách khác, ngày một nhiều người trẻ Triều Tiên vẫn có được những chiếc DVD hay USB đến từ Hàn Quốc hay Trung Quốc. Cách đây 1 thập kỷ, điều đó không thể xảy ra. Những hành vi sở hữu văn hóa phẩm nhập ngoại như vậy bị chính quyền kiểm soát và trừng phạt rất gắt gao, nếu họ bị bắt họ có thể bị trừng phạt nặng hơn nhiều so với việc sở hữu quần áo hay thực phẩm ngoại trái phép. Dưới một bề mặt phẳng lặng của xã hội Triều Tiên “vâng lời ngoan ngoãn”, nhưng con sóng ngầm vẫn tiếp tục chảy. Nhiều người bạn hay người thân trong họ hàng, gia đình rủ nhau xem những bộ phim nước ngoài.
Ở nơi xa xôi, những người đánh cá nghe dự báo thời tiết trên đài bắt sóng Hàn Quốc. Khi thêm nhiều người trẻ tiếp xúc với thông tin từ bên ngoài, họ không còn giữ thái độ kính trọng chính quyền ông Kim Jong Un như cha mẹ họ. Sự phản đối đối với chính quyền ngày một lớn dần không có nghĩa họ sẽ cố gắng tìm cách lật đổ chính quyền hay trốn ra nước ngoài. Trên thực tế, số lượng những vụ trốn ra nước ngoài qua đường Trung Quốc hay Đông Nam Á đã giảm đến 40% trong những năm gần đây, chủ yếu là bởi chính quyền ông Kim kiểm soát quá chặt chẽ khu vực biên giới. Không thể ra đi được, nhưng nhiều người trẻ Triều Tiên đang cố gắng tạo ra thay đổi từ những thứ nhỏ nhất. Họ nói cho nhau nghe về thế giới bên ngoài, họ cố gắng tiếp cận với thông tin từ bất kỳ vị khách du lịch nào và âm thầm học thêm tiếng Anh. Họ tự kinh doanh ngày một nhiều hơn. Joo Yang là một người như vậy, cô bắt đầu tự bán hàng từ năm 13 tuổi. Cô ra chợ mua rượu, thuốc lá, kẹo, hoa quả và thịt lợn về nhà tự bán cho hàng xóm và những người vãng lai. Đã 10 năm trôi qua, cô cho biết cô chẳng quan tâm đến bố mẹ hay chính quyền nghĩ gì, bởi cô tự tin mình đang làm điều tốt cho bản thân và xã hội.
Khi màn đêm buông xuống, đó là lúc Yang, bố mẹ cô cũng như nhiều người Triều Tiên khác trùm chăn bông lên đầu dù kể cả giữa mùa hè để nghe đài phát thanh bắt các kênh của nước ngoài. Thời gian trôi qua, những người thuộc thế hệ cha anh của Yang cũng sẽ ra đi và xã hội Triều Tiên rồi sẽ chỉ còn người mang tư tưởng tiến bộ như Yang, chắc chắn nhiều biến chuyển lớn trong xã hội sẽ đến khi suy nghĩ của người dân không còn thần phục như trước.
Theo Trí Thức Trẻ
Thế hệ trẻ tại Triều Tiên phải chăng vẫn “thần tượng” lãnh đạo Kim Jong Un như trong những bức ảnh chụp. Họ đang làm gì ở một nơi bị phong bế như Triều Tiên?
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/131009040811-north-korea-forbidden-photo-4-horizontal-gallery-1449645979524-crop-1449646002684.jpg
10h sáng một ngày cuối tuần tại trung tâm thương mại Pothonggang, người ra vào rất đông đúc và tấp nập. Ở bên trong những quầy hàng được trang hoàng đẹp đẽ là những mặt hàng vốn rất bình dân ở nước khác nhưng lại trở thành cao cấp ở Triều Tiên, đó là những thiết bị điện tử, mỹ phẩm hay hàng hóa tiêu dùng. Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khai trương nó vào tháng 12/2010, ông đã tuyên bố: “Trung tâm mua sắm sẽ giúp cải thiện đời sống của người dân thủ đô.”
Từ các khu chợ đen… Đã 5 năm trôi qua, nếu nhìn từ bên ngoài những chuỗi cửa hàng đông chật, người ta hẳn sẽ nghĩ rằng trung tâm đang làm đúng mục tiêu của ông Kim, đó là phục vụ cho những người dân giàu có ở Bình Nhưỡng. Giá cả hàng hóa ở đây rất cao, đặc biệt là nếu so với mức thu nhập bình quân đầu người tại Triều Tiên chỉ ở mức khoảng từ 1.000 – 2000USD/năm. Một chiếc tivi Sharp được bán với giá 11,26 triệu won, tức khoảng 1.340USD; máy bơm nước có giá 2,52 triệu won (300USD); thịt bò 76.000 won (8,60USD/kg). Tất cả các loại hàng hóa đều được niêm yết giá cả bằng USD và đồng won. Tỷ giá ở đây ở mức rất kinh khủng đối với người Triều Tiên. Mức tỷ giá 8.400 won/USD cao gấp 80 lần so với tỷ lệ niêm yết chính thức là 105 won/USD. Nếu quy theo tỷ giá chính thức, một chiếc tivi có giá lên đến trên 100 nghìn USD, bóng đèn neon có giá 400USD.
Thế nhưng nếu chịu khó đi xa hơn một tý ra bên ngoài rìa khu vực trung tâm mua sắm, bạn sẽ thấy một thế giới hoàn khác. Ở bên ngoài này, có đến hàng chục và cả trăm người bán bán những món hàng tương tự với giá thấp hơn đến hàng chục, trăm lần, ví như mỗi chiếc bóng đèn neon lúc này chỉ còn có giá hơn 2USD. Với mức giá trốn thuế như trên, cả người bán lẫn người mua đều phải dè chừng bởi nếu bị bắt được cả hai sẽ đều phải vào tù hoặc ít nhất cũng nộp phạt.
Chính vì vậy, người bán thường quan sát rất kỹ rồi mới mời khách mua hàng và số lượng hàng hóa họ mang theo cũng không nhiều. Một số cửa hàng bên trong trung tâm thương mại cũng âm thầm bán cho khách theo tỷ giá chợ đen. Và trong thành phố, khi khách đi taxi, dù tỷ giá niêm yết vẫn được ghi rõ rành rành trên xe nhưng tài xế tự tính cho khách theo tỷ giá chợ đen và trả lại cho khách có thể thằng đồng USD, nhân dân tệ hay đồng won. Suốt 20 năm qua, nếu so với chính bản thân họ, Triều Tiên cũng có nhiều bước tiến đáng kể về cải tổ kinh tế. Những công ty lớn ở Bình Nhưỡng sản xuất ra ngày một nhiều hàng hóa hơn để phục vụ cho tầng lớp người tiêu dùng trong nước. Không ít người Triều Tiên nay đang móc những đồng tiền quý giá họ từng giấu trong điện thoại di động, xe đạp điện và xe nôi của con trẻ ra để tiêu dùng.
Và người Triều Tiên cũng đang bắt đầu sử dụng thẻ ngân hàng, thứ mà phần lớn các quốc gia bên ngoài biên giới Triều Tiên đã dùng hàng chục năm nay. Cho đến những “thế hệ đen” ở Triều Tiên Lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên khi đất nước đã thay đổi rất nhiều so với thời cha của ông. Nạn đói đầu trong thập niên 1990 được cho là đã lấy đi sinh mạng của hơn 2 triệu người. Những người trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đó vẫn chưa thể quên ký ức về việc nạn đói đã khiến họ và gia đình họ khốn khổ như thế nào. Phần đông người phụ nữ hàng ngày phải mang bát ra chợ đen kiếm vét mãi mới được một bát gạo để cho cả gia đình ăn qua ngày rồi đến mai lại tiếp tục chạy quanh kiếm gạo tiếp. Trong các cuộc phỏng vấn được thực hiện bí mật, nhiều người trẻ Triều Tiên bí mật nói: “Thế hệ của chúng tôi chẳng ngưỡng mộ lãnh đạo Kim Jong Un như người nước ngoài vẫn tưởng, tất cả chỉ là hình thức mà thôi.”
Những khu chợ đen tồn tại xung quanh trung tâm thương mại ở Bình Nhưỡng như trên cũng như tại nhiều địa điểm khác ở đất nước này là nơi mang đến kế sinh nhai cho không ít người trẻ tuổi. Khoảng 25% dân số Triều Tiên có độ tuổi từ 18 đến 35 và phần lớn họ chưa bao giờ được biết đến đủ cơm ăn áo ấm hay hưởng thành quả của một hệ thống chính trị ổn định. Chính vì vậy nên họ thực tế, thực dụng hơn thế hệ cha ông họ rất nhiều. Họ cho rằng chẳng thể nào chờ chính phủ cứu mình được cho nên phải tự kiếm lấy miếng mà ăn. Họ đi theo cha mẹ, theo dõi và quan sát cách cha mẹ bán hàng kiếm tiền rồi sau cũng tự đi bán lấy. Họ bắt đầu sử dụng thẻ ngân hàng, thích ăn socola và mơ ước đến nhiều thứ đồ ăn phương Tây khác mà họ hiếm hoi được thấy ở đâu đó trên những bộ phim xem trộm.
“Thế hệ đen” ở Triều Tiên đang cố gắng vươn ra khỏi sự cương tỏa, kìm kẹp về tinh thần của chính phủ. Bằng cách này hay cách khác, ngày một nhiều người trẻ Triều Tiên vẫn có được những chiếc DVD hay USB đến từ Hàn Quốc hay Trung Quốc. Cách đây 1 thập kỷ, điều đó không thể xảy ra. Những hành vi sở hữu văn hóa phẩm nhập ngoại như vậy bị chính quyền kiểm soát và trừng phạt rất gắt gao, nếu họ bị bắt họ có thể bị trừng phạt nặng hơn nhiều so với việc sở hữu quần áo hay thực phẩm ngoại trái phép. Dưới một bề mặt phẳng lặng của xã hội Triều Tiên “vâng lời ngoan ngoãn”, nhưng con sóng ngầm vẫn tiếp tục chảy. Nhiều người bạn hay người thân trong họ hàng, gia đình rủ nhau xem những bộ phim nước ngoài.
Ở nơi xa xôi, những người đánh cá nghe dự báo thời tiết trên đài bắt sóng Hàn Quốc. Khi thêm nhiều người trẻ tiếp xúc với thông tin từ bên ngoài, họ không còn giữ thái độ kính trọng chính quyền ông Kim Jong Un như cha mẹ họ. Sự phản đối đối với chính quyền ngày một lớn dần không có nghĩa họ sẽ cố gắng tìm cách lật đổ chính quyền hay trốn ra nước ngoài. Trên thực tế, số lượng những vụ trốn ra nước ngoài qua đường Trung Quốc hay Đông Nam Á đã giảm đến 40% trong những năm gần đây, chủ yếu là bởi chính quyền ông Kim kiểm soát quá chặt chẽ khu vực biên giới. Không thể ra đi được, nhưng nhiều người trẻ Triều Tiên đang cố gắng tạo ra thay đổi từ những thứ nhỏ nhất. Họ nói cho nhau nghe về thế giới bên ngoài, họ cố gắng tiếp cận với thông tin từ bất kỳ vị khách du lịch nào và âm thầm học thêm tiếng Anh. Họ tự kinh doanh ngày một nhiều hơn. Joo Yang là một người như vậy, cô bắt đầu tự bán hàng từ năm 13 tuổi. Cô ra chợ mua rượu, thuốc lá, kẹo, hoa quả và thịt lợn về nhà tự bán cho hàng xóm và những người vãng lai. Đã 10 năm trôi qua, cô cho biết cô chẳng quan tâm đến bố mẹ hay chính quyền nghĩ gì, bởi cô tự tin mình đang làm điều tốt cho bản thân và xã hội.
Khi màn đêm buông xuống, đó là lúc Yang, bố mẹ cô cũng như nhiều người Triều Tiên khác trùm chăn bông lên đầu dù kể cả giữa mùa hè để nghe đài phát thanh bắt các kênh của nước ngoài. Thời gian trôi qua, những người thuộc thế hệ cha anh của Yang cũng sẽ ra đi và xã hội Triều Tiên rồi sẽ chỉ còn người mang tư tưởng tiến bộ như Yang, chắc chắn nhiều biến chuyển lớn trong xã hội sẽ đến khi suy nghĩ của người dân không còn thần phục như trước.
Theo Trí Thức Trẻ