duyanh
11-23-2015, 01:28 PM
Cô Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã được trả tự do sau khi bị đánh dã man
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/do-thi-minh-hanh-630.jpg/@@images/6f03f63b-0603-4733-b602-eeb780583e34.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/do-thi-minh-hanh-630.jpg/@@images/6f03f63b-0603-4733-b602-eeb780583e34.jpeg)
Công an đã đánh cô Minh Hạnh và anh Minh Đức dã man, cô Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe
Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/11222015-labor-acti-tell-wht-happ.mp3
Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.
Sau khi ra khỏi đồn công an và qua một đêm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn, ông Trương Minh Đức cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan việc hai người đến Đồng Nai giúp cho công nhân rồi bị công an truy bắt.
Trước hết là việc ông bị áp giải về công an phường Long Bình
Ông Trương Minh Đức: Họa áp giải tôi bằng cách dùng bạo lực xô đẩy, không cho tôi lấy những vật dụng cá nhân, cả xe Honda của tôi cũng phải để ở đó. Họ đưa tôi đi người không. Đến chiều tối họ mới đưa giỏ đồ của tôi và của cô Đỗ Thị Minh Hạnh ra. Họ yêu cầu tôi ký vào để niêm phong, lập biên bản và trong vài ngày tới họ sẽ khai thác máy tính. Tôi không đồng ý và nói rằng làm như thế là sai qui trình của luật pháp. Nếu muốn niên phong và khai thác tài sản cá nhân thì trước hết tôi phải là một nghi can; chứ không thể khai thác thông tin trong máy cá nhân của tôi. Nếu chúng tôi phạm pháp cũng phải có qui trình. Việc áp giải người và đồ phải đi chung nhau và người ta phải thấy đồ của mình. Trong khi đó tôi bị đưa đi một nơi, đồ đi một ngả cách mười mấy tiếng đồng hồ- từ 12 giờ trưa đến 24 giờ tối mới bắt tôi ký để niêm phong. Không biết trong khoảng thời gian mười mấy tiếng đồng hồ đó, các anh đã làm gì trong máy của tôi. Các anh có thể cài đặt những nội dung bất lợi cho tôi trong máy, nên tôi không đồng ý.
Khoảng hơn 8 giờ có một số anh em thuộc các tổ chức xã hội dân sự, cũng như thuộc Hội Anh em Dân chủ, và những anh em bên truyền thông có đến khoảng mười mấy người vào đồn để hỏi người. Lúc đầu họ trả lời một cách lúng túng; sau đó họ dùng một lực lượng côn đồ rất lớn giăng hàng ngang cản những anh em này, đẩy lui ra cổng. Họ cũng có thái độ muốn giật điện thoại của những người đi đón chúng tôi về.
Đến 1 giờ 45 phút họ mới thả tôi và Đỗ thị Minh Hạnh ra khỏi đồn.
Gia Minh: Tiếp theo cả hai được đưa đi đến đâu?
Ông Trương Minh Đức: Sau đó tất cả chúng tôi đi bằng 2 xe taxi và một số Honda về Sài Gòn. Trên đường về thì sức khỏe của Đỗ thị Minh Hạnh rất yếu và đã được đưa cấp cứu ngay tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Tôi cũng bị cao huyết áp và nằm tại bệnh viện một đêm. Sáng nay tôi trở về nhà để lo một số công việc cần thiết.
Gia Minh: Tất cả những tài liệu bị tịch thu là tài liệu gì và mức độ quan trọng ra sao?
Ông Trương Minh Đức: Họ tịch thu máy móc của chúng tôi kèm theo những tờ rơi của Lao Động Việt quảng bá về TPP, về quyền lợi của người công nhân. Chúng tôi cũng có một lá thư gửi cho 4 khách hàng của Yupoong yêu cầu xem xét lại việc sa thải công nhân một cách trái pháp luật Việt Nam; mong những khách hàng này có khuyến cáo đối với Yupoong.
Họ cho rằng những tài liệu đó là tài liệu không có thực. Tôi nói những tài liệu đó được chúng tôi in ra. Chúng tôi đã hỏi khách hành của Yupoong. Chứng cứ do công nhân cung cấp. Sự việc mà chúng tôi điều tra là công ty Yupoong không thu hẹp sản xuất như Luật Lao động qui định để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trái lại công ty Yupoong còn mở rộng sản xuất lớn hơn nhiều lần. Như vậy công ty Yupoong đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm luật pháp Việt Nam và gây thiệt hại cho công nhân.
Gia Minh: Qua làm việc với công nhân công ty Yupoong trong thời gian qua, ông nhận thấy tâm tư tình cảm của họ ra sao và đến nay sự hiểu biết về quyền lợi sau khi có tuyên bố của Việt Nam về công đoàn độc lập theo TPP ra sao?
Ông Trương Minh Đức: Trong thời gian qua với sự bức xúc của 2000 công nhân công ty Yupoong, họ rất tin tưởng ở Lao Động Việt có thể lên tiếng cho những công nhân mất việc tại công ty.
Vì lẽ đó mà có thể công an Đồng Nai dùng bạo lực đàn áp để trấn áp tinh thần của công nhân. Theo tôi nghĩ đây là hành động không đúng.
Công nhân tiếp xúc được với Lao Động Việt thì họ mong mỏi Lao Động Việt giúp họ trong thời gia sắp tới cũng như việc thành lập công đoàn độc lập. Theo tôi nghĩ từ chỗ đó công an Đồng Nai sợ sệt vấn đề này.
Tôi thấy vụ cháy công ty Yupoong có những bất hợp lý mà các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại về thời điểm cũng nhưng phát biểu của công nhân trong những video clip mà Lao Động Việt cung cấp trên truyền thôn.
Gia Minh: Qua sự việc hôm ngày chủ nhật 22 tháng 11, ông thấy sắp đến việc đi hỗ trợ cho công nhân hẳn nhiên có nhiều trở ngại, vậy cần có những gì để vượt qua trở ngại để giúp công nhân đạt được những điều theo TPP mà Việt Nam đã ký kết với 11 nước khác?
Ông Trương Minh Đức: Hành xử của công an Đồng Nai trong ngày 22 tháng 11 là hành động đối với những thành viên của Lao Động Việt đang giúp đỡ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập. Tôi nghĩ trong tiến trình sắp tới chúng tôi còn gặp nhiều gian nan; mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 11 vừa qua nói trước quốc hội rằng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TPP phải có công đoàn độc lập ngoài công đoàn nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
Công an Đồng Nai hành xử như vừa qua là đã phủ nhận lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội. Lãnh đạo Đồng Nai nghĩ gì? Ông Nguyễn tấn Dũng nghĩ gì khi mà lãnh đạo Đồng Nai phản bác lại những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng mong muốn.
Tôi mong những tổ chức lao động trên toàn thế giới và trong 11 nước ký kết TPP với VN có những biện pháp chế tài đối với hoạt động đi ngược lại với TPP đã được ký kết.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức.
RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/do-thi-minh-hanh-630.jpg/@@images/6f03f63b-0603-4733-b602-eeb780583e34.jpeg (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/do-thi-minh-hanh-630.jpg/@@images/6f03f63b-0603-4733-b602-eeb780583e34.jpeg)
Công an đã đánh cô Minh Hạnh và anh Minh Đức dã man, cô Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe
Ảnh: Huỳnh Ngọc Chênh
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/labor-acti-tell-wht-happ-11232015055510.html/11222015-labor-acti-tell-wht-happ.mp3
Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.
Sau khi ra khỏi đồn công an và qua một đêm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn, ông Trương Minh Đức cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan việc hai người đến Đồng Nai giúp cho công nhân rồi bị công an truy bắt.
Trước hết là việc ông bị áp giải về công an phường Long Bình
Ông Trương Minh Đức: Họa áp giải tôi bằng cách dùng bạo lực xô đẩy, không cho tôi lấy những vật dụng cá nhân, cả xe Honda của tôi cũng phải để ở đó. Họ đưa tôi đi người không. Đến chiều tối họ mới đưa giỏ đồ của tôi và của cô Đỗ Thị Minh Hạnh ra. Họ yêu cầu tôi ký vào để niêm phong, lập biên bản và trong vài ngày tới họ sẽ khai thác máy tính. Tôi không đồng ý và nói rằng làm như thế là sai qui trình của luật pháp. Nếu muốn niên phong và khai thác tài sản cá nhân thì trước hết tôi phải là một nghi can; chứ không thể khai thác thông tin trong máy cá nhân của tôi. Nếu chúng tôi phạm pháp cũng phải có qui trình. Việc áp giải người và đồ phải đi chung nhau và người ta phải thấy đồ của mình. Trong khi đó tôi bị đưa đi một nơi, đồ đi một ngả cách mười mấy tiếng đồng hồ- từ 12 giờ trưa đến 24 giờ tối mới bắt tôi ký để niêm phong. Không biết trong khoảng thời gian mười mấy tiếng đồng hồ đó, các anh đã làm gì trong máy của tôi. Các anh có thể cài đặt những nội dung bất lợi cho tôi trong máy, nên tôi không đồng ý.
Khoảng hơn 8 giờ có một số anh em thuộc các tổ chức xã hội dân sự, cũng như thuộc Hội Anh em Dân chủ, và những anh em bên truyền thông có đến khoảng mười mấy người vào đồn để hỏi người. Lúc đầu họ trả lời một cách lúng túng; sau đó họ dùng một lực lượng côn đồ rất lớn giăng hàng ngang cản những anh em này, đẩy lui ra cổng. Họ cũng có thái độ muốn giật điện thoại của những người đi đón chúng tôi về.
Đến 1 giờ 45 phút họ mới thả tôi và Đỗ thị Minh Hạnh ra khỏi đồn.
Gia Minh: Tiếp theo cả hai được đưa đi đến đâu?
Ông Trương Minh Đức: Sau đó tất cả chúng tôi đi bằng 2 xe taxi và một số Honda về Sài Gòn. Trên đường về thì sức khỏe của Đỗ thị Minh Hạnh rất yếu và đã được đưa cấp cứu ngay tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Tôi cũng bị cao huyết áp và nằm tại bệnh viện một đêm. Sáng nay tôi trở về nhà để lo một số công việc cần thiết.
Gia Minh: Tất cả những tài liệu bị tịch thu là tài liệu gì và mức độ quan trọng ra sao?
Ông Trương Minh Đức: Họ tịch thu máy móc của chúng tôi kèm theo những tờ rơi của Lao Động Việt quảng bá về TPP, về quyền lợi của người công nhân. Chúng tôi cũng có một lá thư gửi cho 4 khách hàng của Yupoong yêu cầu xem xét lại việc sa thải công nhân một cách trái pháp luật Việt Nam; mong những khách hàng này có khuyến cáo đối với Yupoong.
Họ cho rằng những tài liệu đó là tài liệu không có thực. Tôi nói những tài liệu đó được chúng tôi in ra. Chúng tôi đã hỏi khách hành của Yupoong. Chứng cứ do công nhân cung cấp. Sự việc mà chúng tôi điều tra là công ty Yupoong không thu hẹp sản xuất như Luật Lao động qui định để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trái lại công ty Yupoong còn mở rộng sản xuất lớn hơn nhiều lần. Như vậy công ty Yupoong đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm luật pháp Việt Nam và gây thiệt hại cho công nhân.
Gia Minh: Qua làm việc với công nhân công ty Yupoong trong thời gian qua, ông nhận thấy tâm tư tình cảm của họ ra sao và đến nay sự hiểu biết về quyền lợi sau khi có tuyên bố của Việt Nam về công đoàn độc lập theo TPP ra sao?
Ông Trương Minh Đức: Trong thời gian qua với sự bức xúc của 2000 công nhân công ty Yupoong, họ rất tin tưởng ở Lao Động Việt có thể lên tiếng cho những công nhân mất việc tại công ty.
Vì lẽ đó mà có thể công an Đồng Nai dùng bạo lực đàn áp để trấn áp tinh thần của công nhân. Theo tôi nghĩ đây là hành động không đúng.
Công nhân tiếp xúc được với Lao Động Việt thì họ mong mỏi Lao Động Việt giúp họ trong thời gia sắp tới cũng như việc thành lập công đoàn độc lập. Theo tôi nghĩ từ chỗ đó công an Đồng Nai sợ sệt vấn đề này.
Tôi thấy vụ cháy công ty Yupoong có những bất hợp lý mà các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại về thời điểm cũng nhưng phát biểu của công nhân trong những video clip mà Lao Động Việt cung cấp trên truyền thôn.
Gia Minh: Qua sự việc hôm ngày chủ nhật 22 tháng 11, ông thấy sắp đến việc đi hỗ trợ cho công nhân hẳn nhiên có nhiều trở ngại, vậy cần có những gì để vượt qua trở ngại để giúp công nhân đạt được những điều theo TPP mà Việt Nam đã ký kết với 11 nước khác?
Ông Trương Minh Đức: Hành xử của công an Đồng Nai trong ngày 22 tháng 11 là hành động đối với những thành viên của Lao Động Việt đang giúp đỡ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập. Tôi nghĩ trong tiến trình sắp tới chúng tôi còn gặp nhiều gian nan; mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 11 vừa qua nói trước quốc hội rằng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TPP phải có công đoàn độc lập ngoài công đoàn nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.
Công an Đồng Nai hành xử như vừa qua là đã phủ nhận lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội. Lãnh đạo Đồng Nai nghĩ gì? Ông Nguyễn tấn Dũng nghĩ gì khi mà lãnh đạo Đồng Nai phản bác lại những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng mong muốn.
Tôi mong những tổ chức lao động trên toàn thế giới và trong 11 nước ký kết TPP với VN có những biện pháp chế tài đối với hoạt động đi ngược lại với TPP đã được ký kết.
Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức.
RFA