duyanh
11-17-2015, 01:31 PM
Gửi những người hằn học trước tình đồng loại!
https://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/unnamed-2-1447606197942-38-0-446-800-crop-1447606251064.jpg
Khi thi thể của 120 nạn nhân vụ khủng bố vẫn còn chưa nguội hơi ấm, thì một số “anh hùng” đã bắt đầu khua đao trên bàn phím để chửi bới chính đồng hương mình.
Họ mắng mỏ, dè bỉu những người Việt khác “a dua”, “chạy theo phong trào”... khi đồng loạt đổi màu ảnh đại điện facebook để chia sẻ với nước Pháp.
1. “Hân hoan trên những xác người”
Cái thời khắc mà vụ 11/9 đang làm thế giới chết lặng vì sự ác độc tột cùng và thủ đoạn chưa từng có của bọn khủng bố, cũng đã có một số người Việt hân hoan vì “bọn Mỹ đã bị dạy cho bài học”, vì “đáng đời kẻ hay đi gây chiến”, “nước Mỹ phải trả giá”.
Trong cuộc chiến Kosovo, 5 quả bom dẫn đường của Mỹ rơi trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, thủ đô Serbia, làm 3 nhà báo nước này thiệt mạng.
Khi đó, cũng có một số người Việt hỉ hả vì “Trung Quốc làm nhiều việc ngang ngược, họ phải trả giá”.
Người Mỹ từng xâm lược Việt Nam, từng đi gây chiến nhiều nơi trên thế giới. Trung Quốc cũng đã gây ra nhiều oan trái cho người Việt. Nhưng sẽ thật man rợ khi ai đó muốn “đổ tội” cho chính phủ bằng cách “hân hoan trên những xác dân thường”.
Không một người dân nào “đáng phải trả giá bằng mạng sống của mình” cho sai lầm của một chính thể, một thế lực.
Ngay cả khi một nước văn minh bắt được những tay đao phủ IS khét tiếng, thì họ cũng không thể trả thù chúng bằng cách chặt đầu, dìm nước, nhốt vào lồng đặt giữa biển lửa, như cách chúng đã làm với người khác.
Những kẻ man rợ nhất cũng phải được xử theo pháp luật. Nếu bắt chúng trả giá theo luật rừng, thì chúng ta cũng man rợ đâu khác gì chúng.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/ava2-1447637479189/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/ava2-1447637479189/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Tôi nhớ có một vị tướng nổi tiếng ở Việt Nam, đã kể câu chuyện đầy ám ảnh trong đời lính chiến của ông.
Gần cuối trận đánh khốc liệt, một lính Mỹ rất trẻ đã phơi nguyên thân hình trước đầu ruồi mũi súng của vị tướng, khi ấy còn là đại úy.
Ông định bắn, nhưng ở khoảng cách rất gần đó của một buổi sáng trong vắt, ông nhìn rõ một đôi mắt gần như trẻ thơ, đang nhìn ông tuyệt vọng và van lơn. Kỳ lạ là đôi mắt ấy như chưa một lần nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
Cuối cùng, ông đã không bóp cò súng. Đôi mắt ấy khiến ông nhớ tới con trai mình. Đáng lẽ giờ này cậu lính đang cắp sách tới một giảng đường nào đó. Cậu chỉ là một nạn nhân khốn khổ của chiến tranh.
Chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, giữa địch và ta nơi chiến hào khét lẹt khói súng, vẫn còn có chỗ cho lòng trắc ẩn như vậy, thì tại sao một số người trẻ bây giờ lại thiếu?
2. Lời xin lỗi của một người Việt từ Paris đang đau đớn
Một trong những bí quyết để thành đạt và để sống văn minh, là không đổ lỗi, không ra ngõ chửi đổng.
Chắc chắn giờ này, những người Pháp đang xếp hàng dài trước các bệnh viện ở Paris (để tặng máu của mình cứu nạn nhân khủng bố), không có thời gian quan tâm đến những status dè bỉu lạc loài này.
Ưu tiên số 1 trong đầu họ không phải là việc đổ lỗi cho chính phủ đã thiếu một bức tường an ninh đủ mạnh để “những kẻ ám sát hòa bình” man rợ kia, ít có cơ hội tước đoạt mạng sống dân lành.
Vượt lên cả nỗi sợ hãi, họ vẫn ra đường vì nghĩ đến những nạn nhân đang quằn quại trong bệnh viện, đang cần giọt máu đồng bào tiếp thêm sự sống.
Trong khi một số người Việt đang bận “chém gió” dè bỉu trên mạng xã hội, thì những người Việt khác ở Paris, lại đang biến sự chia sẻ ấy thành hành động.
Hơn 1h00 sáng hôm qua, một cựu phóng viên Việt Nam đang sinh sống gần Paris, đã gửi cho tôi thông tin mới nhất về vụ tai nạn tàu hỏa vừa xảy ra ở Pháp kèm theo một lời xin lỗi.
“Người Pháp đang đau lại càng đau vì có thêm một tai nạn. Nhưng em xin lỗi vì không có thời gian dịch cho anh được. Nhà em đang đón những người Việt ở Paris xuống lánh nạn” – cô nói.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-5-1447606197971/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-5-1447606197971/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Cựu phóng viên không có lỗi khi chưa dịch bài cho tôi. Cô biết cô chỉ có lỗi khi cánh cửa nhà cô đóng chặt trước bước chân lánh nạn của người khác.
Khi thấy những bức ảnh đầu tiên trên Facebook được đổi màu cờ Pháp, chính tôi, cũng đã do dự 1 phút, khi quyết định làm theo.
Tôi không có thói a dua, nhưng tự hỏi: “Có cần không? Có rất nhiều cách chia sẻ, chứ không chỉ là màu một tấm ảnh”.
Nhưng tôi đã quyết định đổi. Một cú bấm thay màu ảnh không thể làm thay đổi được thảm nạn, ngoài việc nhắc nhở lòng trắc ẩn của chính mình.
Nhưng 100 ngàn, 1 triệu cú bấm sẽ trở thành lực lượng tinh thần ấm áp sát cánh bên nước pháp; trở thành một tuyên ngôn không bao giờ sống chung bầu trời với những kẻ chuyên reo rắc bóng tối.
3. “Thật lạ, người Việt mình…”
Sao không ai thay màu ảnh avatar khi hàng chục, hàng trăm ngàn người ở Sirya, Libya, Afghanistan, Iraq…đã chết vì xung đột, cuộc chiến mà trong đó, chính phủ Pháp có góp phần?
Câu hỏi ấy được những người phê phán đưa ra để biện minh cho hành vi dè bỉu người Việt sẻ chia với nước Pháp.
Tất nhiên, người ta có quyền hỏi câu ấy. Nhưng nếu kèm theo câu hỏi đó là việc chê bai những người khác bày tỏ sự tiếc thương, chia sẻ với nước Pháp thì lại là điều không thể hiểu nổi.
Có phải người Việt chúng ta, hay chính những người Pháp, đã quên mất cảm giác đau đớn, khi nhìn thấy những dân thường phải chết ở Trung đông, Tây Á, Bắc Phi?
Không ai quên cả.
Cả thế giới đã câm lặng rồi rơi nước mắt khi nhìn thấy bức ảnh thi thể cậu bé 3 tuổi Sirya, trôi dạt vào một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Những “dư chấn lương tâm” ấy đã biến thành hành động.
Hàng chục ngàn dân Châu Âu đã chia sẻ chính ngôi nhà của mình, miếng ăn của mình và cả “một phần tự do theo cách của mình”, để mở cửa đón những người tị nạn không quen biết, không máu mủ.
Việc đầu tiên khi mở “cánh cửa của lòng trắc ẩn” ấy, họ cũng không chửi rủa những kẻ đã làm nên li tán. Làm sao có thể chia sẻ thật sự, giúp đỡ thật sự khi việc đầu tiên họ nghĩ đến là chửi rủa, hằn học, chứ không phải bao dung?!
Những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, can thiệp, đòi mở rộng cửa cho người tị nạn, quyên góp cho nạn nhân chiến tranh, vẫn diễn ra đây đó trong lòng nước Pháp, Châu Âu, Mỹ.
Tình người là thứ vượt qua mọi biên giới, chính trị, tôn giáo, giai tầng xã hội.
Tháng 11/2013, khi siêu bão Hải Yến quét một đường tàn bạo qua Philippines, ông Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán nước này, đã bật khóc trong Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu.
Bài phát biểu và nước mắt của Sano, đã chấn động toàn thế giới. Ông nói đến tình người, tình bè bạn quốc tế trong hoạn nạn:
“Chúng tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn và đồng nghiệp ở trong khán phòng này và từ khắp mọi miền trên thế giới vì các bạn sát cánh bên chúng tôi trong thời khắc khó khăn này.
Tôi cảm ơn tất cả các quốc gia và chính phủ đã dành tình đoàn kết và sự hỗ trợ cho Philippines.
Tôi cảm ơn những người trẻ có mặt ở đây và hàng tỷ bạn trẻ trên khắp thế giới đã trước sau như một, ủng hộ đoàn đại biểu của tôi và dõi theo chúng tôi kiến tạo tương lai của các bạn.
…Chúng tôi xúc động sâu sắc trước những hành động đoàn kết đầy nhân văn này. Sự ủng hộ dạt dào ấy chứng tỏ rằng, là con người, chúng ta đoàn kết; cùng giống loài, chúng ta quan tâm”.
Một nam trưởng đoàn, đại diện cho một nước, đã không ngần ngại khóc trước mặt quan chức hàng trăm nước, để chia sẻ với những đau đớn của đồng bào ông ở quê nhà.
Nước mắt ấy, còn đánh động lương tri những kẻ đang góp phần làm biến đổi khí hậu, để đồng loại họ lãnh trọn hậu quả.
“Là con người, chúng ta đoàn kết; Cùng giống loài, chúng ta quan tâm”, đó là điều tối thiểu nhất để chúng ta tồn tại với tư cách “con người”.
Thế thì tại sao, một bộ phận người Việt lại có lối suy nghĩ lệch lạc về tình người, tình đồng loại như vậy?
Nếu không không thể khóc trước thảm kịch của đồng loại, hoặc không may bị tắc tuyến lệ, thì tại sao lại không thể ngồi yên, mà vẫn lớn tiếng dè bỉu những người biết khóc, biết sẻ chia?
“Chánh Văn” Hoàng Anh Tú, người đã tham gia giải đáp nhiều câu hỏi khó cho giới trẻ trên tờ Hoa Học Trò, cũng thấy mình không trả lời được câu hỏi ấy.
Hoàng Anh Tú viết: “Thật lạ! Việc thay đổi avatar dành cho người Paris tôi nghĩ là một việc đáng quý, đáng trân trọng… Sao nhiều người dè bỉu rằng đó là adua, là phong trào…?
Thật lạ, người Việt mình…”.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-4-1447606197961/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-4-1447606197961/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều thứ phải kêu lên “Thật lạ, người Việt mình…”.
Chỉ vì chút bụi đường mà hai luật sư bị đánh đến khó nhận ra mặt.
Chỉ vì ngăn ngừa nạn trộm chó mèo mà một ngôi chùa ở Hưng Yên đã treo băng rôn theo kiểu luật rừng, ngược hoàn toàn với triết lý sống nhân từ của nhà Phật:
“Trộm cắp chó mèo có thể gặp kiếp nạn như sau: Phát bệnh không rõ nguyên nhân; Chết trong cảnh đau đớn, thê thảm; Bị giam cầm, bắt bớ; Bị trầy da, ghẻ ngứa; Bị đánh đập, hành hạ đau đớn; Bị hành hung đến chết”.
Hàng chục người đã lảng tránh việc cứu người bị nạn trên cầu vượt Thái Hà, nhưng lại sẵn sàng lao đến để chụp một tấm ảnh, quay một clip, mặc cho nạn nhân van xin đám đông giãn ra để thở…
Bạn đọc cũng sẽ bị ngộp thở nếu tôi kể hết ra đây những điều thảng thốt.
Nhưng chúng ta vẫn phải sống, vẫn phải hy vọng như Paris vẫn phải sống, vẫn phải đầy ánh sáng và ngay lúc này đây, những bức ảnh avatar vẫn đang được đổi màu chia sẻ.
“Thật lạ, người Việt mình…” – Bao giờ thì chúng ta sẽ không còn phải kêu lên những câu chua chát và đau đớn như thế?
Bao giờ thì “Thật lạ, người Việt mình…” thường xuyên trở thành tiếng kêu hân hoan khi một người bị nạn được giúp đỡ, một người mất tài sản được trả lại tiền… và một luật sư được bắt tay thông cảm vì không cố ý gây ra bụi?
Mời Quý độc giả bình luận, đóng góp ý kiến về vấn đề này vào ô “Viết bình luận” dưới cuối bài. Trân trọng!
theo Trí Thức Trẻ
https://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/unnamed-2-1447606197942-38-0-446-800-crop-1447606251064.jpg
Khi thi thể của 120 nạn nhân vụ khủng bố vẫn còn chưa nguội hơi ấm, thì một số “anh hùng” đã bắt đầu khua đao trên bàn phím để chửi bới chính đồng hương mình.
Họ mắng mỏ, dè bỉu những người Việt khác “a dua”, “chạy theo phong trào”... khi đồng loạt đổi màu ảnh đại điện facebook để chia sẻ với nước Pháp.
1. “Hân hoan trên những xác người”
Cái thời khắc mà vụ 11/9 đang làm thế giới chết lặng vì sự ác độc tột cùng và thủ đoạn chưa từng có của bọn khủng bố, cũng đã có một số người Việt hân hoan vì “bọn Mỹ đã bị dạy cho bài học”, vì “đáng đời kẻ hay đi gây chiến”, “nước Mỹ phải trả giá”.
Trong cuộc chiến Kosovo, 5 quả bom dẫn đường của Mỹ rơi trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, thủ đô Serbia, làm 3 nhà báo nước này thiệt mạng.
Khi đó, cũng có một số người Việt hỉ hả vì “Trung Quốc làm nhiều việc ngang ngược, họ phải trả giá”.
Người Mỹ từng xâm lược Việt Nam, từng đi gây chiến nhiều nơi trên thế giới. Trung Quốc cũng đã gây ra nhiều oan trái cho người Việt. Nhưng sẽ thật man rợ khi ai đó muốn “đổ tội” cho chính phủ bằng cách “hân hoan trên những xác dân thường”.
Không một người dân nào “đáng phải trả giá bằng mạng sống của mình” cho sai lầm của một chính thể, một thế lực.
Ngay cả khi một nước văn minh bắt được những tay đao phủ IS khét tiếng, thì họ cũng không thể trả thù chúng bằng cách chặt đầu, dìm nước, nhốt vào lồng đặt giữa biển lửa, như cách chúng đã làm với người khác.
Những kẻ man rợ nhất cũng phải được xử theo pháp luật. Nếu bắt chúng trả giá theo luật rừng, thì chúng ta cũng man rợ đâu khác gì chúng.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/ava2-1447637479189/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/ava2-1447637479189/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Tôi nhớ có một vị tướng nổi tiếng ở Việt Nam, đã kể câu chuyện đầy ám ảnh trong đời lính chiến của ông.
Gần cuối trận đánh khốc liệt, một lính Mỹ rất trẻ đã phơi nguyên thân hình trước đầu ruồi mũi súng của vị tướng, khi ấy còn là đại úy.
Ông định bắn, nhưng ở khoảng cách rất gần đó của một buổi sáng trong vắt, ông nhìn rõ một đôi mắt gần như trẻ thơ, đang nhìn ông tuyệt vọng và van lơn. Kỳ lạ là đôi mắt ấy như chưa một lần nhìn thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
Cuối cùng, ông đã không bóp cò súng. Đôi mắt ấy khiến ông nhớ tới con trai mình. Đáng lẽ giờ này cậu lính đang cắp sách tới một giảng đường nào đó. Cậu chỉ là một nạn nhân khốn khổ của chiến tranh.
Chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, giữa địch và ta nơi chiến hào khét lẹt khói súng, vẫn còn có chỗ cho lòng trắc ẩn như vậy, thì tại sao một số người trẻ bây giờ lại thiếu?
2. Lời xin lỗi của một người Việt từ Paris đang đau đớn
Một trong những bí quyết để thành đạt và để sống văn minh, là không đổ lỗi, không ra ngõ chửi đổng.
Chắc chắn giờ này, những người Pháp đang xếp hàng dài trước các bệnh viện ở Paris (để tặng máu của mình cứu nạn nhân khủng bố), không có thời gian quan tâm đến những status dè bỉu lạc loài này.
Ưu tiên số 1 trong đầu họ không phải là việc đổ lỗi cho chính phủ đã thiếu một bức tường an ninh đủ mạnh để “những kẻ ám sát hòa bình” man rợ kia, ít có cơ hội tước đoạt mạng sống dân lành.
Vượt lên cả nỗi sợ hãi, họ vẫn ra đường vì nghĩ đến những nạn nhân đang quằn quại trong bệnh viện, đang cần giọt máu đồng bào tiếp thêm sự sống.
Trong khi một số người Việt đang bận “chém gió” dè bỉu trên mạng xã hội, thì những người Việt khác ở Paris, lại đang biến sự chia sẻ ấy thành hành động.
Hơn 1h00 sáng hôm qua, một cựu phóng viên Việt Nam đang sinh sống gần Paris, đã gửi cho tôi thông tin mới nhất về vụ tai nạn tàu hỏa vừa xảy ra ở Pháp kèm theo một lời xin lỗi.
“Người Pháp đang đau lại càng đau vì có thêm một tai nạn. Nhưng em xin lỗi vì không có thời gian dịch cho anh được. Nhà em đang đón những người Việt ở Paris xuống lánh nạn” – cô nói.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-5-1447606197971/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-5-1447606197971/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Cựu phóng viên không có lỗi khi chưa dịch bài cho tôi. Cô biết cô chỉ có lỗi khi cánh cửa nhà cô đóng chặt trước bước chân lánh nạn của người khác.
Khi thấy những bức ảnh đầu tiên trên Facebook được đổi màu cờ Pháp, chính tôi, cũng đã do dự 1 phút, khi quyết định làm theo.
Tôi không có thói a dua, nhưng tự hỏi: “Có cần không? Có rất nhiều cách chia sẻ, chứ không chỉ là màu một tấm ảnh”.
Nhưng tôi đã quyết định đổi. Một cú bấm thay màu ảnh không thể làm thay đổi được thảm nạn, ngoài việc nhắc nhở lòng trắc ẩn của chính mình.
Nhưng 100 ngàn, 1 triệu cú bấm sẽ trở thành lực lượng tinh thần ấm áp sát cánh bên nước pháp; trở thành một tuyên ngôn không bao giờ sống chung bầu trời với những kẻ chuyên reo rắc bóng tối.
3. “Thật lạ, người Việt mình…”
Sao không ai thay màu ảnh avatar khi hàng chục, hàng trăm ngàn người ở Sirya, Libya, Afghanistan, Iraq…đã chết vì xung đột, cuộc chiến mà trong đó, chính phủ Pháp có góp phần?
Câu hỏi ấy được những người phê phán đưa ra để biện minh cho hành vi dè bỉu người Việt sẻ chia với nước Pháp.
Tất nhiên, người ta có quyền hỏi câu ấy. Nhưng nếu kèm theo câu hỏi đó là việc chê bai những người khác bày tỏ sự tiếc thương, chia sẻ với nước Pháp thì lại là điều không thể hiểu nổi.
Có phải người Việt chúng ta, hay chính những người Pháp, đã quên mất cảm giác đau đớn, khi nhìn thấy những dân thường phải chết ở Trung đông, Tây Á, Bắc Phi?
Không ai quên cả.
Cả thế giới đã câm lặng rồi rơi nước mắt khi nhìn thấy bức ảnh thi thể cậu bé 3 tuổi Sirya, trôi dạt vào một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Những “dư chấn lương tâm” ấy đã biến thành hành động.
Hàng chục ngàn dân Châu Âu đã chia sẻ chính ngôi nhà của mình, miếng ăn của mình và cả “một phần tự do theo cách của mình”, để mở cửa đón những người tị nạn không quen biết, không máu mủ.
Việc đầu tiên khi mở “cánh cửa của lòng trắc ẩn” ấy, họ cũng không chửi rủa những kẻ đã làm nên li tán. Làm sao có thể chia sẻ thật sự, giúp đỡ thật sự khi việc đầu tiên họ nghĩ đến là chửi rủa, hằn học, chứ không phải bao dung?!
Những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, can thiệp, đòi mở rộng cửa cho người tị nạn, quyên góp cho nạn nhân chiến tranh, vẫn diễn ra đây đó trong lòng nước Pháp, Châu Âu, Mỹ.
Tình người là thứ vượt qua mọi biên giới, chính trị, tôn giáo, giai tầng xã hội.
Tháng 11/2013, khi siêu bão Hải Yến quét một đường tàn bạo qua Philippines, ông Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán nước này, đã bật khóc trong Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu.
Bài phát biểu và nước mắt của Sano, đã chấn động toàn thế giới. Ông nói đến tình người, tình bè bạn quốc tế trong hoạn nạn:
“Chúng tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn và đồng nghiệp ở trong khán phòng này và từ khắp mọi miền trên thế giới vì các bạn sát cánh bên chúng tôi trong thời khắc khó khăn này.
Tôi cảm ơn tất cả các quốc gia và chính phủ đã dành tình đoàn kết và sự hỗ trợ cho Philippines.
Tôi cảm ơn những người trẻ có mặt ở đây và hàng tỷ bạn trẻ trên khắp thế giới đã trước sau như một, ủng hộ đoàn đại biểu của tôi và dõi theo chúng tôi kiến tạo tương lai của các bạn.
…Chúng tôi xúc động sâu sắc trước những hành động đoàn kết đầy nhân văn này. Sự ủng hộ dạt dào ấy chứng tỏ rằng, là con người, chúng ta đoàn kết; cùng giống loài, chúng ta quan tâm”.
Một nam trưởng đoàn, đại diện cho một nước, đã không ngần ngại khóc trước mặt quan chức hàng trăm nước, để chia sẻ với những đau đớn của đồng bào ông ở quê nhà.
Nước mắt ấy, còn đánh động lương tri những kẻ đang góp phần làm biến đổi khí hậu, để đồng loại họ lãnh trọn hậu quả.
“Là con người, chúng ta đoàn kết; Cùng giống loài, chúng ta quan tâm”, đó là điều tối thiểu nhất để chúng ta tồn tại với tư cách “con người”.
Thế thì tại sao, một bộ phận người Việt lại có lối suy nghĩ lệch lạc về tình người, tình đồng loại như vậy?
Nếu không không thể khóc trước thảm kịch của đồng loại, hoặc không may bị tắc tuyến lệ, thì tại sao lại không thể ngồi yên, mà vẫn lớn tiếng dè bỉu những người biết khóc, biết sẻ chia?
“Chánh Văn” Hoàng Anh Tú, người đã tham gia giải đáp nhiều câu hỏi khó cho giới trẻ trên tờ Hoa Học Trò, cũng thấy mình không trả lời được câu hỏi ấy.
Hoàng Anh Tú viết: “Thật lạ! Việc thay đổi avatar dành cho người Paris tôi nghĩ là một việc đáng quý, đáng trân trọng… Sao nhiều người dè bỉu rằng đó là adua, là phong trào…?
Thật lạ, người Việt mình…”.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-4-1447606197961/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg (https://sohanews2.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2015/unnamed-4-1447606197961/gui-nhung-nguoi-han-hoc-truoc-tinh-dong-loai.jpg)
Biên tập ảnh: Mạnh Quân
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều thứ phải kêu lên “Thật lạ, người Việt mình…”.
Chỉ vì chút bụi đường mà hai luật sư bị đánh đến khó nhận ra mặt.
Chỉ vì ngăn ngừa nạn trộm chó mèo mà một ngôi chùa ở Hưng Yên đã treo băng rôn theo kiểu luật rừng, ngược hoàn toàn với triết lý sống nhân từ của nhà Phật:
“Trộm cắp chó mèo có thể gặp kiếp nạn như sau: Phát bệnh không rõ nguyên nhân; Chết trong cảnh đau đớn, thê thảm; Bị giam cầm, bắt bớ; Bị trầy da, ghẻ ngứa; Bị đánh đập, hành hạ đau đớn; Bị hành hung đến chết”.
Hàng chục người đã lảng tránh việc cứu người bị nạn trên cầu vượt Thái Hà, nhưng lại sẵn sàng lao đến để chụp một tấm ảnh, quay một clip, mặc cho nạn nhân van xin đám đông giãn ra để thở…
Bạn đọc cũng sẽ bị ngộp thở nếu tôi kể hết ra đây những điều thảng thốt.
Nhưng chúng ta vẫn phải sống, vẫn phải hy vọng như Paris vẫn phải sống, vẫn phải đầy ánh sáng và ngay lúc này đây, những bức ảnh avatar vẫn đang được đổi màu chia sẻ.
“Thật lạ, người Việt mình…” – Bao giờ thì chúng ta sẽ không còn phải kêu lên những câu chua chát và đau đớn như thế?
Bao giờ thì “Thật lạ, người Việt mình…” thường xuyên trở thành tiếng kêu hân hoan khi một người bị nạn được giúp đỡ, một người mất tài sản được trả lại tiền… và một luật sư được bắt tay thông cảm vì không cố ý gây ra bụi?
Mời Quý độc giả bình luận, đóng góp ý kiến về vấn đề này vào ô “Viết bình luận” dưới cuối bài. Trân trọng!
theo Trí Thức Trẻ