PDA

View Full Version : Người Kurd ở Iraq mở chiến dịch tái chiếm Sinjar



duyanh
11-12-2015, 01:51 PM
Người Kurd ở Iraq mở chiến dịch tái chiếm Sinjar




http://gdb.voanews.com/7ED13126-BC05-49AC-A61F-48451D350F8B_w640_r1_s.jpg (http://gdb.voanews.com/7ED13126-BC05-49AC-A61F-48451D350F8B_w640_r1_s.jpg)

Chiến binh Peshmerga người Kurd trong chiến dịch tái chiếm thị trấn Sinjar ở phía bắc Iraq, ngày 12/11/2015.


Hàng ngàn chiến binh người Kurd hôm nay mở một chiến dịch nhằm chiếm lại thị trấn Sinjar miền bắc Iraq từ tay nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Các phần tử chủ chiến thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo đã chiếm Sinjar hồi tháng 8 năm 2014 khi mở cuộc khủng bố khối thiểu số Yazidi và vây hãm hàng ngàn người trong vùng núi. Chính cuộc tấn công này đã châm ngòi cho hơn 5.000 vụ oanh kích của liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Iraq.
Một thông cáo của người Kurd nói 7.500 chiến binh đang tìm cách lấy lại quyền kiểm soát Sinjar, cắt đứt các đường tiếp liệu chính của Nhà nước Hồi giáo và thiết lập một vùng trái độn để bảo vệ thường dân. Trước khi hành quân, các cuộc không kích của liên minh đã nhắm vào khu vực hàng ngày từ hơn 1 tuần lễ.
Sinjar nằm dọc theo một xa lộ chính trên con đường giữa Mosul về phía đông đang nằm trong tay Nhà nước Hồi giáo, và thành phố Raqqa của Syria mà nhóm này tự công bố là thủ phủ về phía tây.


Tiến bộ chậm chạp

Hôm qua, giới chức cao nhất của Liên Hiệp Quốc ở Iraq nói lực lượng an ninh Iraq đã đạt được tiến bộ tuy chậm chạp nhưng nhắm đúng mục tiêu chống lại các chiến binh tự xưng là Nhà Nước Hồi giáo đang nắm quyền kiểm soát nhiều vùng đất rộng lớn ở Iraq.
Ông Jan Kubis nói với Hội đồng Bảo an LHQ rằng kể từ giữa tháng 7, lực lượng an ninh và dân quân Shia, được yểm trợ bởi các cuộc không kích của liên minh quốc tế, đã đẩy lui chiến binh Nhà nước Hồi giáo khỏi các thị trấn và làng mạc và điều đáng kể là đã giải phóng nhà máy lọc dầu lớn nhất nước khỏi quyền kiểm soát của nhóm này.


http://gdb.voanews.com/46002F2E-C1A5-4712-87FC-7BBAE44EA437_w640_s.png

(http://gdb.voanews.com/46002F2E-C1A5-4712-87FC-7BBAE44EA437_mw1024_s_n.png)

Bản đồ Thị trấn Sinjar ở Iraq.



Ông Kubis nói, “Lực lượng thân chính phủ đã chứng tỏ khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự cùng lúc ở nhiều khu vực.”
Vị đặc sứ này nói lực lượng Iraq và các tình nguyện viên bộ tộc đang hoạch định thêm các chiến dịch giải phóng ở các khu vực như thủ phủ Ramadi của tỉnh Anbar, và trong vùng phía bắc của người Kurd.


Ông nói với các phóng viên, “Những thắng lợi mới đây cho chúng ta thấy tinh thần của các lực lượng chiến đấu rất cao về phía chính phủ, và nay họ có khả năng ghi các thắng lợi. Chiến dịch được hoạch định tốt hơn, và được sự yểm trợ tốt hơn của liên minh quốc tế, do đó ta nhìn thấy kết quả.”


Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng ISIL, là tên gọi khác của Nhà nước Hồi giáo, còn lâu mới đánh bại được. Theo ông, ISIL tiếp tục sở hữu nguồn tài trợ và các khả năng quân sự để kéo dài chế độ khủng bố trên nhiều vùng rộng lớn ở Iraq.”


Cuộc khủng hoảng nhân đạo lan rộng



http://gdb.voanews.com/F5A54A90-E950-4445-A9F3-54C6B1D7E517_w640_s.jpg

(http://gdb.voanews.com/F5A54A90-E950-4445-A9F3-54C6B1D7E517_mw1024_s_n.jpg)

Một số phụ nữ người sắc tội Yazidi được Nhà nước Hồi giáo phóng thích hồi tháng 4/2015. IS hiện vẫn còn giam giữ 1 ngàn 500 phụ nữ và trẻ em thuộc công đồng thiểu số Yazidi



IS bắt đầu cuộc chiếm đóng đất đai ở Iraq hồi năm ngoái, nắm được ít nhất 1/3 đất nước, và gây cảnh thất tán cho hơn 3 triệu thường dân hoảng sợ trong tiến trình này. Hàng ngàn người Iraq cũng đang đi tìm nơi an toàn bằng cách thực hiện hành trình nguy hiểm đến châu Âu bằng đường bộ hay đường biển.


Báo cáo mới nhất của LHQ về tình hình ở Iraq bày tỏ mối quan ngại về những hành vi ngược đãi thường dân của IS, trong đó có việc giết hại, bắt cóc, cưỡng hiếp, tra tấn, cưỡng bách trẻ em đi lính và cướp bóc. Nhóm này cũng bị cho là vẫn còn giam giữ 1.500 phụ nữ và trẻ em thuộc công đồng thiểu số Yazidi.


Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 8,6 triệu người – gần 1/4 dân số - cần sự trợ giúp nhân đạo cấp thiết; nhưng tình trạng thiếu hụt ngân quỹ trầm trọng đã buộc những cơ quan như Chương trình Thực phẩm Thế giới phải cắt bớt khẩu phần và giảm thiểu trị giá các phiếu thực phẩm. Ông Kubis nói có thể còn phải giảm bớt thêm nữa nếu các tổ chức cấp viện không tăng cường viện trợ sớm.




https://www.youtube.com/watch?v=-wjRXUZ9Uq8

VOA