PDA

View Full Version : Đối lập Myanmar 'thắng lớn'



duyanh
11-10-2015, 01:06 PM
Đối lập Myanmar 'thắng lớn'



http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/10/151110093331_suu_kyi_640x360_bbc_nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/10/151110093331_suu_kyi_640x360_bbc_nocredit.jpg)


Bà Aung San Suu Kyi trong phỏng vấn riêng với BBC

Lãnh tụ đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi nói với BBC rằng đảng của bà đã "giành đa số tại Quốc hội".

Trong phỏng vấn độc quyền dành cho BBC, bà Suu Kyi chúc mừng người dân Myanmar. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy đảng của bà thắng lớn.

Theo Hiến pháp hiện hành tại Myanmar, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống. Tuy nhiên bà nói với tư cách lãnh đạo đảng bà sẽ "tìm được người" đảm lãnh trách nhiệm này.

Sau nhiều thập niên Myanmar nằm dưới quyền lãnh đạo của giới quân nhân, cuộc tổng tuyển cử mới rồi ̣nói chung được cho là dân chủ nhất trong 25 năm.

Số phiếu chính thức từ các nơi đang được thống kê và các kết quả cuối cùng phải nhiều ngày mới được công bố.

Thế nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi được cho là giành đa số phiếu ở các khu vực cử tri đã sắp xong.

Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) được ủng hộ của phe quân sự đã cầm quyền từ 2011, khi Myanmar bắt đầu chuyển sang chính quyền dân sự.

Tổng thống mới sẽ được bầu khoảng tháng Hai 2016 hoặc sau đó.
'Hận thù và sợ hãi'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/11/10/151110095124_myanmar_election_640x360_ap.jpg

Ước tính khoảng 30 triệu người có quyền bầu cử ở Myanmar

Trong phỏng vấn riêng với phóng viên Fergal Keane của BBC, bà Suu Kyi nói cuộc bỏ phiếu tuy không công bằng nhưng "phần lớn tự do".

Một phần tư của tổng số 664 ghế trong quốc hội được dành cho quân đội, và đảng NLD cần có ít nhất 2/3 số ghế để lên cầm quyền.

Tuy nhiên bà Suu Kyi nói BBC rằng đảng của bà đã vượt qua mức yêu cầu tối thiểu đó, và đạt khoảng 75%.

Hàng trăm ngàn người - trong đó có người thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân - không được đi bỏ phiếu, gây lo ngại về tính công bằng của cuộc bầu cử.

Đảng của bà Suu Kyi cũng như một số đảng khác không có ứng viên người Hồi giáo, bị chỉ trích đã không lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa cho người Hồi giáo, những người bị các nhóm Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan tấn công.

Bà nói với BBC rằng chính phủ do đảng NLD điều hành sẽ bảo vệ người Hồi giáo, và những ai gây thêm hận thù nên bị truy tố.

"Định kiến không dễ bị xóa bỏ và hận thù cũng không dễ bị xóa bỏ... Tôi tự tin rằng đại đa số người dân muốn có hòa bình... họ không muốn sống trong hận thù và sợ hãi," bà nói.


BBC