sophienguyen
11-04-2015, 02:04 AM
Những đám mây như sóng biển cuộn trào trên bầu trời nước Mỹ
Một du khách đi nghỉ tại resort Breckenridge đã quay được đoạn video đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ).
Đoạn video này được chia sẻ lên Twitter rất thu hút rất nhiều người xem. Hiện tượng này đươc gọi là sóng Kelvin-Helmholtz bao phủ hệ Mặt Trời và bầu khí quyển sao Thổ.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-1-1446548448413/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ).
Chúng ta có thể nhận thấy rõ 2 phân lớp không khí trong khí quyển di chuyển với tốc độ khác nhau.
Hai phân lớp gặp nhau ở một lớp khác (gọi là lớp thứ ba) thành ra không bền vững vì thay đổi tốc độ di chuyển. Chuyển động như vậy tạo thành hoa văn sóng xoáy, rồi tiếp tục tạo thành sóng xoáy cuộn lớn hơn.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-2-1446548448443/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hình ảnh cho thấy rõ 3 phân lớp mây.
Nhà khí tượng học Chris Spears giải thích trên kênh CBS Denver rằng: “Gió dịch chuyển tạo thành những ngọn sóng trong luồng không khí khi tích tụ đủ độ ẩm sẽ thành mây. Kết quả là chúng ta thấy sóng cuộn trên đầu mây. Những con sóng xoáy này thường không tồn tại lâu”.
Trong đầu năm nay đã có hai cuộc nghiên cứu lý giải sao lại có mây cuộn sóng gần khí quyển Trái Đất. Các nhà khoa học muốn hiểu hiệu tượng gì đã xảy ra khi những thay đổi đó có ảnh hưởng đến Trái Đất.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-3-1446548448453/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hình ảnh mô phỏng từ trường bao quanh Trái Đất. Gió Mặt Trời thổi tạo thành sóng Kelvin-Helmholtz.
Trước đây, các nhà khoa học đã biết đến sóng Kelvin-Helmholtz tồn tại trong từ trường Trái Đất, nhưng nó rất ít khi xuất hiện và chỉ xuất hiện trong những điều kiện đặc biệt.
Nhưng thực ra sóng Kelvin-Helmholtz có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện nào và thường xảy ra hơn chúng ta tưởng. Nó chiếm 20% thời gian hình thành và tồn tại của mây.
Nhóm nghiên cứu đầu tiên báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng trong hệ Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu thứ hai báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng ở gần Trái Đất và còn giải thích rõ vì sao họ thường xuyên quan sát thấy.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-4-1446548448432/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hoa văn mây cuộn sóng.
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Boston và Viện công nghệ Virginia (Mỹ) vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và đo từ trường gần Trái Đất để hiểu rõ và đưa ra lời giải thích thỏa đáng hơn cho hiện tượng sóng Kelvin-Helmholtz.
https://www.youtube.com/watch?v=3mD2c6IDeTQ
Theo Daily Mail
Một du khách đi nghỉ tại resort Breckenridge đã quay được đoạn video đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ).
Đoạn video này được chia sẻ lên Twitter rất thu hút rất nhiều người xem. Hiện tượng này đươc gọi là sóng Kelvin-Helmholtz bao phủ hệ Mặt Trời và bầu khí quyển sao Thổ.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-1-1446548448413/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Đám mây lạ như biển cuộn sóng trên bầu trời bang Colorado (Mỹ).
Chúng ta có thể nhận thấy rõ 2 phân lớp không khí trong khí quyển di chuyển với tốc độ khác nhau.
Hai phân lớp gặp nhau ở một lớp khác (gọi là lớp thứ ba) thành ra không bền vững vì thay đổi tốc độ di chuyển. Chuyển động như vậy tạo thành hoa văn sóng xoáy, rồi tiếp tục tạo thành sóng xoáy cuộn lớn hơn.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-2-1446548448443/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hình ảnh cho thấy rõ 3 phân lớp mây.
Nhà khí tượng học Chris Spears giải thích trên kênh CBS Denver rằng: “Gió dịch chuyển tạo thành những ngọn sóng trong luồng không khí khi tích tụ đủ độ ẩm sẽ thành mây. Kết quả là chúng ta thấy sóng cuộn trên đầu mây. Những con sóng xoáy này thường không tồn tại lâu”.
Trong đầu năm nay đã có hai cuộc nghiên cứu lý giải sao lại có mây cuộn sóng gần khí quyển Trái Đất. Các nhà khoa học muốn hiểu hiệu tượng gì đã xảy ra khi những thay đổi đó có ảnh hưởng đến Trái Đất.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-3-1446548448453/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hình ảnh mô phỏng từ trường bao quanh Trái Đất. Gió Mặt Trời thổi tạo thành sóng Kelvin-Helmholtz.
Trước đây, các nhà khoa học đã biết đến sóng Kelvin-Helmholtz tồn tại trong từ trường Trái Đất, nhưng nó rất ít khi xuất hiện và chỉ xuất hiện trong những điều kiện đặc biệt.
Nhưng thực ra sóng Kelvin-Helmholtz có thể xuất hiện trong bất cứ điều kiện nào và thường xảy ra hơn chúng ta tưởng. Nó chiếm 20% thời gian hình thành và tồn tại của mây.
Nhóm nghiên cứu đầu tiên báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng trong hệ Mặt Trời.
Nhóm nghiên cứu thứ hai báo cáo so sánh sóng Kelvin-Helmholtz với những hiện tượng ở gần Trái Đất và còn giải thích rõ vì sao họ thường xuyên quan sát thấy.
https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/may-song-4-1446548448432/ky-vi-may-cuon-nhu-song-ruc-lua-tren-bau-troi-nuoc-my.jpg
Hoa văn mây cuộn sóng.
Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Boston và Viện công nghệ Virginia (Mỹ) vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và đo từ trường gần Trái Đất để hiểu rõ và đưa ra lời giải thích thỏa đáng hơn cho hiện tượng sóng Kelvin-Helmholtz.
https://www.youtube.com/watch?v=3mD2c6IDeTQ
Theo Daily Mail