tini
10-27-2015, 02:12 PM
Sắp có máy ảnh giá rẻ chụp được trái cây hỏng dù vỏ vẫn tươi ngon
Trong tương lai, việc đi chợ chọn trái cây ngon không còn là một việc quá khó.
Máy ảnh giá rẻ hỗ trợ việc chọn trái cây ngonNếu nhìn bằng mắt thường, chúng ta khó nhận biết rằng trái cây (ví dụ như bơ, đào) đang chín hoặc sắp hỏng. Tuy nhiên, với công nghệ máy ảnh đang được phát triển bởi Đại học Washington cùng với Microsoft, chúng ta đã có thể biết được độ chín của trái cây một cách dễ dàng.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam.jpg
Máy ảnh HyperCam.
Một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đã phát triển một chiếc máy ảnh giá rẻ mang tên HyperCam, nó dùng ánh sáng cận hồng ngoại để có thế thấy rõ các chi tiết mà mắt thường không thấy được. Thông thường, một chiếc máy ảnh nhìn xuyên đồ vật như thế này có giá trị từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn đô la Mỹ. Trong một cuộc họp báo mới đây, nhóm phát triển sản phẩm ước tính rằng giá thành sản phẩm chỉ vào khoảng 800 đô la Mỹ, và nếu đó là máy ảnh của điện thoại thì chỉ là 50 đô.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam-2.jpg
Mạch máu và gân tay khi chụp với máy ảnh thường (trái) và máy ảnh HyperCam (phải).
Khi dùng máy ảnh HyperCam để chụp hình tay người thì sẽ thấy rõ mạch máu và gân của người đó, điều này có thể được ứng dụng trong nhiều ngành như y tế, sinh học hoặc thậm chí là sinh trắc học. Trong các thử nghiệm với máy ảnh này, tỉ lệ nhận diện đúng tay người lên đến 99% và tỉ lệ nhận diện đúng độ chín của trái cây là 94%.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam-3.jpg
Dùng máy ảnh HyperCam để phân biệt độ chín của quả bơ.
"Mặc dù chưa hoàn thành, nhưng trong tương lai tôi nghĩ máy ảnh này sẽ được trang bị vào điện thoại, chúng ta có thể vào siêu thị và phân biệt được trái cây ngon/dở". Ông Shwetak Patel, đại diện nhóm kỹ sư trường đại học Washington, nhật xét. Máy ảnh HyperCam dùng ánh sáng cận hồng ngoại trên dải siêu quang phổ để chiếu vào vật thể cần chụp, sau đó chụp 17 bức ảnh khác nhau tương ứng với 17 bước sóng ấy.
Một khó khăn lớn đối với nhóm phát triển sản phẩm hiện nay là HyperCam không hoạt động tốt dưới môi trường có ánh sáng mạnh. Và các nhà khoa học đang cố gắng làm cho máy ảnh này càng ngày càng ngày càng nhỏ để có thể được gắn lên các thiết bị di động
Trong tương lai, việc đi chợ chọn trái cây ngon không còn là một việc quá khó.
Máy ảnh giá rẻ hỗ trợ việc chọn trái cây ngonNếu nhìn bằng mắt thường, chúng ta khó nhận biết rằng trái cây (ví dụ như bơ, đào) đang chín hoặc sắp hỏng. Tuy nhiên, với công nghệ máy ảnh đang được phát triển bởi Đại học Washington cùng với Microsoft, chúng ta đã có thể biết được độ chín của trái cây một cách dễ dàng.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam.jpg
Máy ảnh HyperCam.
Một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư đã phát triển một chiếc máy ảnh giá rẻ mang tên HyperCam, nó dùng ánh sáng cận hồng ngoại để có thế thấy rõ các chi tiết mà mắt thường không thấy được. Thông thường, một chiếc máy ảnh nhìn xuyên đồ vật như thế này có giá trị từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn đô la Mỹ. Trong một cuộc họp báo mới đây, nhóm phát triển sản phẩm ước tính rằng giá thành sản phẩm chỉ vào khoảng 800 đô la Mỹ, và nếu đó là máy ảnh của điện thoại thì chỉ là 50 đô.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam-2.jpg
Mạch máu và gân tay khi chụp với máy ảnh thường (trái) và máy ảnh HyperCam (phải).
Khi dùng máy ảnh HyperCam để chụp hình tay người thì sẽ thấy rõ mạch máu và gân của người đó, điều này có thể được ứng dụng trong nhiều ngành như y tế, sinh học hoặc thậm chí là sinh trắc học. Trong các thử nghiệm với máy ảnh này, tỉ lệ nhận diện đúng tay người lên đến 99% và tỉ lệ nhận diện đúng độ chín của trái cây là 94%.
http://img.khoahoc.tv/photos/image/2015/10/27/HyperCam-3.jpg
Dùng máy ảnh HyperCam để phân biệt độ chín của quả bơ.
"Mặc dù chưa hoàn thành, nhưng trong tương lai tôi nghĩ máy ảnh này sẽ được trang bị vào điện thoại, chúng ta có thể vào siêu thị và phân biệt được trái cây ngon/dở". Ông Shwetak Patel, đại diện nhóm kỹ sư trường đại học Washington, nhật xét. Máy ảnh HyperCam dùng ánh sáng cận hồng ngoại trên dải siêu quang phổ để chiếu vào vật thể cần chụp, sau đó chụp 17 bức ảnh khác nhau tương ứng với 17 bước sóng ấy.
Một khó khăn lớn đối với nhóm phát triển sản phẩm hiện nay là HyperCam không hoạt động tốt dưới môi trường có ánh sáng mạnh. Và các nhà khoa học đang cố gắng làm cho máy ảnh này càng ngày càng ngày càng nhỏ để có thể được gắn lên các thiết bị di động