duyanh
10-26-2015, 12:07 PM
Châu Âu thêm chỗ đón người tỵ nạn
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/26/151026010143_migrants_640x360_ap_nocredit.jpg
Hy Lạp sẽ có thêm 50.000 chỗ cho người tỵ nạn đến hết năm nay
Sẽ có thêm 100.000 chỗ mới tại các trung tâm đón người tỵ nạn sau khi một thỏa thuận được các lãnh đạo Châu Âu thông qua tại hội nghị thượng đỉnh đột xuất diễn ra ở Brussels (Bỉ).
Lãnh đạo 11 quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu (EU) và ba quốc gia ngoài EU đã thảo luận làm sao giải quyết con số người tỵ nạn đang ngày càng tăng lên.
Trong tuần rồi, mỗi ngày có 9.000 người di cư vào Hy Lạp, con số cao nhất trong năm nay.
Theo thỏa thuận mới, Hy Lạp sẽ mở các trung tâm tiếp nhận với số chỗ đủ cho 30.000 người tỵ nạn từ giờ đến cuối năm.
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) sẽ cung cấp thêm 20.000 chỗ.
Thỏa thuận cũng sẽ thêm nhiều trung tâm tiếp nhận với 50.000 chỗ ở các quốc gia khu vực Balkan, đón đầu con đường di trú phổ biến nhất cho những người tìm đường đến Đức và Bắc Âu.
Trong thỏa thuận, các lãnh đạo Châu Âu thống nhất:
Trong một tuần tới, gửi 400 cảnh sát đến Slovenia, nơi đang phải cầm cự với số lượng người nhập cư đến.
“Không ủng hộ” việc người tỵ nạn di chuyển đến biên giới các quốc gia gần đó “mà không thông báo cho các quốc gia láng giềng”.
Bổ nhiệm các nhân sự liên lạc để chuyển thông tin về số lượng người tỵ nạn cho các quốc gia và nhà chức trách ở các quốc gia khác.
"Đây là một trong những phép thử khó khăn nhất mà Châu Âu từng phải đối mặt” – Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/21/151021155533_migrant_journeys_turkey_to_germany_62 4_v9_indonesian.png
Đường di chuyển chính của người tỵ nạn đến Đức
Các quốc gia nhỏ dọc con đường qua Balkan nói nguồn lực của họ bị quá tải vì số người vượt biên đổ đến.
Các khu vực tắc nghẽn giờ càng nghiêm trọng hơn, một phần do Hungary đã đóng cửa biên giới với Serbia và Croatia, buộc người di cư phải tìm đường khác về phía Bắc.
Hành trình người tỵ nạn được các chính phủ hỗ trợ bằng cách đưa họ về trại hoặc giúp họ qua biên giới của quốc gia kế tiếp.
Trước thềm hội nghị, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic bác bỏ đề nghị nước ông dừng trung chuyển người tỵ nạn.
Ông nói: “Điều này là không thể được, bất kỳ ai viết ra thứ này cứ như mơ ngủ cả tháng mới tỉnh dậy, họ không hiểu mọi thứ đang diễn ra thế nào.”
“Việc cho người tỵ nạn qua biên giới phải ngừng lại và điều này sẽ xảy ra” – Chủ tịch ủy ban Châu Âu ông Jean-Claude Juncker nói sau hội nghị.
Ông Milanovic và Thủ tướng Slovenia Borut Pahor cho biết hội nghị ngày Chủ Nhật sẽ chỉ thành công trong trường hợp các bên tham gia đồng ý xiết chặt nghiêm ngặt hơn lệnh cấm với người nhập cư đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp.
Tuy nhiên chưa có biên pháp mới cứng rắn nào được thông qua.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/26/151026010143_migrants_640x360_ap_nocredit.jpg
Hy Lạp sẽ có thêm 50.000 chỗ cho người tỵ nạn đến hết năm nay
Sẽ có thêm 100.000 chỗ mới tại các trung tâm đón người tỵ nạn sau khi một thỏa thuận được các lãnh đạo Châu Âu thông qua tại hội nghị thượng đỉnh đột xuất diễn ra ở Brussels (Bỉ).
Lãnh đạo 11 quốc gia trong Liên hiệp Châu Âu (EU) và ba quốc gia ngoài EU đã thảo luận làm sao giải quyết con số người tỵ nạn đang ngày càng tăng lên.
Trong tuần rồi, mỗi ngày có 9.000 người di cư vào Hy Lạp, con số cao nhất trong năm nay.
Theo thỏa thuận mới, Hy Lạp sẽ mở các trung tâm tiếp nhận với số chỗ đủ cho 30.000 người tỵ nạn từ giờ đến cuối năm.
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) sẽ cung cấp thêm 20.000 chỗ.
Thỏa thuận cũng sẽ thêm nhiều trung tâm tiếp nhận với 50.000 chỗ ở các quốc gia khu vực Balkan, đón đầu con đường di trú phổ biến nhất cho những người tìm đường đến Đức và Bắc Âu.
Trong thỏa thuận, các lãnh đạo Châu Âu thống nhất:
Trong một tuần tới, gửi 400 cảnh sát đến Slovenia, nơi đang phải cầm cự với số lượng người nhập cư đến.
“Không ủng hộ” việc người tỵ nạn di chuyển đến biên giới các quốc gia gần đó “mà không thông báo cho các quốc gia láng giềng”.
Bổ nhiệm các nhân sự liên lạc để chuyển thông tin về số lượng người tỵ nạn cho các quốc gia và nhà chức trách ở các quốc gia khác.
"Đây là một trong những phép thử khó khăn nhất mà Châu Âu từng phải đối mặt” – Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/21/151021155533_migrant_journeys_turkey_to_germany_62 4_v9_indonesian.png
Đường di chuyển chính của người tỵ nạn đến Đức
Các quốc gia nhỏ dọc con đường qua Balkan nói nguồn lực của họ bị quá tải vì số người vượt biên đổ đến.
Các khu vực tắc nghẽn giờ càng nghiêm trọng hơn, một phần do Hungary đã đóng cửa biên giới với Serbia và Croatia, buộc người di cư phải tìm đường khác về phía Bắc.
Hành trình người tỵ nạn được các chính phủ hỗ trợ bằng cách đưa họ về trại hoặc giúp họ qua biên giới của quốc gia kế tiếp.
Trước thềm hội nghị, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic bác bỏ đề nghị nước ông dừng trung chuyển người tỵ nạn.
Ông nói: “Điều này là không thể được, bất kỳ ai viết ra thứ này cứ như mơ ngủ cả tháng mới tỉnh dậy, họ không hiểu mọi thứ đang diễn ra thế nào.”
“Việc cho người tỵ nạn qua biên giới phải ngừng lại và điều này sẽ xảy ra” – Chủ tịch ủy ban Châu Âu ông Jean-Claude Juncker nói sau hội nghị.
Ông Milanovic và Thủ tướng Slovenia Borut Pahor cho biết hội nghị ngày Chủ Nhật sẽ chỉ thành công trong trường hợp các bên tham gia đồng ý xiết chặt nghiêm ngặt hơn lệnh cấm với người nhập cư đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hi Lạp.
Tuy nhiên chưa có biên pháp mới cứng rắn nào được thông qua.
BBC