giavui
10-05-2010, 12:31 PM
http://i796.photobucket.com/albums/yy249/hangnga_01/thuyennhan-01.jpg
Thấm thoát mà đã gần 20 năm. Những người Việt định cư trên những đất nước thứ ba đến bây giờ đã yên ổn với cuộc sống mới. Là một thuyền nhân, tôi cũng như bao người khác, đã không khỏi nhiều lúc ngồi suy nghĩ thẩn thờ, nhớ về những kỷ niệm khó quên của một chuyến đi đầy cam go, đầy hãi hùng vượt đại dương.
Nay ban tổ chức đã làm một việc rất ý nghĩa; để chúng tôi, những thuyền nhân có dịp ôn lại kỷ niệm; và ghi lại một đoạn đời, có thể gọi là một giai đoạn bi thương của lịch sử dân tộc Việt Nam, qua hàng hàng lớp lớp làn sóng người bất chấp hiểm nguy, xuống thuyền vượt biển Đông tránh nạn Cộng Sản sau 1975. Viết bài này, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ nhoi, để cho thế hệ Việt Nam sau này biết được những gì chúng tôi đã đi qua, để họ biết quí các giá trị tương lai, đã được những người đi trước đánh đổi bằng nước mắt, và hơn thế nữa: bằng máu. Riêng những người chưa hiểu rõ chế độ Cộng Sản, sẽ thấy được thêm tội ác của họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, vốn đã nhiều đau thương và bất hạnh.
Cuộc sống ngày đó rất khắc nghiệt. Mẹ tôi thường mọi giá phải cho tôi ra đi vì ba tôi là sĩ quan chế độ cũ; anh em tôi đương nhiên sẽ không vào được đại học, mà phải đi thanh niên xung phong hay đăng ký nghĩa vụ quân sự để bị đưa ra làm bia đỡ đạn trong cuôc xâm lăng Campuchia. Từ thành phố đến nông thôn, công an khu vực và bọn chỉ điểm ngày đêm rình rập như cú vọ, chỉ chực chụp lên đầu người dân những tội trạng vô lý. Thành phần trí thức và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì kéo lê xiềng xích trong hàng ngàn trại cải tạo mọc lê khắp mọi miền đất nước. Sài gòn như một người thiếu phụ với những giọt nước mắt sau tấm màn đen vô vọng.
Những giọt nước mắt đã biến thành hy vọng khi biết bên kia bờ đại dương, các đất nước tự do đang chờ đón. Hy vọng đã nung nấu trong tim những người trẻ chúng tôi, chấp nhận hiểm nguy ra khơi chóng chọi với ba đào, nhất định phải vượt thoát khỏi cái đất nước tù tội.
Sau nhiều lần vượt biên bị bắt ở khắp nơi: Vũng Tàu, Rạch Giá, Cần Thơ. Cuối cùng chúng tôi lại chuẩn bị ra biển. Chuyến đi này bắt đầu từ Ngọc Hà, một thôn nhỏ giữa Long Thành và Bà Rịa, trên đường ra Vũng Tàu. Năm đó là 1985, tôi được 18 tuổi. Nhiệm vụ của tôi là mang cái hải bàn trong cái giỏ lát đi xe đò cũng ít ai nghi. Đến nơi, tôi được sắp xếp dấu vào nhà một người quen. Suốt năm ngày nằm chờ, tôi được dặn không nên ra khỏi căn phòng, sợ dân làng và công an thấy lạ mặt sẽ tình nghi. Tôi chỉ nhìn được ra ngoài qua những kẻ hở trên vách lá dừa. Thôn này ở gần sông, dân cư sinh sống bằng nghề biển như đánh cá, đóng ghe, đan lưới... Đời sống họ thật lam lũ. Nhìn xa xa gần mé sông, có một chiếc tàu đang đóng, mũi tàu vươn lên ngạo nghễ, tôi tự nhủ không biết tàu mình đi có được như vậy không?
Thế rồi đêm đó, chúng tôi được tin sẽ "đánh", có nghĩa là đi. Xăng dầu và lương thực đã được chuyển xuống ghe. Tôi chuẩn bị hết mấy món đồ mà mẹ tôi đã gói sẵn: thuốc say sóng, thuốc chống đói, phao cá nhân, một chiếc nhẫn hai chỉ may trong lai quần để lỡ bị bắt hoặc lọt sang trại tị nạn, có cái mà xoay sở hoặc đánh điện tín về nhà. Tôi chợt thấy thương mẹ tôi, đã lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sàigòn để tìm mua những thứ này, vốn được xem là đồ cấm. Bây giờ đã làm cha, tôi mới cảm nhận được cái khổ đau ngày nào mà mẹ tôi phải trải qua khi đưa đứa con trai lên đường, vào đại dương sóng gió để tìm tự do và tương lai, mà biết rằng chẳng bao giờ gặp lại được nhau.
Hôm đó, là ngày 15 tháng 7, 1985. Gia đình tôi ở trọ cũng gởi ba đứa con đi chuyến đó nên họ làm bữa cơm cuối cùng tiễn chúng tôi. Bữa cơm này đúng ra nếu không được thịnh soạn thì cũng phải kha khá, vì những ngày sắp tới chúng tôi sẽ không còn cơ hội mà ăn uống đầy đủ để chống chọi với biển khơi, nhưng dọn ra vỏn vẹn chỉ một dĩa rau luộc, môt chém mắm và mấy trái cà pháo. Thế mới biết đời sống họ cơ cực đến đâu, trong khi nhà nước và bọn cán bộ thì mặc sức vơ vét và làm giàu.
Ăn uống, từ biệt xong, khoảng 8 giờ, tôi được dẫn đi. Đi bộ rất lâu, băng qua các bờ ruộng, bờ lau trong đêm tối. Lâu lâu có tiếng chó sủa inh ỏi, chúng tôi phải ngồi xuống núp vào những cái mả đen ngòm. Nỗi sợ công an làm tôi quên hẳn cả sợ ma. Vừa đi, vừa chạy, rốt cuộc chúng tôi đến một bờ sông. Tôi được đưa đi bằng một chiếc xuồng nhỏ không máy. Người chèo thuyền ra hiệu bảo im lặng, rồi lặng lẽ chèo ra phía sông lớn. Thuyền đi cũng khá lâu, thinh lặng trong đêm để tránh trạm biên phòng. Những chiếc thuyền này, người việt biên thường gọi tiếng lóng là "tắc xi" hoặc "cá nhỏ" sẽ đưa người tới chỗ chuyển tiếp để lên "cá lớn" là tàu vượt biên.
Thuyền đi qua những hàng đáy, là tiếng dân chài gọi những hàng cọc gỗ đóng ở cửa biển thành một hàng rào để bắt cá tôm. Tôi nghe gió biển lồng lộng và thấy nhiều thuyền bè đánh cá neo ở gần đó. Không khí trở nên hồi hộp vì biết đâu trên những tàu đó có công an phục kích. Lúc ấy khoảng 11 giờ đêm, người chèo thuyền chớp đèn pin về phía trước, chúng tôi hiểu đã ra đến điểm hẹn. Có ánh đèn trả lời. Ráng căng mắt ra, tôi thấy phía trước là một chiếc ghe gỗ chưa dài đến 10 thước. Tàu này đi được sao? Tôi tưởng tàu vượt đại dương phải lớn và chắc chắn ghê lắm, ai ngờ ... Bây giờ có sợ cũng đã trễ rồi, tôi cột cái giỏ vào người để rảnh tay leo qua ghe lớn. Đôi dép đã đứt khi lội qua mấy con mương trên bờ. Thế rồi " tắc-xi" cặp vào ghe lớn, sóng đập mạnh làm cả hai ghe đều chòng chành. Sau khi leo lên, tôi đưa mật mã, là một tấm hình nhỏ để cho người ta đem về, thì mẹ tôi mới giao cho hai cây vàng còn lại. Đưa mật mã xong, bụng tôi vẫn còn lo: lỡ chưa đi tới đâu mà bị bắt, thì ở nhà mình cũng đã giao hết tiền cho người ta.
...còn tiếp..
Thấm thoát mà đã gần 20 năm. Những người Việt định cư trên những đất nước thứ ba đến bây giờ đã yên ổn với cuộc sống mới. Là một thuyền nhân, tôi cũng như bao người khác, đã không khỏi nhiều lúc ngồi suy nghĩ thẩn thờ, nhớ về những kỷ niệm khó quên của một chuyến đi đầy cam go, đầy hãi hùng vượt đại dương.
Nay ban tổ chức đã làm một việc rất ý nghĩa; để chúng tôi, những thuyền nhân có dịp ôn lại kỷ niệm; và ghi lại một đoạn đời, có thể gọi là một giai đoạn bi thương của lịch sử dân tộc Việt Nam, qua hàng hàng lớp lớp làn sóng người bất chấp hiểm nguy, xuống thuyền vượt biển Đông tránh nạn Cộng Sản sau 1975. Viết bài này, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ nhoi, để cho thế hệ Việt Nam sau này biết được những gì chúng tôi đã đi qua, để họ biết quí các giá trị tương lai, đã được những người đi trước đánh đổi bằng nước mắt, và hơn thế nữa: bằng máu. Riêng những người chưa hiểu rõ chế độ Cộng Sản, sẽ thấy được thêm tội ác của họ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, vốn đã nhiều đau thương và bất hạnh.
Cuộc sống ngày đó rất khắc nghiệt. Mẹ tôi thường mọi giá phải cho tôi ra đi vì ba tôi là sĩ quan chế độ cũ; anh em tôi đương nhiên sẽ không vào được đại học, mà phải đi thanh niên xung phong hay đăng ký nghĩa vụ quân sự để bị đưa ra làm bia đỡ đạn trong cuôc xâm lăng Campuchia. Từ thành phố đến nông thôn, công an khu vực và bọn chỉ điểm ngày đêm rình rập như cú vọ, chỉ chực chụp lên đầu người dân những tội trạng vô lý. Thành phần trí thức và quân đội Việt Nam Cộng Hòa thì kéo lê xiềng xích trong hàng ngàn trại cải tạo mọc lê khắp mọi miền đất nước. Sài gòn như một người thiếu phụ với những giọt nước mắt sau tấm màn đen vô vọng.
Những giọt nước mắt đã biến thành hy vọng khi biết bên kia bờ đại dương, các đất nước tự do đang chờ đón. Hy vọng đã nung nấu trong tim những người trẻ chúng tôi, chấp nhận hiểm nguy ra khơi chóng chọi với ba đào, nhất định phải vượt thoát khỏi cái đất nước tù tội.
Sau nhiều lần vượt biên bị bắt ở khắp nơi: Vũng Tàu, Rạch Giá, Cần Thơ. Cuối cùng chúng tôi lại chuẩn bị ra biển. Chuyến đi này bắt đầu từ Ngọc Hà, một thôn nhỏ giữa Long Thành và Bà Rịa, trên đường ra Vũng Tàu. Năm đó là 1985, tôi được 18 tuổi. Nhiệm vụ của tôi là mang cái hải bàn trong cái giỏ lát đi xe đò cũng ít ai nghi. Đến nơi, tôi được sắp xếp dấu vào nhà một người quen. Suốt năm ngày nằm chờ, tôi được dặn không nên ra khỏi căn phòng, sợ dân làng và công an thấy lạ mặt sẽ tình nghi. Tôi chỉ nhìn được ra ngoài qua những kẻ hở trên vách lá dừa. Thôn này ở gần sông, dân cư sinh sống bằng nghề biển như đánh cá, đóng ghe, đan lưới... Đời sống họ thật lam lũ. Nhìn xa xa gần mé sông, có một chiếc tàu đang đóng, mũi tàu vươn lên ngạo nghễ, tôi tự nhủ không biết tàu mình đi có được như vậy không?
Thế rồi đêm đó, chúng tôi được tin sẽ "đánh", có nghĩa là đi. Xăng dầu và lương thực đã được chuyển xuống ghe. Tôi chuẩn bị hết mấy món đồ mà mẹ tôi đã gói sẵn: thuốc say sóng, thuốc chống đói, phao cá nhân, một chiếc nhẫn hai chỉ may trong lai quần để lỡ bị bắt hoặc lọt sang trại tị nạn, có cái mà xoay sở hoặc đánh điện tín về nhà. Tôi chợt thấy thương mẹ tôi, đã lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sàigòn để tìm mua những thứ này, vốn được xem là đồ cấm. Bây giờ đã làm cha, tôi mới cảm nhận được cái khổ đau ngày nào mà mẹ tôi phải trải qua khi đưa đứa con trai lên đường, vào đại dương sóng gió để tìm tự do và tương lai, mà biết rằng chẳng bao giờ gặp lại được nhau.
Hôm đó, là ngày 15 tháng 7, 1985. Gia đình tôi ở trọ cũng gởi ba đứa con đi chuyến đó nên họ làm bữa cơm cuối cùng tiễn chúng tôi. Bữa cơm này đúng ra nếu không được thịnh soạn thì cũng phải kha khá, vì những ngày sắp tới chúng tôi sẽ không còn cơ hội mà ăn uống đầy đủ để chống chọi với biển khơi, nhưng dọn ra vỏn vẹn chỉ một dĩa rau luộc, môt chém mắm và mấy trái cà pháo. Thế mới biết đời sống họ cơ cực đến đâu, trong khi nhà nước và bọn cán bộ thì mặc sức vơ vét và làm giàu.
Ăn uống, từ biệt xong, khoảng 8 giờ, tôi được dẫn đi. Đi bộ rất lâu, băng qua các bờ ruộng, bờ lau trong đêm tối. Lâu lâu có tiếng chó sủa inh ỏi, chúng tôi phải ngồi xuống núp vào những cái mả đen ngòm. Nỗi sợ công an làm tôi quên hẳn cả sợ ma. Vừa đi, vừa chạy, rốt cuộc chúng tôi đến một bờ sông. Tôi được đưa đi bằng một chiếc xuồng nhỏ không máy. Người chèo thuyền ra hiệu bảo im lặng, rồi lặng lẽ chèo ra phía sông lớn. Thuyền đi cũng khá lâu, thinh lặng trong đêm để tránh trạm biên phòng. Những chiếc thuyền này, người việt biên thường gọi tiếng lóng là "tắc xi" hoặc "cá nhỏ" sẽ đưa người tới chỗ chuyển tiếp để lên "cá lớn" là tàu vượt biên.
Thuyền đi qua những hàng đáy, là tiếng dân chài gọi những hàng cọc gỗ đóng ở cửa biển thành một hàng rào để bắt cá tôm. Tôi nghe gió biển lồng lộng và thấy nhiều thuyền bè đánh cá neo ở gần đó. Không khí trở nên hồi hộp vì biết đâu trên những tàu đó có công an phục kích. Lúc ấy khoảng 11 giờ đêm, người chèo thuyền chớp đèn pin về phía trước, chúng tôi hiểu đã ra đến điểm hẹn. Có ánh đèn trả lời. Ráng căng mắt ra, tôi thấy phía trước là một chiếc ghe gỗ chưa dài đến 10 thước. Tàu này đi được sao? Tôi tưởng tàu vượt đại dương phải lớn và chắc chắn ghê lắm, ai ngờ ... Bây giờ có sợ cũng đã trễ rồi, tôi cột cái giỏ vào người để rảnh tay leo qua ghe lớn. Đôi dép đã đứt khi lội qua mấy con mương trên bờ. Thế rồi " tắc-xi" cặp vào ghe lớn, sóng đập mạnh làm cả hai ghe đều chòng chành. Sau khi leo lên, tôi đưa mật mã, là một tấm hình nhỏ để cho người ta đem về, thì mẹ tôi mới giao cho hai cây vàng còn lại. Đưa mật mã xong, bụng tôi vẫn còn lo: lỡ chưa đi tới đâu mà bị bắt, thì ở nhà mình cũng đã giao hết tiền cho người ta.
...còn tiếp..