PDA

View Full Version : Quân đội Myanmar 'hưởng lợi từ buôn ngọc'



duyanh
10-23-2015, 12:12 PM
Quân đội Myanmar 'hưởng lợi từ buôn ngọc'




http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/23/151023095335_jade_trading_myanmar_640x360_afpgetty .jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/23/151023095335_jade_trading_myanmar_640x360_afpgetty .jpg)


Các công ty khai thác ngọc bích có liên quan tới quân đội Myanmar có thể đã thực hiện “vụ cướp phá tài nguyên thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử hiện đại,” tổ chức vận động minh bạch Global Witness nói.

Báo cáo của tổ chức cho rằng ngọc bích với tổng giá trị gần 31 tỷ USD đã bị khai thác từ các mỏ ở Myanmar trong năm ngoái.

Báo cáo ước tính con số cho thập niên trước có thể lên tới hơn 120 tỷ USD.

Khi BBC đưa ra số liệu trên, chính quyền Myanmar không hề thắc mắc về số lượng hay giá trị của ngọc.

Nhưng chính quyền nói phần lớn đá quý của năm ngoái đã đưa vào dự trữ, với chỉ một số nhỏ được bán ra.

'Số tiền khổng lồ'


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/08/150108155430_phakant_jade_mine_640x360_bbcburmese_ nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/08/150108155430_phakant_jade_mine_640x360_bbcburmese_ nocredit.jpg)
Mỏ khai thác ngọc bích Hpakant ở Kachin

Hpakant ở vùng Kachin, là mỏ khai thác ngọc bích lớn nhất thế giới. Chúng tôi bị lãnh đạo tỉnh chặn lại khi trên đường tới đó, nhưng những hình ảnh chúng tôi được xem về khu vực này cho thấy đoàn xe khổng lồ đang biến núi non thành bình địa.

Để khai thác mỏ ở Hpakant người ta phải có quan hệ với quân đội. Những công ty chính bị liệt kê trong báo cáo của Global Witness thường do chính quân đội làm chủ trực tiếp, hoặc do những người có quan hệ thân cận điều hành.

Một số khác do những người có quan hệ với dân quân của các sắc tộc thiểu số, để đổi lại duy trì thỏ thuận ngừng bắn.

Nổi bật trong số những người được cho là trục lợi từ buôn bán ngọc là các công ty do gia đình của vị thống tướng đã về hưu Than Shwe. Là người phụ trách quân sự ở Miến Điện giữa năm 1002 và 2011, ông cầm quyền trong giai đoạn biểu tình bị đàn áp thẳng tay và các nhà đối lập bị giam giữ.

Dù đã nghỉ hưu, nhiều người vẫn cho rằng ông chính là thế lực gây ảnh hưởng phía sau bức rèm chính trị.

Báo cáo của Global Witness với tên Ngọc bích: ‘Đại bí mật quốc gia’ của Miến Điện – cho rằng các công ty liên quan tới gia đình Than Shwe đã kiếm được hơn 220 triệu USD tiền bán ngọc trong năm 2013, 2014.

"Nếu một gia đình có người làm quân đội mà không có công ty ngọc thì bị coi là lạc loài," Mike Davis từ Global Witness nói. "Những gia đình này làm ra số tiền khổng lồ, thường là hàng chục, hàng trăm nghìn hay hàng triệu đô la."

Một số công ty khác cũng liên quan tới các nhà lãnh đạo gần đây nhưng đa số công ty bị nêu tên là điển hình nhất, trước khi chính quyền “nửa dân sự” của ông Thein Sein lên cầm quyền vào năm 2011.

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/08/150108155230_phakant_jade_mine_640x360_bbcburmese_ nocredit.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/08/150108155230_phakant_jade_mine_640x360_bbcburmese_ nocredit.jpg)

Khai thác ngọc khiến nhiều ngọn núi bị san thành bình địa

Ye Htay, một lãnh đạo từ Bộ Khai khoáng xác nhận rằng giá trị 31 tỷ USD của số ngọc bích được khai thác trong năm 2014 là có thật, nhưng nói phần lớn số ngọc được đưa vào dự trữ chứ không bán.

Ông cũng kém sẵn sàng hơn khi bị ép hỏi về phương thức trao quyền sử dụng đất và sự thống trị của các công ty quân đội.

Ông nói Myanmar “trong giai đoạn chuyển đổi dân chủ” và những thay đổi đó “đã không xảy ra trong năm năm qua”.

Có phần nào sự thật trong câu trả lời của ông. Vụ lạm quyền nổi bật nhất có vẻ như đã xảy ra từ trước năm 2010, và tất cả mọi người đồng tình rằng đã có chuyển biến tiến tới hệ thống minh bạch hơn.

Báo cáo này giúp giải thích vì sao xung đột ở Kachin, nơi có nhiều mỏ ngọc, lại khó giải quyết đến vậy.

Phần lớn đề nghị lập ra khu định cư lâu dài ở vùng xung đột sắc tộc kéo dài nhiều năm của Myanmar liên quan tới thể chế minh bạch hơn và chia sẻ lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên ở những vùng khai thác ngọc.

Cũng dễ hiểu vì sao hòa bình và thay đổi dân chủ không phải là lựa chọn hấp dẫn đối với những người kiếm được hàng triệu đôla từ khai thác ngọc.


BBC