PDA

View Full Version : Nga sẽ đụng độ Mỹ và Nato tại Syria?



duyanh
10-18-2015, 11:56 AM
Nga sẽ đụng độ Mỹ và Nato tại Syria?




http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015084645_russian_army_pilot_syria_640x360_ap.j pg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015084645_russian_army_pilot_syria_640x360_ap.j pg)

Nga luôn khẳng định các phi vụ oanh tạc không đối đất và bắn hỏa tiễn hành trình đều để tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Trong những ngày vừa qua, chủ đề hàng đầu thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế là việc Nga tăng cường viện trợ quân sự, vũ khí cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, đồng thời tiến hành các cuộc không kích mà Nga gọi là 'nhằm tiêu diệt' tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Theo tờ New York Times, Nga đã triển khai tại Syria sáu chiếc xe tăng T90S, 15 pháo bức kích, 35 chiến hạm bọc thép, 200 tàu ngầm, và đang trong quá trình vận chuyển 1.500 nhân lực và nhiều trang thiết bị khác.

Máy bay đa năng Su-30SM, Su-24/5 và trực thăng Mi-17 cũng đã xuất hiện ở hai thành phố cảng Latakia và Tartus, với mục tiêu có thể xây dựng tàu sân bay và huấn luyện quân sự tại Syria.

Tính toán của Nga

Nga đã nhiều lần "làm ngơ" trước cáo buộc vi phạm nhân quyền của chính quyền Assad và từng sử dụng đến quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc nhằm chống lại dự thảo nghị quyết trừng phạt Syria.

Mục tiêu của Nga là khá rõ ràng, giải quyết nội chiến Syria và giữ ghế cho chính quyền Assad.

Bằng việc triển khai quân nhanh tại chỗ, Nga đã đưa Mỹ vào thế "sự đã rồi". Ngay cả nếu như sau này chính quyền Assad thất thế, Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu cũng vẫn phải đối đầu với sự hiện diện chiến lược dài hạn của Nga
Th.S Nguyễn Bảo Châu

Trong khi đó, máy bay Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước cùng lúc với các vụ việc khác dọc biên giới Syria-Thổ.

Quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vì thế xấu đi nhanh chóng mặc dù đây là đối tác dự án đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đưa khí đốt Nga tới các thị trường Châu Âu mà không phải đi qua trung gian Ukraine.

Một lần nữa, đây là minh chứng cho việc điện Kremlin sử dụng sức mạnh quân sự hạn chế nhưng quyết đoán, không ngại hy sinh lợi ích kinh tế để đạt được các mục tiêu chính trị.

Nga đã và đang tận dụng vấn đề địa chính trị Syria để gây gián đoạn cho chiến lược của Mỹ và các nước Phương Tây, hơn là một động thái tỏ rõ cam kết với chính quyền Assad.

Bằng việc triển khai quân nhanh tại chỗ, Nga đã đưa Mỹ vào thế "sự đã rồi". Ngay cả nếu như sau này chính quyền Assad thất thế, Mỹ và liên quân do Mỹ dẫn đầu cũng vẫn phải đối đầu với sự hiện diện chiến lược dài hạn của Nga.

Tuy nhiên, Nga đang phải đối mặt với việc dầu rớt giá mạnh và những ảnh hưởng của lệnh trừng phạt từ EU sau vụ việc với Ukraine.

Chính vì thế, một cuộc phiêu lưu quân sự xa xôi tốn kém, với Nga lúc này, có thể là một con dao hai lưỡi và cần hạn chế ở phạm vi vừa phải.

NATO, Mỹ và phản ứng


http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/08/151008131726_stoltenberg_640x360_afp_nocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/08/151008131726_stoltenberg_640x360_afp_nocredit.jpg)
Nato đang đứng trước sự lựa chọn hoặc can thiệp vào Syria, hoặc đàm phán với Nga, theo tác giả

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/12/151012170852_tv_syria_refugees_12_10_640x360_bbc_n ocredit.jpg (http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/12/151012170852_tv_syria_refugees_12_10_640x360_bbc_n ocredit.jpg)
Trong lúc các đại cường và các khối liên minh quân sự đang theo đuổi các tính toán của mình, xung đột tại Syria tiếp tục làm nhiều thường dân phải di tản.

NATO, hay khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, hiện nay đang đứng trước lựa chọn, giữa quyết định can thiệp nhân đạo vào Syria như trường hợp Libya năm 2011 lật đổ chế độ Gaddafi; hay cân nhắc việc hợp tác và đàm phán với Nga trong cuộc chiến với IS.

Trong phiên họp bất thường ngày 8 tháng Mười, Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg khẳng định rằng NATO sẵn sàng và có thể bảo vệ tất cả các đồng minh (trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ) trước bất cứ mối đe dọa nào.

Tuyên bố này được đưa ngay sau cuộc không kích cho thấy NATO có phần bị “sửa lưng” trước hành động của Nga.

Thế nhưng việc Stoltenberg có thể huy động được 27 thành viên còn lại của NATO cho một lệnh trừng phạt hay không lại là chuyện khác.

Cần nhớ rằng những chiến dịch nhân đạo không bao giờ hoàn toàn trung lập mà luôn tiềm ẩn các yếu tố chính trị hóa phức tạp.

Mặt khác, nhiều nước Châu Âu thành viên NATO đang vấp phải những rắc rối và bất đồng nội bộ trong vấn đề dòng người tị nạn ồ ạt tràn sang từ Syria.

Đây là một vấn đề đặc biệt tại Syria hiện nay và sẽ chỉ có hợp tác với Nga mới có thể giải quyết được
Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức bà Angela Merkel thẳng thắn nói rằng:

"Đây là một vấn đề đặc biệt tại Syria hiện nay và sẽ chỉ có hợp tác với Nga mới có thể giải quyết được”.

Trong khi đó, dù liên tục đổ lỗi cho Nga đổ dầu vào lửa, chính Hoa Kỳ đang bị đánh giá là sa lầy và mờ nhạt trong chính sách đối với Syria.

Việc Nga triển khai máy bay thiết kế cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu dưới mặt đất đã khiến kế hoạch của Mỹ nhằm thiết lập vùng cấm bay (NFZ) tại Syria hoàn toàn phá sản.

Kể cả nếu NFZ được thiết lập, việc ai quy định cho ai có quyền tiếp cận phạm vi vô chính phủ (stateless zone) này cũng hết sức rắc rối, dễ gây bất ổn như trường hợp chiến tranh vùng Vịnh tại Iraq năm 1991.

Như vậy Mỹ rơi vào thế lưỡng nan vì nếu kéo dài cuộc chiến ở Syria sẽ chỉ càng gây bất lợi và tổn thất về mục đích chống khủng bố, cũng như vị thế ngoại giao vì phải chia sẻ khoảng không chiến lược với Nga.

Kịch bản tương lai



http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2013/08/30/130830192650_obama_attack_1.jpg

Tổng thống Obama và nội các chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần bày tỏ quan ngại về các chiến dịch không kích và hành động quân sự của Nga tại Syria.

Như vậy, tình hình Syria vốn đã căng thẳng nay lại càng trở nên khó lường hơn khi mà cả Nga, Mỹ và Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã có những động thái quân sự hết sức rõ ràng.

Nói cho cùng, người được lợi nhất hiện tại là những thế lực “chống chính phủ”, được hậu thuẫn từ cả Mỹ lẫn Nga, và thậm chí là từ một số cường quốc Trung Đông như Saudi Arabia hay Quatar.

Những lực lượng này bao gồm các phần tử thánh chiến Nursal thuộc Al-Qaeda, cho tới quân đội nổi dậy ôn hòa (Ahrar al Sham), hay lực lượng PYD hay PKK người Kurd, cũng như hàng nghìn chiến binh quốc tế từ các nước khác.

Tuy việc Nga can thiệp vào Syria mang lại phao cứu sinh cho chính quyền Assad, ông này chưa thể mừng vội vì Moscow luôn đặt lợi ích thực dụng lên trên hết. Việc phế truất Tổng thống Hafizulla Amin khi Xô Viết chiếm đóng Afghanistan vào năm 1979 chính là một bài học lịch sử đắt giá
Th.S Nguyễn Bảo Châu

Các phe phái này theo đuổi những mục tiêu riêng, kiểm soát các vùng lãnh địa riêng ở thế cài răng lược, nên rất dễ dẫn đến những cuộc xung đột khu vực với hệ lụy khó lường.

Tuy việc Nga can thiệp vào Syria mang lại phao cứu sinh cho chính quyền Assad, ông này chưa thể mừng vội vì Moscow luôn đặt lợi ích thực dụng lên trên hết.

Việc phế truất Tổng thống Hafizulla Amin khi Xô Viết chiếm đóng Afghanistan vào năm 1979 chính là một bài học lịch sử đắt giá.

Sẽ rất khó có một cuộc đối đầu trực diện xảy ra giữa Nga và Mỹ cùng liên quân phương Tây tại Syria.

Các nhận định về động thái của Nga tại Trung Đông cần chấm dứt tư duy Chiến tranh Lạnh.

Liên bang Nga hiện nay không còn là Liên bang Xô Viết trước đây, và không có tham vọng toàn cầu, nhất là trong một khu vực tiềm tàng bất ổn và rủi ro như Levant, khu vực rộng lớn về địa chính trị ở Đông Địa Trung Hải.

Bên cạnh đó, mặc dù chưa tìm được điểm đồng về tương lai tổng thống Assad, đối đầu quân sự với Nga là điều mà Obama không hề mong muốn.

Vấn đề dư luận quan tâm hiện nay không phải là khả năng đối đầu Nga-Mỹ hay NATO ở Syria, mà là ở chỗ mối quan hệ này sẽ tiếp diễn thế nào, điều sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đối với cục diện thế giới.

Bài viết phản ánh văn phong và thể hiện quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Chính trị Quốc tế, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, đang tu nghiệp tại Anh.

BBC