duyanh
10-17-2015, 12:33 PM
‘Gián điệp mạng TQ’ xâm nhập website Tòa án Trọng tài La Haye
http://gdb.voanews.com/4CBCA707-6695-4A94-9472-48489BB5FEF4_w268_r1.jpg
Một báo cáo mới cho biết website của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye đã bị mất kết nối với Internet trong lúc đang diễn ra phiên tòa kéo dài một tuần về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Vụ việc xảy ra hồi tháng 7 trong khi Phillippines thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% Biển Đông mà Manila nói là lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế của mình.
ThreatConnect, một công ty an ninh của Mỹ, đã phân tích phần mềm và cơ sở hạ tầng được sử dụng và cho biết rằng website của tòa án đã bị nhiễm phần mềm độc hại do ai đó ở Trung Quốc cài vào. Trung Quốc không tham gia phiên tòa ở La Haye.
Theo ThreatConnect, những tin tặc đã cài vào trang web của tòa án trọng tài về vụ kiện một đoạn mã làm nhiễm độc máy tính của những ai ghé vào đọc trang này. Điều này khiến các nhà ngoại giao, các luật sư và các nhà báo quan tâm tới vụ việc có nguy cơ bị đánh cắp thông tin, và rộng hơn nữa là những tổ chức nơi họ làm việc.
https://www.youtube.com/watch?v=tb-jsw-ENeU
“Giống như đánh cá bằng lưới vậy,” giám đốc tình báo của ThreatConnect nói.
“Tôi thả lưới lớn xuống biển, tôi vớt cá lên sau vài tiếng đồng hồ, và khi đó tôi có thể chọn ra một số con cá bị nhắm mục tiêu mà tôi muốn có.”
Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Abigail Valte, người có mặt ở La Haye, cho biết bà có nghe nói về vụ tấn công. “Chúng tôi đã ngạc nhiên về việc này,” bà Valte nói.
Ngoài việc tăng cường sự hiện diện quân sự, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động do thám trên mạng như một mặt trận mới trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Có những dấu hiệu khác về những vụ tấn công mạng xảy ra ở những nước vào những lúc có căng thẳng với Trung Quốc.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình, đưa đến những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây chết người và các cuộc đụng độ trên biển, những vụ tấn công mạng nhắm vào những mục tiêu của chính phủ Việt Nam cũng gia tăng, theo công ty an ninh Crowdstrike.
Nhà chức trách Việt Nam cho biết nước này đã chứng kiến sự gia tăng những vụ tấn công mạng nhắm vào những website của chính phủ, với hơn 3.000 cuộc tấn công phá hoại bên ngoài và hơn 5.000 cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại trong nửa đầu năm nay.
Theo Bloomberg, ThreatConnect
http://gdb.voanews.com/4CBCA707-6695-4A94-9472-48489BB5FEF4_w268_r1.jpg
Một báo cáo mới cho biết website của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye đã bị mất kết nối với Internet trong lúc đang diễn ra phiên tòa kéo dài một tuần về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Vụ việc xảy ra hồi tháng 7 trong khi Phillippines thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% Biển Đông mà Manila nói là lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế của mình.
ThreatConnect, một công ty an ninh của Mỹ, đã phân tích phần mềm và cơ sở hạ tầng được sử dụng và cho biết rằng website của tòa án đã bị nhiễm phần mềm độc hại do ai đó ở Trung Quốc cài vào. Trung Quốc không tham gia phiên tòa ở La Haye.
Theo ThreatConnect, những tin tặc đã cài vào trang web của tòa án trọng tài về vụ kiện một đoạn mã làm nhiễm độc máy tính của những ai ghé vào đọc trang này. Điều này khiến các nhà ngoại giao, các luật sư và các nhà báo quan tâm tới vụ việc có nguy cơ bị đánh cắp thông tin, và rộng hơn nữa là những tổ chức nơi họ làm việc.
https://www.youtube.com/watch?v=tb-jsw-ENeU
“Giống như đánh cá bằng lưới vậy,” giám đốc tình báo của ThreatConnect nói.
“Tôi thả lưới lớn xuống biển, tôi vớt cá lên sau vài tiếng đồng hồ, và khi đó tôi có thể chọn ra một số con cá bị nhắm mục tiêu mà tôi muốn có.”
Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Abigail Valte, người có mặt ở La Haye, cho biết bà có nghe nói về vụ tấn công. “Chúng tôi đã ngạc nhiên về việc này,” bà Valte nói.
Ngoài việc tăng cường sự hiện diện quân sự, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động do thám trên mạng như một mặt trận mới trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Có những dấu hiệu khác về những vụ tấn công mạng xảy ra ở những nước vào những lúc có căng thẳng với Trung Quốc.
Khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình, đưa đến những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây chết người và các cuộc đụng độ trên biển, những vụ tấn công mạng nhắm vào những mục tiêu của chính phủ Việt Nam cũng gia tăng, theo công ty an ninh Crowdstrike.
Nhà chức trách Việt Nam cho biết nước này đã chứng kiến sự gia tăng những vụ tấn công mạng nhắm vào những website của chính phủ, với hơn 3.000 cuộc tấn công phá hoại bên ngoài và hơn 5.000 cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại trong nửa đầu năm nay.
Theo Bloomberg, ThreatConnect