duyanh
10-16-2015, 12:11 PM
EU cảnh báo làn sóng di dân mới ồ ạt đổ tới
http://gdb.voanews.com/7A5716A8-0E66-4027-9B72-7FE08899817E_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg
Một em bé ăn một quả táo trong khi chờ đợi để vượt qua biên giới Serbia-Croatia, ở làng Berkasovo, gần Sid, Serbia, ngày 15/10/2015.
Người đứng đầu nhà nước và chính phủ của các nước Liên minh châu Âu đã tề tựu về Brussels hôm thứ Năm tham dự một hội nghị thượng đỉnh chi phối bởi cuộc chiến ở Syria và tình hình di cư ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk, hôm thứ Năm nói rằng châu Âu phải chuẩn bị ứng phó với "tất cả những trạng huống khả dĩ" mà có thể gây ra "một cuộc di cư khổng lồ mới của người tị nạn."
Ông Tusk cho biết tình hình xấu đi ở Syria và tình hình biến động ở Libya sẽ nằm cao trên chương trình nghị sự, cũng như sự trợ giúp dành cho những nước cho di dân và người tị nạn lưu trú như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon.
Tổng thống Pháp François Hollande nói khi đến hội nghị thượng đỉnh EU rằng giờ là lúc "chúng ta cũng phải là người châu Âu," kêu gọi đoàn kết trong nội bộ của khối để ứng phó với cuộc khủng hoảng di dân và người tị nạn.
Ông Hollande nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ những nước bên ngoài liên minh và khuyến khích di dân ở lại những nước cho họ lưu trú hơn là thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm bằng thuyền không an toàn vượt Địa Trung Hải đến các nước EU.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho lưu trú khoảng hai triệu người Syria trốn tránh chiến sự tại quê hương của họ.
Phát biểu trước báo giới ở Brussels, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói về cuộc khủng hoảng di dân, nói rằng gánh nặng cần được phân bổ một cách công bằng giữa 28 quốc gia EU.
Trước đó, bà Merkel phát biểu ở Hạ viện Đức rằng châu Âu phải hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để xử lý cuộc khủng hoảng di dân, là dòng người người tị nạn lớn nhất đổ vào Tây Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Bà Merkel cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm trung chuyển quan trọng đối với hầu hết di dân tới phương Tây. Bà nói châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ phải làm việc với nhau để cải thiện tình trạng ở những nơi xuất thân của di dân.
Trong khi đó, phát biểu trước quốc hội Ý vào ngày thứ Năm kỷ niệm 60 năm ngày Ý gia nhập Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các cuộc chiến tranh ở Syria là cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu nghi6m trọng nhất.
Ông Ban ca ngợi những hoạt động giải cứu di dân và người tị nạn không biết mệt mỏi của Ý ở Địa Trung Hải, trong khi họ chạy lánh chiến tranh, kỳ thị, đói kém hay khủng hoảng kinh tế ở châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Làn sóng di dân và người tị nạn tiếp tục đổ vào châu Âu, với hàng trăm người thực hiện hành trình nguy hiểm vượt Biển Aegea và Địa Trung Hải mỗi ngày.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Di cư Quốc tế, 2.989 di dân đã thiệt mạng vào năm 2015 trong khi cố gắng vượt qua Địa Trung Hải và 580.238 người đã đến được bờ biển của châu Âu.
VOA
http://gdb.voanews.com/7A5716A8-0E66-4027-9B72-7FE08899817E_w640_r1_s_cx0_cy5_cw0.jpg
Một em bé ăn một quả táo trong khi chờ đợi để vượt qua biên giới Serbia-Croatia, ở làng Berkasovo, gần Sid, Serbia, ngày 15/10/2015.
Người đứng đầu nhà nước và chính phủ của các nước Liên minh châu Âu đã tề tựu về Brussels hôm thứ Năm tham dự một hội nghị thượng đỉnh chi phối bởi cuộc chiến ở Syria và tình hình di cư ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk, hôm thứ Năm nói rằng châu Âu phải chuẩn bị ứng phó với "tất cả những trạng huống khả dĩ" mà có thể gây ra "một cuộc di cư khổng lồ mới của người tị nạn."
Ông Tusk cho biết tình hình xấu đi ở Syria và tình hình biến động ở Libya sẽ nằm cao trên chương trình nghị sự, cũng như sự trợ giúp dành cho những nước cho di dân và người tị nạn lưu trú như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon.
Tổng thống Pháp François Hollande nói khi đến hội nghị thượng đỉnh EU rằng giờ là lúc "chúng ta cũng phải là người châu Âu," kêu gọi đoàn kết trong nội bộ của khối để ứng phó với cuộc khủng hoảng di dân và người tị nạn.
Ông Hollande nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ những nước bên ngoài liên minh và khuyến khích di dân ở lại những nước cho họ lưu trú hơn là thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm bằng thuyền không an toàn vượt Địa Trung Hải đến các nước EU.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho lưu trú khoảng hai triệu người Syria trốn tránh chiến sự tại quê hương của họ.
Phát biểu trước báo giới ở Brussels, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói về cuộc khủng hoảng di dân, nói rằng gánh nặng cần được phân bổ một cách công bằng giữa 28 quốc gia EU.
Trước đó, bà Merkel phát biểu ở Hạ viện Đức rằng châu Âu phải hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để xử lý cuộc khủng hoảng di dân, là dòng người người tị nạn lớn nhất đổ vào Tây Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
Bà Merkel cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm trung chuyển quan trọng đối với hầu hết di dân tới phương Tây. Bà nói châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ phải làm việc với nhau để cải thiện tình trạng ở những nơi xuất thân của di dân.
Trong khi đó, phát biểu trước quốc hội Ý vào ngày thứ Năm kỷ niệm 60 năm ngày Ý gia nhập Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các cuộc chiến tranh ở Syria là cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu nghi6m trọng nhất.
Ông Ban ca ngợi những hoạt động giải cứu di dân và người tị nạn không biết mệt mỏi của Ý ở Địa Trung Hải, trong khi họ chạy lánh chiến tranh, kỳ thị, đói kém hay khủng hoảng kinh tế ở châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Làn sóng di dân và người tị nạn tiếp tục đổ vào châu Âu, với hàng trăm người thực hiện hành trình nguy hiểm vượt Biển Aegea và Địa Trung Hải mỗi ngày.
Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Di cư Quốc tế, 2.989 di dân đã thiệt mạng vào năm 2015 trong khi cố gắng vượt qua Địa Trung Hải và 580.238 người đã đến được bờ biển của châu Âu.
VOA