sophienguyen
10-16-2015, 02:26 AM
Câu chuyện về hai cô bé ngồi cùng bàn không cùng chung đẳng cấp
Đợi người cho cá, không bằng tự mình câu cá, giáo dục có lúc chỉ cách nhau một chút thôi nhưng cuộc đời mỗi người đã khác xa nhau rồi. Câu chuyện đáng suy ngẫm sau về hai cô bé ngồi cùng bàn, hai số phận trái ngược nhau nhưng chính cách giáo dục của người mẹ lại khiến cuộc đời của hai em hoàn toàn thay đổi.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1551.jpg
Ảnh minh họa
Có hai cô bé ngồi cùng bàn, một bé nhà giàu, và một bé nhà nghèo, hai em có rất nhiều sở thích giống nhau, đặc biệt cả hai đều rất thích ăn kem đậu đỏ. Mỗi lần tan học, hai em đều chạy ngay đến cửa hàng quà vặt trước cổng trường, nhưng lần nào đi ra cũng là cô bé nhà giàu cầm que kem, còn cô bé nhà nghèo lặng lẽ nhìn bên cạnh.
Cô bé nhà nghèo về nhà giận dỗi hỏi người mẹ bán rau ngoài chợ: “Tại sao nhà mình không có tiền? Tại sao mẹ không cho con tiền mua kem?”.
Mẹ không nói gì, chỉ lặng lẽ xuống bếp nấu một nồi chè đậu đỏ, đổ vào túi, rồi buộc một cái que vào, ngày hôm sau đưa cho con gái, tuy hình dạng không giống lắm, nhưng cô bé cảm thấy que kem mẹ làm còn ngon hơn cả kem ngoài tiệm.
Khi con gái vẫn còn thèm hỏi: “Còn nữa không, mẹ?”.
Người mẹ nói chỉ làm một cái, muốn ăn nữa thì phải tự làm. Lúc mới đầu cô bé gái có vẻ hậm hực không thích, nhưng vì vẫn còn thèm nên bắt chước mẹ nấu chè đậu đỏ, rồi để vào tủ lạnh đông thành kem. Một hôm, cô bé nhà giàu khoe được mẹ cho đi học múa, nó hỏi cô bé nhà nghèo có muốn đi không, cô bé nhà nghèo lắc đầu, nhưng không cưỡng lại lời mời của cô bé kia đi đến lớp học múa. “Đẹp ghê! Ước gì mình được mặc nó nhỉ, nhưng mà… mẹ chắc không có tiền”. Cô bé buồn thiu quay về nhà: “Mẹ, con muốn học múa!”. Mẹ trả lời: “Mẹ không có tiền, nhưng con có thể học cách kiếm tiền, sau đó tiết kiệm tiền học múa”.
Sáng ngày hôm sau, cô bé đi theo mẹ ra chợ bán rau, chưa đến buổi rau đã bán sạch, trong khi những hàng rau khác vẫn còn hơn một nửa. Cô bé hỏi mẹ tại sao lại bán nhanh hơn người khác. Mẹ nói không có bí quyết gì, chỉ là mỗi cân rau bán rẻ hơn người khác vài đồng, có lúc lại cho thêm đồ, như mớ hành, cọng sả…Cô bé thông minh lập tức nghĩ mình cũng có thể mở hàng bán kem, chỉ cần bán rẻ hơn trong cửa hàng một chút,thi thoảng khuyến mãi thêm gì đó…
Nhờ gợi ý của mẹ, cô bé về nhà tự nấu chè đậu đỏ rồi tự làm kem, từ đó, cứ vừa tan học là cô lập tức chạy ra chợ, lấy hộp trữ đông từ chỗ của mẹ, rồi lại chạy đến trường, vừa lúc học sinh trung học ra về, cô bé học cách bán hàng của mẹ mỗi que kem bán rẻ đi một ít, có lúc mua một tặng một hoặc cho thêm một chiếc kem bé, cộng thêm việc dùng đậu đỏ nguyên chất, thùng kem của cô bé chẳng mấy chốc đã hết hàng. Còn cô bé nhà giàu vẫn như trước đây, chỉ là người mua hàng. Sau này, cô bé nhà nghèo cuối cùng cũng tiết kiệm đủ tiền đi học múa cùng bạn, tiền học phí cũng không cần mẹ trả nữa, thậm chí khi lên đại học còn có thể gửi tiền sinh hoạt về cho mẹ. Bởi vì, “việc làm ăn” của cô bé đã từ bán kem đậu đỏ đến bán hàng ven đường, rồi đến nhận thầu việc giặt là trong ký túc xá trường, rồi sau làchủ doanh nghiệp thành công. Còn cô bạn nhà giàu năm đó, sau khi kết hôn với một công tử nhà giàu khác thì ly hôn, sau vì không muốn đi làm nên sống dựa vào tiền trợ cấp sau ly hôn.
Đợi người cho cá, không bằng tự mình câu cá, giáo dục có lúc chỉ cách nhau một chút thôi nhưng cuộc đời mỗi đứa đã khác xa rồi.
Vì vậy, so với việc giúp con giặt đồ, thì hãy dạy con cách tự giặt; so với việc cơm canh tận nơi, hãy dạy con cách nấu ăn; so với việc khiến chúng lúc nào cũng ngửa tay xin tiền, hãy cho con biết mùi vị của sức lao động.
Trên thế giới này không có đứa trẻ lười, chỉ có bố mẹ không hiểu cách buông tay; trên thế giới này không có đứa trẻ hư, chỉ có bố mẹ không biết cách dạy con ngoan.
Một nhà giáo dục nước ngoài từng nói: “Trong những bước đầu đời của trẻ, hãy dạy con những thứ chúng phải dùng cả đời”.
Theo Một Thế Giới
Đợi người cho cá, không bằng tự mình câu cá, giáo dục có lúc chỉ cách nhau một chút thôi nhưng cuộc đời mỗi người đã khác xa nhau rồi. Câu chuyện đáng suy ngẫm sau về hai cô bé ngồi cùng bàn, hai số phận trái ngược nhau nhưng chính cách giáo dục của người mẹ lại khiến cuộc đời của hai em hoàn toàn thay đổi.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1551.jpg
Ảnh minh họa
Có hai cô bé ngồi cùng bàn, một bé nhà giàu, và một bé nhà nghèo, hai em có rất nhiều sở thích giống nhau, đặc biệt cả hai đều rất thích ăn kem đậu đỏ. Mỗi lần tan học, hai em đều chạy ngay đến cửa hàng quà vặt trước cổng trường, nhưng lần nào đi ra cũng là cô bé nhà giàu cầm que kem, còn cô bé nhà nghèo lặng lẽ nhìn bên cạnh.
Cô bé nhà nghèo về nhà giận dỗi hỏi người mẹ bán rau ngoài chợ: “Tại sao nhà mình không có tiền? Tại sao mẹ không cho con tiền mua kem?”.
Mẹ không nói gì, chỉ lặng lẽ xuống bếp nấu một nồi chè đậu đỏ, đổ vào túi, rồi buộc một cái que vào, ngày hôm sau đưa cho con gái, tuy hình dạng không giống lắm, nhưng cô bé cảm thấy que kem mẹ làm còn ngon hơn cả kem ngoài tiệm.
Khi con gái vẫn còn thèm hỏi: “Còn nữa không, mẹ?”.
Người mẹ nói chỉ làm một cái, muốn ăn nữa thì phải tự làm. Lúc mới đầu cô bé gái có vẻ hậm hực không thích, nhưng vì vẫn còn thèm nên bắt chước mẹ nấu chè đậu đỏ, rồi để vào tủ lạnh đông thành kem. Một hôm, cô bé nhà giàu khoe được mẹ cho đi học múa, nó hỏi cô bé nhà nghèo có muốn đi không, cô bé nhà nghèo lắc đầu, nhưng không cưỡng lại lời mời của cô bé kia đi đến lớp học múa. “Đẹp ghê! Ước gì mình được mặc nó nhỉ, nhưng mà… mẹ chắc không có tiền”. Cô bé buồn thiu quay về nhà: “Mẹ, con muốn học múa!”. Mẹ trả lời: “Mẹ không có tiền, nhưng con có thể học cách kiếm tiền, sau đó tiết kiệm tiền học múa”.
Sáng ngày hôm sau, cô bé đi theo mẹ ra chợ bán rau, chưa đến buổi rau đã bán sạch, trong khi những hàng rau khác vẫn còn hơn một nửa. Cô bé hỏi mẹ tại sao lại bán nhanh hơn người khác. Mẹ nói không có bí quyết gì, chỉ là mỗi cân rau bán rẻ hơn người khác vài đồng, có lúc lại cho thêm đồ, như mớ hành, cọng sả…Cô bé thông minh lập tức nghĩ mình cũng có thể mở hàng bán kem, chỉ cần bán rẻ hơn trong cửa hàng một chút,thi thoảng khuyến mãi thêm gì đó…
Nhờ gợi ý của mẹ, cô bé về nhà tự nấu chè đậu đỏ rồi tự làm kem, từ đó, cứ vừa tan học là cô lập tức chạy ra chợ, lấy hộp trữ đông từ chỗ của mẹ, rồi lại chạy đến trường, vừa lúc học sinh trung học ra về, cô bé học cách bán hàng của mẹ mỗi que kem bán rẻ đi một ít, có lúc mua một tặng một hoặc cho thêm một chiếc kem bé, cộng thêm việc dùng đậu đỏ nguyên chất, thùng kem của cô bé chẳng mấy chốc đã hết hàng. Còn cô bé nhà giàu vẫn như trước đây, chỉ là người mua hàng. Sau này, cô bé nhà nghèo cuối cùng cũng tiết kiệm đủ tiền đi học múa cùng bạn, tiền học phí cũng không cần mẹ trả nữa, thậm chí khi lên đại học còn có thể gửi tiền sinh hoạt về cho mẹ. Bởi vì, “việc làm ăn” của cô bé đã từ bán kem đậu đỏ đến bán hàng ven đường, rồi đến nhận thầu việc giặt là trong ký túc xá trường, rồi sau làchủ doanh nghiệp thành công. Còn cô bạn nhà giàu năm đó, sau khi kết hôn với một công tử nhà giàu khác thì ly hôn, sau vì không muốn đi làm nên sống dựa vào tiền trợ cấp sau ly hôn.
Đợi người cho cá, không bằng tự mình câu cá, giáo dục có lúc chỉ cách nhau một chút thôi nhưng cuộc đời mỗi đứa đã khác xa rồi.
Vì vậy, so với việc giúp con giặt đồ, thì hãy dạy con cách tự giặt; so với việc cơm canh tận nơi, hãy dạy con cách nấu ăn; so với việc khiến chúng lúc nào cũng ngửa tay xin tiền, hãy cho con biết mùi vị của sức lao động.
Trên thế giới này không có đứa trẻ lười, chỉ có bố mẹ không hiểu cách buông tay; trên thế giới này không có đứa trẻ hư, chỉ có bố mẹ không biết cách dạy con ngoan.
Một nhà giáo dục nước ngoài từng nói: “Trong những bước đầu đời của trẻ, hãy dạy con những thứ chúng phải dùng cả đời”.
Theo Một Thế Giới