giahamdzui
10-07-2015, 02:37 AM
17 ngôi chùa ăn ảnh nhất Đông Nam Á
Có hàng ngàn ngôi tự viện Phật giáo được xây dựng trên mảnh đất Đông Nam Á, mỗi công trình tâm linh đều có nét tuyệt mỹ, vẻ đẹp kỳ diệu riêng của nó. Hiện bình chọn có 17 ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á là một trong những hình ảnh đẹp nhất.
1.Chùa Wat Pho (Bangkok, Thái Lan)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-1.jpg
Chùa Wat Pho tọa lạc tại quận Pra Nakorn, Thủ đô Bangkok, Thái Lan. Nơi ngôi Già lam Wat Pho có Thánh tượng Thích Ca nhập Niết bàn với tư thế nằm nghiêng bên hữu, cao khoảng 15 mét và dài 45,4 mét. Ngoài ra đây còn là trường đại học công đầu tiên của Thái Lan và được coi là nơi sinh ra nghề mát-xa truyền thống của Thái.
2. Chùa Pura Ulun Danu Bratan (Bali, Indonesia)
Pura Ulun Danu Bratan là ngôi Chùa xây dựng cạnh bờ sông Bratan. Thành lập từ năm 1663, Chùa được sử dụng cho các nghi lễ, để làm lễ tỏ lòng thành kính với Dewi Danu - vị nữ thần nước trong đạo Hindu Bali.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-2.jpg
Bali, Indonesia là một chút khác biệt so với một phần còn lại của Indonesia, là một điểm đến tuyệt vời cho những người tìm kiếm một hành trình du lịch độc đáo. Dân Indonesia đa số theo tín ngưỡng Hồi giáo, trong đó đảo Bali chiếm 83,5% theo đạo Hindu. Sự tách biệt này của tín ngưỡng giữa đất liền và đảo Bali, là dấu hiệu văn hóa lớn giữa miền Bắc và Nam của Indonesia.
Các kho tàng nghệ thuật và văn hóa của Bali là một nền văn hóa thể hiện cách Avante. Bali mang tính nghệ thuật cao của các cư dân, và bán tác phẩm của mình tại các thị trường du lịch đang bùng nổ tạo nên phần lớn GDP của đất nước. Người dân địa phương có truyền thống nghệ thuật lâu đời, bao gồm điêu khắc, kim loại, da, và các định dạng truyền thống khác - làm cho Bali đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu nghệ thuật.
3. Chùa Ta Prohm (Siem Reap, Campuchia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-3.jpg
Ngôi Chùa xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Tomb Raider này được xây dựng từ cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Trước đây Ta Prohm từng là một tu viện và trường đại học Phật giáo. Các rể cây thấy ngày càng phủ kín bức tường thành và mái đá xung quanh các di tích bằng đá.
4. Chùa Tanah Lot (Bali, Indonesia)
Tanah Lot là một trong bảy ngôi Chùa trên biển của Bali, nằm tại Tabanan. Ngôi Chùa tọa lạc trên một tảng đá khá lớn, nhô trên mặt nước, nằm ngoài khơi trong Tabanan.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-4.jpg
Đêm cũng như ngày hình bóng chùa in xuống dòng nước gợn sóng tung tăng, nhất là những đêm trăng thanh gió mát, du khách thường hay ra ngắm nhìn một cảnh tuyệt đẹp.
5. Chùa Borobudur (Trung Java, Indonesia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-5.jpg
Ngôi Đại Già lam Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và là ngôi đại cổ tự Phật giáo lớn nhất thế giới. Có khoảng 500 tượng Phật nằm xung quanh Borobudur.
6. Chùa Pura Besakih (Bali, Indonesia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-6.jpg
Ngôi cổ tự Pura Besakhih là một khu phức hợp bao gồm 22 ngôi đền. Năm 1963, núi lửa Agung phun trào và phá huỷ gần như toàn bộ khu này.
7. Đền Đạo giáo Cebu (Cebu, Philippines)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-7.jpg
Ngôi đền cao hơn 300m so với mực nước biển. Lối vào của đền mô phỏng Vạn lý Trường thành của Trung Quốc. Đây là nơi thực hành Đạo giáo (Lão giáo) của cộng đồng người Hoa sống tại Cebu.
8. Wat Phra That Doi Suthep (Chiang Mai, Thái Lan)
Nằm trên ngọn đồi Doi Suthep, một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của Chiang Mai.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-8.jpg
Chùa là một trong những điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến vùng này.
9. Bảo tàng và đền lưu giữ Xá Lợi răng của đức Phật (Quận người Hoa, Singapore)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-9.jpg
Ngôi chùa mới được xây dựng từ 2005 - 2007. Tầng cuối cùng của đền có phục vụ thức ăn chay.
10. Wat Arun (Bangkok, Thái Lan)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-10.jpg
Ngôi chùa Wat Arun (Wat Arun Ratchawararam Ratchawaramahawihan) nằm tại bờ Tây sông Chao Phraya, nơi người qua lại trên thuyền có thể nhìn thấy ngọn tháp của chùa cao chót vót, hòa quyện với bầu trời xanh mây trắng, tạo thành bức tranh tuyệt hảo. Trong ánh đèn đêm, ngôi chùa nổi bật rực rỡ so với khu vực xung quanh.
11. Chùa Pha That Luang (Viêng Chăn, Lào)
Chùa Pha That Luang tọa lạc tại Thủ đô Vientiane (Viêng Chăn), Lào. Ngôi cổ tự này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-11.jpg
That Luang là kiến trúc trung tâm của ngôi Pha That Luang Cổ tự và một trong những Bảo Tháp thờ Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm của Bảo Tháp thờ Phật là một khối lớn uy nghi, trang nhã vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng hướng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
12. Kek Lok Si (Penang, Malaysia)
Ngôi cổ tự Kek Lok Si (Cực Lạc tự), tọa lạc tại Ari Itam, Peang, Malaysia. Ngôi chùa này được thành lập vào năm 1893.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-12.jpg
Năm 1930, Bảo Tháp 7 tầng, trang trí xung quanh vạn Phật (10 nghìn vị Phật), hoàn thành. Bảo Tháp 7 tầng hình bát giác thiết kế theo kiến trúc Trung Quốc, được kết hợp hài hòa tầng giữa thiết kế theo kiến trúc Thái Lan, và tầng chót phía trên Vương miện theo cấu trúc của Miến Điện, phản ảnh kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy, tạo thành một thế Trung đạo hòa hợp Quốc tế Phật giáo.
13. Chùa Shwedagon (Yangon, Myanmar)
Shwedagon Zedi Daw, ngôi cổ tự nguy nga tráng lệ này toạ lạc trên ngọn đồi Shinguttara, phía Tây hồ Kandawgyi, thành phố Yangon. Ngôi cổ tự này còn được gọi là Chùa Vàng, nơi có ngôi Bảo Tháp trung tâm dát vàng. Chung quanh là quần thể gồm hàng trăm ngôi chùa mái cong, hàng trăm ngôi Tháp xung quanh, lộng lẫy với những tượng Phật bằng vàng ròng, ngọc quý, đồng đen mạ vàng, gỗ quý, đá quý được điêu khắc và chạm trổ cực kỳ tinh xảo… Tất cả làm nên một không gian tâm linh trang nghiêm thế giới Phật với không gian thu hẹp vài km vuông. Tại đây còn lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh Cà sa của Phật Ca Diếp, và mấy sợi tóc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-13.jpg
Ngôi cổ tự và Đại Bảo Tháp này là một trong những điểm hấp dẫn du khách hành hương chiêm bái, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
14. Đền thờ Sri Mariamman (Chinatown, Singapore)
Đền thờ Sri Mariamman thành lập 1827, do ông Naraina Pillai là một doanh nhân phát tâm sáng lập. Ông đã góp phần rất lớn cho cộng đồng Tamil ở Singapore.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-14.jpg
Là một ngôi đền Hindu lâu đời nhất của Singapore, một di tích quốc gia của đất nước Singapore.
15. Đền Thean Hou (Kuala Lumpur, Malaysia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-15.jpg
Chùa Thean Hou (Thiên Hậu tự) ở Robson Heights, Kuala Lumpur, Malaysia Chùa khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành vào năm 1987. Cấu trúc sáu tầng, trong đó mất sáu năm để xây dựng, chi phí khoảng 7 triệu ringgit (Tiền Malaysia).
Chính thức Lễ Lạc thành vào ngày 03 tháng 9 năm 1989. Đây là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại Malaysia.
16. Wat Rong Khun (Chiang Rai, Thái Lan)
Ngôi Chùa Wat Rong Khun hay còn gọi là chùa Trắng. Ngôi chùa nằm ở phía Bắc Thái Lan, Chùa này đã trở thành biểu tượng văn hóa của quốc gia và là một trong những ngôi Chùa dễ ấn tượng nhất trong cả nước, thu hút một số lượng ngày càng lớn du khách mỗi năm.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-16.jpg
Danh lam thắng cảnh Wat Rong Khun là một ngôi chùa đặc biệt bởi nó được xây dựng hoàn toàn bằng một màu trắng sáng với thủy tinh và thạch cao. Kiến trúc mỹ thuật của ngôi Chùa này do ý tưởng của ông Chalermchai Kositpipat, một trong những nghệ sĩ Mỹ thuật nổi tiếng nhất của Thái Lan, ông muốn xây dựng một ngôi Chùa chỉ thuần bạch sắc, một màu trắng để biểu thị cho sự tinh khiết của Đức Phật. Ông luôn đặt niềm tin tôn vào từng tác phẩm của mình và mong muốn làm phong phú Phật giáo ở Thái Lan.
Được gọi là Bạch Temple của người nước ngoài, Wat Rong Khun là một ngôi chùa Phật giáo điển hình được thiết kế vào năm 1997 bởi Nghệ sĩ Mỹ thuật Chalermchai Kositpipat. Mặc dù chùa đã bị hư hại bởi một trận động đất vào tháng năm 2014, Nghệ sĩ Mỹ thuật Chalermchai Kositpipat hứa sẽ khôi phục nguyên trạng ban đầu trong vòng hai năm.
17. Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia)
Angkor Wat (Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siêm Reap. Angkor Wat còn gọi là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom (Ăng-co Thom) được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên, Đế Thích.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-17.jpg
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-Warman II (1113-1150), Angkor Wat ban đầu dùng để thờ thần Viuru của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành nơi thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm (Thái Lan) phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnôm Pênh vào thế kỷ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot (một nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp).
Angkor Wat, nằm gần Siem Reap, là di tích tâm linh tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Khu phức hợp đền thờ ban đầu là một ngôi đền Hindu, sau đó chuyển đổi thành một ngôi chùa Phật giáo. Tên "Angkor Wat" Khmer gọi là "Thành phố của những ngôi chùa".
Angkor Wat là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Rộng kéo dài 400km2. Được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa thế giới và thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ, khôi phục, tôn tạo môi trường xung quanh. Là một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng thế giới.
Thích Vân Phong
Có hàng ngàn ngôi tự viện Phật giáo được xây dựng trên mảnh đất Đông Nam Á, mỗi công trình tâm linh đều có nét tuyệt mỹ, vẻ đẹp kỳ diệu riêng của nó. Hiện bình chọn có 17 ngôi chùa nổi tiếng Đông Nam Á là một trong những hình ảnh đẹp nhất.
1.Chùa Wat Pho (Bangkok, Thái Lan)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-1.jpg
Chùa Wat Pho tọa lạc tại quận Pra Nakorn, Thủ đô Bangkok, Thái Lan. Nơi ngôi Già lam Wat Pho có Thánh tượng Thích Ca nhập Niết bàn với tư thế nằm nghiêng bên hữu, cao khoảng 15 mét và dài 45,4 mét. Ngoài ra đây còn là trường đại học công đầu tiên của Thái Lan và được coi là nơi sinh ra nghề mát-xa truyền thống của Thái.
2. Chùa Pura Ulun Danu Bratan (Bali, Indonesia)
Pura Ulun Danu Bratan là ngôi Chùa xây dựng cạnh bờ sông Bratan. Thành lập từ năm 1663, Chùa được sử dụng cho các nghi lễ, để làm lễ tỏ lòng thành kính với Dewi Danu - vị nữ thần nước trong đạo Hindu Bali.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-2.jpg
Bali, Indonesia là một chút khác biệt so với một phần còn lại của Indonesia, là một điểm đến tuyệt vời cho những người tìm kiếm một hành trình du lịch độc đáo. Dân Indonesia đa số theo tín ngưỡng Hồi giáo, trong đó đảo Bali chiếm 83,5% theo đạo Hindu. Sự tách biệt này của tín ngưỡng giữa đất liền và đảo Bali, là dấu hiệu văn hóa lớn giữa miền Bắc và Nam của Indonesia.
Các kho tàng nghệ thuật và văn hóa của Bali là một nền văn hóa thể hiện cách Avante. Bali mang tính nghệ thuật cao của các cư dân, và bán tác phẩm của mình tại các thị trường du lịch đang bùng nổ tạo nên phần lớn GDP của đất nước. Người dân địa phương có truyền thống nghệ thuật lâu đời, bao gồm điêu khắc, kim loại, da, và các định dạng truyền thống khác - làm cho Bali đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu nghệ thuật.
3. Chùa Ta Prohm (Siem Reap, Campuchia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-3.jpg
Ngôi Chùa xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Tomb Raider này được xây dựng từ cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Trước đây Ta Prohm từng là một tu viện và trường đại học Phật giáo. Các rể cây thấy ngày càng phủ kín bức tường thành và mái đá xung quanh các di tích bằng đá.
4. Chùa Tanah Lot (Bali, Indonesia)
Tanah Lot là một trong bảy ngôi Chùa trên biển của Bali, nằm tại Tabanan. Ngôi Chùa tọa lạc trên một tảng đá khá lớn, nhô trên mặt nước, nằm ngoài khơi trong Tabanan.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-4.jpg
Đêm cũng như ngày hình bóng chùa in xuống dòng nước gợn sóng tung tăng, nhất là những đêm trăng thanh gió mát, du khách thường hay ra ngắm nhìn một cảnh tuyệt đẹp.
5. Chùa Borobudur (Trung Java, Indonesia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-5.jpg
Ngôi Đại Già lam Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và là ngôi đại cổ tự Phật giáo lớn nhất thế giới. Có khoảng 500 tượng Phật nằm xung quanh Borobudur.
6. Chùa Pura Besakih (Bali, Indonesia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-6.jpg
Ngôi cổ tự Pura Besakhih là một khu phức hợp bao gồm 22 ngôi đền. Năm 1963, núi lửa Agung phun trào và phá huỷ gần như toàn bộ khu này.
7. Đền Đạo giáo Cebu (Cebu, Philippines)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-7.jpg
Ngôi đền cao hơn 300m so với mực nước biển. Lối vào của đền mô phỏng Vạn lý Trường thành của Trung Quốc. Đây là nơi thực hành Đạo giáo (Lão giáo) của cộng đồng người Hoa sống tại Cebu.
8. Wat Phra That Doi Suthep (Chiang Mai, Thái Lan)
Nằm trên ngọn đồi Doi Suthep, một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của Chiang Mai.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-8.jpg
Chùa là một trong những điểm không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến vùng này.
9. Bảo tàng và đền lưu giữ Xá Lợi răng của đức Phật (Quận người Hoa, Singapore)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-9.jpg
Ngôi chùa mới được xây dựng từ 2005 - 2007. Tầng cuối cùng của đền có phục vụ thức ăn chay.
10. Wat Arun (Bangkok, Thái Lan)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-10.jpg
Ngôi chùa Wat Arun (Wat Arun Ratchawararam Ratchawaramahawihan) nằm tại bờ Tây sông Chao Phraya, nơi người qua lại trên thuyền có thể nhìn thấy ngọn tháp của chùa cao chót vót, hòa quyện với bầu trời xanh mây trắng, tạo thành bức tranh tuyệt hảo. Trong ánh đèn đêm, ngôi chùa nổi bật rực rỡ so với khu vực xung quanh.
11. Chùa Pha That Luang (Viêng Chăn, Lào)
Chùa Pha That Luang tọa lạc tại Thủ đô Vientiane (Viêng Chăn), Lào. Ngôi cổ tự này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-11.jpg
That Luang là kiến trúc trung tâm của ngôi Pha That Luang Cổ tự và một trong những Bảo Tháp thờ Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm của Bảo Tháp thờ Phật là một khối lớn uy nghi, trang nhã vươn lên cao như một mũi tên. Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng hướng ra bốn phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
12. Kek Lok Si (Penang, Malaysia)
Ngôi cổ tự Kek Lok Si (Cực Lạc tự), tọa lạc tại Ari Itam, Peang, Malaysia. Ngôi chùa này được thành lập vào năm 1893.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-12.jpg
Năm 1930, Bảo Tháp 7 tầng, trang trí xung quanh vạn Phật (10 nghìn vị Phật), hoàn thành. Bảo Tháp 7 tầng hình bát giác thiết kế theo kiến trúc Trung Quốc, được kết hợp hài hòa tầng giữa thiết kế theo kiến trúc Thái Lan, và tầng chót phía trên Vương miện theo cấu trúc của Miến Điện, phản ảnh kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy, tạo thành một thế Trung đạo hòa hợp Quốc tế Phật giáo.
13. Chùa Shwedagon (Yangon, Myanmar)
Shwedagon Zedi Daw, ngôi cổ tự nguy nga tráng lệ này toạ lạc trên ngọn đồi Shinguttara, phía Tây hồ Kandawgyi, thành phố Yangon. Ngôi cổ tự này còn được gọi là Chùa Vàng, nơi có ngôi Bảo Tháp trung tâm dát vàng. Chung quanh là quần thể gồm hàng trăm ngôi chùa mái cong, hàng trăm ngôi Tháp xung quanh, lộng lẫy với những tượng Phật bằng vàng ròng, ngọc quý, đồng đen mạ vàng, gỗ quý, đá quý được điêu khắc và chạm trổ cực kỳ tinh xảo… Tất cả làm nên một không gian tâm linh trang nghiêm thế giới Phật với không gian thu hẹp vài km vuông. Tại đây còn lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh Cà sa của Phật Ca Diếp, và mấy sợi tóc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-13.jpg
Ngôi cổ tự và Đại Bảo Tháp này là một trong những điểm hấp dẫn du khách hành hương chiêm bái, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
14. Đền thờ Sri Mariamman (Chinatown, Singapore)
Đền thờ Sri Mariamman thành lập 1827, do ông Naraina Pillai là một doanh nhân phát tâm sáng lập. Ông đã góp phần rất lớn cho cộng đồng Tamil ở Singapore.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-14.jpg
Là một ngôi đền Hindu lâu đời nhất của Singapore, một di tích quốc gia của đất nước Singapore.
15. Đền Thean Hou (Kuala Lumpur, Malaysia)
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-15.jpg
Chùa Thean Hou (Thiên Hậu tự) ở Robson Heights, Kuala Lumpur, Malaysia Chùa khởi công xây dựng vào năm 1981 và hoàn thành vào năm 1987. Cấu trúc sáu tầng, trong đó mất sáu năm để xây dựng, chi phí khoảng 7 triệu ringgit (Tiền Malaysia).
Chính thức Lễ Lạc thành vào ngày 03 tháng 9 năm 1989. Đây là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại Malaysia.
16. Wat Rong Khun (Chiang Rai, Thái Lan)
Ngôi Chùa Wat Rong Khun hay còn gọi là chùa Trắng. Ngôi chùa nằm ở phía Bắc Thái Lan, Chùa này đã trở thành biểu tượng văn hóa của quốc gia và là một trong những ngôi Chùa dễ ấn tượng nhất trong cả nước, thu hút một số lượng ngày càng lớn du khách mỗi năm.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-16.jpg
Danh lam thắng cảnh Wat Rong Khun là một ngôi chùa đặc biệt bởi nó được xây dựng hoàn toàn bằng một màu trắng sáng với thủy tinh và thạch cao. Kiến trúc mỹ thuật của ngôi Chùa này do ý tưởng của ông Chalermchai Kositpipat, một trong những nghệ sĩ Mỹ thuật nổi tiếng nhất của Thái Lan, ông muốn xây dựng một ngôi Chùa chỉ thuần bạch sắc, một màu trắng để biểu thị cho sự tinh khiết của Đức Phật. Ông luôn đặt niềm tin tôn vào từng tác phẩm của mình và mong muốn làm phong phú Phật giáo ở Thái Lan.
Được gọi là Bạch Temple của người nước ngoài, Wat Rong Khun là một ngôi chùa Phật giáo điển hình được thiết kế vào năm 1997 bởi Nghệ sĩ Mỹ thuật Chalermchai Kositpipat. Mặc dù chùa đã bị hư hại bởi một trận động đất vào tháng năm 2014, Nghệ sĩ Mỹ thuật Chalermchai Kositpipat hứa sẽ khôi phục nguyên trạng ban đầu trong vòng hai năm.
17. Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia)
Angkor Wat (Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siêm Reap. Angkor Wat còn gọi là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom (Ăng-co Thom) được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên, Đế Thích.
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140707/17-ng-i-ch-a-n_i-ti_ng-ng-Nam-17.jpg
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-Warman II (1113-1150), Angkor Wat ban đầu dùng để thờ thần Viuru của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành nơi thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm (Thái Lan) phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnôm Pênh vào thế kỷ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot (một nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp).
Angkor Wat, nằm gần Siem Reap, là di tích tâm linh tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Khu phức hợp đền thờ ban đầu là một ngôi đền Hindu, sau đó chuyển đổi thành một ngôi chùa Phật giáo. Tên "Angkor Wat" Khmer gọi là "Thành phố của những ngôi chùa".
Angkor Wat là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Rộng kéo dài 400km2. Được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa thế giới và thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ, khôi phục, tôn tạo môi trường xung quanh. Là một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng thế giới.
Thích Vân Phong