duyanh
09-26-2015, 11:41 AM
Ngày 26/9: Cơn bão lớn nhất trong lịch sử đổ bộ vào Nhật Bản
Đây là cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người.
Trận cuồng phong Vera, hay còn được biết đến với cái tên Isewan, là cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khi nó đổ bộ vào Nhật Bản vào ngày 26/9/1959. Kết cục của trận bão lớn chưa từng thấy này là những tổn thất nặng nề đẩy lùi nền kinh tế Nhật Bản vốn đã chịu quá nhiều thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Ngay sau trận cuồng phong Vera, hệ thống quản lý và giảm nhẹ thiệt hại sau thảm họa của Nhật Bản đã được tái cơ cấu từ nền tảng nhằm tránh những thiệt hại tương tự hoặc hơn nữa có thể xảy ra trong tương lai.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/1.jpg
Cơn siêu bão Vera bắt đầu hình thành từ ngày 20 tháng 9, ở khu vực giữa Guam và Chuuk State, hướng khởi điểm là hướng Tây trước khi di chuyển lên phía Bắc và đạt sức công phá của một cơn bão nhiệt đới trong vài ngày tiếp sau. Cho tới thời điểm này, Vera được dự báo là sẽ đi thẳng về hướng tây, bắt đầu liên tục gia tăng cường độ và đạt đỉnh cường độ vào ngày 23 tháng 9 với sức gió tối đa tương đương với sức công phá của một cơn bão cấp 5 hiện tại.
Sự thay đổi cường độ và sức gió này đã bẻ cong đường đi của cơn bão Vera và làm nó tăng tốc lên phía Bắc, kết quả cuối cùng là sự đổ bộ vào đất liền vào ngày 26/9 tại gần Shionomisaki ở Honsu. Việc đổ bộ vào đất liền đã làm suy giảm mạnh cường độ của cơn bão Vera và sau khi quay trở lại Bắc Thái Bình Dương vào cùng ngày hôm đó, Vera chuyển mình trở thành một cơn lốc ngoại nhiệt đới và tồn tại thêm hai ngày nữa.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/2.jpg
Dù siêu bão Vera đã được dự báo từ trước, và khả năng nó cập bến Nhật Bản cũng đã được tính đến, nhưng với sự hạn chế trong thông tin liên lạc, cùng với sự chậm trễ trong chuẩn bị và truyền thông và sức gió mạnh đến bất ngờ của cơn bão, sự kiện này đã thực sự trở thành một thảm họa đối với Nhật Bản, một nền kinh tế khi đó còn đang phải oằn mình đối phó với các thương tổn nặng nề sau chiến tranh. Những cơn mưa kéo dài trong và sau cơn bão đã làm gia tăng mực nước trên các con sông để rồi sau đó tạo ra những trận lụt hậu bão.
Bão lớn kết hợp với sóng thần và gió giật, khi đổ bộ vào Honshu đã hủy diệt vô số các công trình phòng lũ, các khu dân cư, tàu thuyền cùng vô số các công trình dân sự khác. Thiệt hại vật chất tổng cộng từ trận bão Vera đã lên tới con số 600 triệu đô la Mỹ (ước tính vào khoảng 4.85 tỷ đô tính đến năm 2015). Thiệt hại về người cho đến nay vẫn chưa có con số chính xác, ước tính vào thời điểm đó, trận siêu bão này đã gây ra ít nhất là 4500 ca tử vong và biến hơn 1 triệu 2 người nữa trở thành người vô gia cư. Những con số này đã biến Vera thành trận bão chết chóc nhất trong lịch sử.
Các nỗ lực cứu trợ và xoa dịu thiệt hại sau thảm họa đã được tiến hành ngay sau đó bởi chính phủ Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, các dịch bệnh sau đó, bao gồm cả lỵ và uốn ván, đã làm chậm tiến trình này. Do các thiệt hại và tổn thất không lường trước đến từ các yếu tố xảy ra sau cơn bão, quốc hội Nhật Bản đã quyết định thông qua các điều luật cho phép có nhiều động thái tích cực hơn trong việc dự báo và giảm nhẹ hậu quả sau cơn bão, mà điển hình là việc thông qua Bản hành động cơ bản phòng tránh thảm họa vào năm 1961.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/3.jpg
Ngày 25/9: Quân đội Anh giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Stamford Bridge
Theo Báo Mới
Đây là cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử loài người.
Trận cuồng phong Vera, hay còn được biết đến với cái tên Isewan, là cơn bão lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khi nó đổ bộ vào Nhật Bản vào ngày 26/9/1959. Kết cục của trận bão lớn chưa từng thấy này là những tổn thất nặng nề đẩy lùi nền kinh tế Nhật Bản vốn đã chịu quá nhiều thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Ngay sau trận cuồng phong Vera, hệ thống quản lý và giảm nhẹ thiệt hại sau thảm họa của Nhật Bản đã được tái cơ cấu từ nền tảng nhằm tránh những thiệt hại tương tự hoặc hơn nữa có thể xảy ra trong tương lai.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/1.jpg
Cơn siêu bão Vera bắt đầu hình thành từ ngày 20 tháng 9, ở khu vực giữa Guam và Chuuk State, hướng khởi điểm là hướng Tây trước khi di chuyển lên phía Bắc và đạt sức công phá của một cơn bão nhiệt đới trong vài ngày tiếp sau. Cho tới thời điểm này, Vera được dự báo là sẽ đi thẳng về hướng tây, bắt đầu liên tục gia tăng cường độ và đạt đỉnh cường độ vào ngày 23 tháng 9 với sức gió tối đa tương đương với sức công phá của một cơn bão cấp 5 hiện tại.
Sự thay đổi cường độ và sức gió này đã bẻ cong đường đi của cơn bão Vera và làm nó tăng tốc lên phía Bắc, kết quả cuối cùng là sự đổ bộ vào đất liền vào ngày 26/9 tại gần Shionomisaki ở Honsu. Việc đổ bộ vào đất liền đã làm suy giảm mạnh cường độ của cơn bão Vera và sau khi quay trở lại Bắc Thái Bình Dương vào cùng ngày hôm đó, Vera chuyển mình trở thành một cơn lốc ngoại nhiệt đới và tồn tại thêm hai ngày nữa.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/2.jpg
Dù siêu bão Vera đã được dự báo từ trước, và khả năng nó cập bến Nhật Bản cũng đã được tính đến, nhưng với sự hạn chế trong thông tin liên lạc, cùng với sự chậm trễ trong chuẩn bị và truyền thông và sức gió mạnh đến bất ngờ của cơn bão, sự kiện này đã thực sự trở thành một thảm họa đối với Nhật Bản, một nền kinh tế khi đó còn đang phải oằn mình đối phó với các thương tổn nặng nề sau chiến tranh. Những cơn mưa kéo dài trong và sau cơn bão đã làm gia tăng mực nước trên các con sông để rồi sau đó tạo ra những trận lụt hậu bão.
Bão lớn kết hợp với sóng thần và gió giật, khi đổ bộ vào Honshu đã hủy diệt vô số các công trình phòng lũ, các khu dân cư, tàu thuyền cùng vô số các công trình dân sự khác. Thiệt hại vật chất tổng cộng từ trận bão Vera đã lên tới con số 600 triệu đô la Mỹ (ước tính vào khoảng 4.85 tỷ đô tính đến năm 2015). Thiệt hại về người cho đến nay vẫn chưa có con số chính xác, ước tính vào thời điểm đó, trận siêu bão này đã gây ra ít nhất là 4500 ca tử vong và biến hơn 1 triệu 2 người nữa trở thành người vô gia cư. Những con số này đã biến Vera thành trận bão chết chóc nhất trong lịch sử.
Các nỗ lực cứu trợ và xoa dịu thiệt hại sau thảm họa đã được tiến hành ngay sau đó bởi chính phủ Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, các dịch bệnh sau đó, bao gồm cả lỵ và uốn ván, đã làm chậm tiến trình này. Do các thiệt hại và tổn thất không lường trước đến từ các yếu tố xảy ra sau cơn bão, quốc hội Nhật Bản đã quyết định thông qua các điều luật cho phép có nhiều động thái tích cực hơn trong việc dự báo và giảm nhẹ hậu quả sau cơn bão, mà điển hình là việc thông qua Bản hành động cơ bản phòng tránh thảm họa vào năm 1961.
http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/15/09/26/82/17597126/3.jpg
Ngày 25/9: Quân đội Anh giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Stamford Bridge
Theo Báo Mới