PDA

View Full Version : Hungary hứng nhiều chỉ trích vì dùng hơi cay và vòi rồng xua người di cư



duyanh
09-17-2015, 11:48 AM
Hungary hứng nhiều chỉ trích vì dùng hơi cay và vòi rồng xua người di cư



Hungary đang bị chỉ trích mạnh mẽ về việc cảnh sát nước này ở biên giới với Serbia dùng hơi cay và vòi rồng ngăn người di cư tiến vào lãnh thổ.


http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-on9nRG-20150917-hungary-hung-nhieu-chi-trich-vi-dung-hoi-cay-va-voi-rong-xua-nguoi-di-cu.jpg
Cảnh sát Hungary đã dùng vòi rồng và hơi cay cản bước Đám đông người di cư. (Ảnh Reuters)

Chính phủ Hungary đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới. Họ cũng thông qua đạo luật chống nhập cư cứng rắn, cho phép bỏ tù những người vượt biên trái phép. Chỉ trong 16/9, hơn 60 người tị nạn đã bị bắt.

Nhiều nhóm nhập cư đổ về vùng đất vô chủ nằm giữa Hungary và Serbia từ chối rời đi và đe dọa sẽ tuyệt thực tới chết nếu không được vượt qua biên giới.

Ông Gyorgy Bakondi, cố vấn trưởng của Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết “biện pháp mạnh” được thực hiện khoảng một giờ sau khi người di cư ra “tối hậu thư” với cảnh sát, yêu cầu được đi qua. “Chúng tôi sẽ sửa hàng rào, thực tế chúng tôi sẽ dựng lên hàng rào chắc hơn“.
Hôm 16/9, căng thẳng gia tăng khi đám đông người di cư cố gắng phá hàng rào dây thép gai chặn lối vào Hungary tại điểm giao Roszke, theo AFP.

“Chúng tôi muốn đi, chúng tôi muốn tới Đức“, một người đàn ông nói tiếng Pháp kêu khóc. “Xin hãy mở cửa ra“, hàng trăm người khác nhắc lại lời người này.
Đám đông đáp trả cảnh sát Hungary bằng cách ném đá và chai nước, có khoảng 20 cảnh sát bị thương, theo BBC. Chính quyền Budapest cáo buộc người di cư dùng trẻ em làm “lá chắn”.

Một số người di cư được phía Serbia chăm sóc y tế. “Chúng tôi chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực và không hề mong bị đối xử tàn bạo và vô nhân đạo như thế này ở châu Âu“, Amir Hassan, một người Iraq nói.
“Tôi bị sốc khi thấy người di cư bị đối xử như vậy. Điều đó không thể chấp nhận được“, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói.
Cơ quan phụ trách người di cư của LHQ cũng lên tiếng chỉ trích và cho rằng hành động của Budapest có thể vi phạm Công ước về di cư năm 1951.
Ông Justin Forsyth, thuộc tổ chức Save the Children, lên án phản ứng thái quá của Hungary. “Có hàng trăm trẻ em nằm trong số những người trốn chạy khỏi bom đạn ở Syria, liều mạng vượt biển và đi bộ nhiều ngày trời để tới Hungary, chỉ để chứng kiến cánh cửa đóng lại trước mắt họ“.


http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-VOMVfN-20150917-hungary-hung-nhieu-chi-trich-vi-dung-hoi-cay-va-voi-rong-xua-nguoi-di-cu.jpg
Hàng trăm người tị nạn tuyệt vọng vì bị chặn lại ở biên giới Serbia – Hungary. (Ảnh Mirror)

Phóng viên AFP tại hiện trường cho hay, Hungary còn triển khai ba phương tiện quân sự có trang bị súng đến địa điểm cách biên giới khoảng 200 m.
Chính phủ Serbia đã chính thức lên tiếng phản đối việc Hungary dùng vòi rồng và hơi cay với người di cư. Bộ trưởng nội vụ Serbia Nebojsa Stefanovic khẳng định sẽ đưa cảnh sát tới biên giới để giúp hạ nhiệt căng thẳng.
Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Áo Werner Faymann kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào tuần tới để thảo luận về tình hình, Chủ tịch châu Âu Donald Tusk cho hay hôm nay sẽ thông báo kế hoạch này.
Cùng với Romania, Croatia đang trở thành một lựa chọn khả thi mới với hàng nghìn người di cư đang mắc kẹt ở bán đảo Balkan, theo hướng bắc và tây.
Hàng trăm người di cư hôm 16/9 đang kéo về biên giới giữa Serbia và Croatia, mở ra con đường mới đến châu Âu sau khi Hungary đóng lối vào.

http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-kTayua-20150917-hungary-hung-nhieu-chi-trich-vi-dung-hoi-cay-va-voi-rong-xua-nguoi-di-cu.jpg
Một nhóm người di cư đi bộ qua cánh đồng để tới biên giới Croatia. (Ảnh Reuters)

Truyền thông Serbia cho biết, ít nhất có 10 chiếc xe bus của người di cư rời Presevo đến Sid. Nhóm truyền hình của Reuters trông thấy ba chiếc đến nơi, một xe hai tầng thả khách xuống cách biên giới vài trăm mét. Một số người đi bộ qua cánh đồng ngô qua biên giới Serbia và Croatia.
“Croatia rất sẵn sàng tiếp nhận hoặc hướng dẫn những người này tới nơi họ muốn tới, đó là Đức hoặc các nước Bắc Âu“, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic nói.

Hội đồng An ninh quốc gia Croatia cũng được yêu cầu tổ chức cuộc họp để phối hợp xử lý tình hình. Chính phủ nước này cũng khẩn trương đưa các chuyên gia tới khu vực biên giới để rà soát mìn còn sót lại sau chiến tranh Balka hồi những năm 1990.


Theo VnExpress