duyanh
09-07-2015, 11:11 AM
Vì an ninh quốc gia, Pháp oanh kích thánh chiến Hồi giáo tại Syria
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/COALITION_0.JPG (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/COALITION_0.JPG)Một máy bay của liên quân chống Daech tại Kobane, Syria.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Trong bối cảnh hàng trăm ngàn người tị nạn tràn về châu Âu, Pháp thay đổi chiến lược chống khủng bố.Tổng thống Pháp François Hollande bật đèn xanh cho không quân can thiệp vào Syria, oanh kích tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ của chế độ al Assad.
Quyết định của tổng thống Pháp François Hollande được xem là « hợp lý » và nhận được sự ủng hộ của đối lập Pháp cũng như công luận. Câu hỏi đặt ra là tại sao Pháp thay đổi chiến lược, mở rộng vùng oanh kích từ Irak sang Syria ?
Theo giới phân tích, không phải chỉ riêng nước Pháp, đã đến lúc liên minh quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo phải thay đổi chiến lược. Khai diễn từ tháng 8 năm 2014, liên quân Tây phương-Ả Rập do Hoa Kỳ lãnh đạo chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo, quy tụ khoảng 20 nước gồm Hoa Kỳ, Canada, một số quốc gia Tây Âu cột trụ như Anh, Pháp, Đức… và 5 nước Ả Rập.
Chiến thuật oanh kích tại Irak không ngăn được Daech
Trong vòng một năm, lực lượng quốc tế đã thực hiện hơn 5.200 phi vụ tại Irak cũng như tại Syria để ngăn chận đà tiến quân của Daech, tên tiếng Ả Rập của tổ chức cực đoan này, nhưng gần như không chiếm lại được một thành phố nào quan trọng.
Lực lượng không quân của Pháp, trong chiến dịch Chamal (tiếng Ả Rập : "gió phương Bắc") đã thực hiện 200 cuộc oanh kích hoàn toàn trên lãnh thổ Irak.
Pháp từ chối không tấn công vào vị trí của thánh chiến Hồi giáo ở Syria vì không muốn mang tiếng tiếp tay cho tổng thống Bachar Al Assad, nhà lãnh đạo bị tố cáo sử dụng cả bom hóa học và xăng đặt để oanh kích thường dân và cũng là nhân vật bị Pháp đòi phải từ chức.
Thế nhưng, trên chiến trường Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiếp tục nới rộng vùng kiểm soát. Sau Ramadi ở Irak đến lược Palmyra ở Syria thất thủ. Chiến binh cực đoan, đi đến đâu tàn sát và tàn phá đến đó chỉ còn cách thủ đô Damas có 250 km.
Theo nhận định của cựu tướng Dominique Trinquant, một chuyên gia quân sự Pháp thì ngày nay người ta « mới thấy Daech đã tới cửa Damas và do vậy không thể tiếp tục chính sách quân sự nửa vời » chỉ oanh kích ở Irak .
Lý do thứ hai : bảo vệ an ninh quốc gia
Vào lúc không quân Pháp tham chiến tại Irak thì lãnh thổ của Pháp bị nhiều vụ khủng bố đẫm máu, từ vụ thảm sát tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 1 và vụ tấn công xe lửa cao tốc Thalys trên đường Amsterdam- Paris hồi tháng 8. Đa số các vụ tấn công này, thủ phạm đều đã « lưu trú » tại Syria và có quan hệ trực tiếp với tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay với một số thành viên của nhóm khủng bố này.
Một nhà ngoại giao Pháp xin giấu tên tuyên bố với AFP : Syria có vai trò trung tâm đối với tình hình an ninh của Pháp, vì hàng trăm công dân Pháp theo phe thánh chiến tại Syria.
Do vậy, vì nhu cầu an ninh quốc gia, tổng thống François Hollande thay đổi chiến lược, từ nay sẽ can thiệp vào Syria , nơi xuất phát hàng triệu người tị nạn bồng bế vợ con chạy trốn đàn áp, chạy trốn nội chiến.
Bị chấn động và xúc động vì thảm nạn thuyền nhân chết trên biển Địa Trung Hải và từng đoàn người vượt biên giới trên bộ tràn vào Liên Hiệp Châu Âu, đa số công luận Pháp có vẽ nghiêng về giải pháp tấn công trên bộ.
Tuy nhiên, cho dù 61% người được hỏi ý kiến ủng hộ giải pháp Liên quân quốc tế trực tiếp tham chiến tại Syria (theo một kết quả thăm dò được báo chí đăng tải hôm chủ nhật 06/09), chính phủ Pháp không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc.
Giới lãnh đạo đối lập như cựu thủ tướng Alain Juppé, cũng ủng hộ giải pháp oanh kích Syria, nhưng không muốn Pháp đưa quân vào Syria, để tránh « sa lầy » như trường hợp đã xẩy ra ở Afghanistan.
Nhận định chung của các nhà chiến lược là không để cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo cơ hội tuyên truyền chống « Tây phương xâm lược ». Nhiệm vụ can thiệp bằng lục quân, nếu có, sẽ dành cho các nước Ả Rập trong vùng và Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm lại những vùng lãnh thổ đang bị thánh chiến kiểm soát.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/COALITION_0.JPG (http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/COALITION_0.JPG)Một máy bay của liên quân chống Daech tại Kobane, Syria.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Trong bối cảnh hàng trăm ngàn người tị nạn tràn về châu Âu, Pháp thay đổi chiến lược chống khủng bố.Tổng thống Pháp François Hollande bật đèn xanh cho không quân can thiệp vào Syria, oanh kích tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo đang kiểm soát phần lớn lãnh thổ của chế độ al Assad.
Quyết định của tổng thống Pháp François Hollande được xem là « hợp lý » và nhận được sự ủng hộ của đối lập Pháp cũng như công luận. Câu hỏi đặt ra là tại sao Pháp thay đổi chiến lược, mở rộng vùng oanh kích từ Irak sang Syria ?
Theo giới phân tích, không phải chỉ riêng nước Pháp, đã đến lúc liên minh quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo phải thay đổi chiến lược. Khai diễn từ tháng 8 năm 2014, liên quân Tây phương-Ả Rập do Hoa Kỳ lãnh đạo chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo, quy tụ khoảng 20 nước gồm Hoa Kỳ, Canada, một số quốc gia Tây Âu cột trụ như Anh, Pháp, Đức… và 5 nước Ả Rập.
Chiến thuật oanh kích tại Irak không ngăn được Daech
Trong vòng một năm, lực lượng quốc tế đã thực hiện hơn 5.200 phi vụ tại Irak cũng như tại Syria để ngăn chận đà tiến quân của Daech, tên tiếng Ả Rập của tổ chức cực đoan này, nhưng gần như không chiếm lại được một thành phố nào quan trọng.
Lực lượng không quân của Pháp, trong chiến dịch Chamal (tiếng Ả Rập : "gió phương Bắc") đã thực hiện 200 cuộc oanh kích hoàn toàn trên lãnh thổ Irak.
Pháp từ chối không tấn công vào vị trí của thánh chiến Hồi giáo ở Syria vì không muốn mang tiếng tiếp tay cho tổng thống Bachar Al Assad, nhà lãnh đạo bị tố cáo sử dụng cả bom hóa học và xăng đặt để oanh kích thường dân và cũng là nhân vật bị Pháp đòi phải từ chức.
Thế nhưng, trên chiến trường Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiếp tục nới rộng vùng kiểm soát. Sau Ramadi ở Irak đến lược Palmyra ở Syria thất thủ. Chiến binh cực đoan, đi đến đâu tàn sát và tàn phá đến đó chỉ còn cách thủ đô Damas có 250 km.
Theo nhận định của cựu tướng Dominique Trinquant, một chuyên gia quân sự Pháp thì ngày nay người ta « mới thấy Daech đã tới cửa Damas và do vậy không thể tiếp tục chính sách quân sự nửa vời » chỉ oanh kích ở Irak .
Lý do thứ hai : bảo vệ an ninh quốc gia
Vào lúc không quân Pháp tham chiến tại Irak thì lãnh thổ của Pháp bị nhiều vụ khủng bố đẫm máu, từ vụ thảm sát tòa soạn tuần báo Charlie Hebdo tại Paris hồi tháng 1 và vụ tấn công xe lửa cao tốc Thalys trên đường Amsterdam- Paris hồi tháng 8. Đa số các vụ tấn công này, thủ phạm đều đã « lưu trú » tại Syria và có quan hệ trực tiếp với tổ chức Nhà nước Hồi giáo hay với một số thành viên của nhóm khủng bố này.
Một nhà ngoại giao Pháp xin giấu tên tuyên bố với AFP : Syria có vai trò trung tâm đối với tình hình an ninh của Pháp, vì hàng trăm công dân Pháp theo phe thánh chiến tại Syria.
Do vậy, vì nhu cầu an ninh quốc gia, tổng thống François Hollande thay đổi chiến lược, từ nay sẽ can thiệp vào Syria , nơi xuất phát hàng triệu người tị nạn bồng bế vợ con chạy trốn đàn áp, chạy trốn nội chiến.
Bị chấn động và xúc động vì thảm nạn thuyền nhân chết trên biển Địa Trung Hải và từng đoàn người vượt biên giới trên bộ tràn vào Liên Hiệp Châu Âu, đa số công luận Pháp có vẽ nghiêng về giải pháp tấn công trên bộ.
Tuy nhiên, cho dù 61% người được hỏi ý kiến ủng hộ giải pháp Liên quân quốc tế trực tiếp tham chiến tại Syria (theo một kết quả thăm dò được báo chí đăng tải hôm chủ nhật 06/09), chính phủ Pháp không muốn lao vào một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc.
Giới lãnh đạo đối lập như cựu thủ tướng Alain Juppé, cũng ủng hộ giải pháp oanh kích Syria, nhưng không muốn Pháp đưa quân vào Syria, để tránh « sa lầy » như trường hợp đã xẩy ra ở Afghanistan.
Nhận định chung của các nhà chiến lược là không để cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo cơ hội tuyên truyền chống « Tây phương xâm lược ». Nhiệm vụ can thiệp bằng lục quân, nếu có, sẽ dành cho các nước Ả Rập trong vùng và Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm lại những vùng lãnh thổ đang bị thánh chiến kiểm soát.
RFI