duyanh
09-05-2015, 12:28 PM
2 câu chuyện đáng suy ngẫm về “quyền lực” của một lời khen
Những lời động viên, khích lệ đôi khi còn có sức nặng hơn rất nhiều so với một lời trách móc. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.
Đội trưởng bảo vệ hoa Một ông lão đã về hưu và tìm thú vui với việc chăm sóc khu vườn của mình. Ông chăm sóc từng đóa hoa và yêu mến chúng. Một ngày nọ, có một đám trẻ chạy vào khu vườn nhà ông đùa giỡn và làm hư khu vườn của ông. Quá buồn bực, ông quyết định làm hàng rào để bảo vệ vườn hoa. Nhưng bọn trẻ vẫn không ngại ngần mà xông vào trong hàng rào nhà ông để đùa giỡn. Ông đuổi bọn chúng đi và buồn bực.
Vợ ông biết chuyện và chỉ cho ông một cách…
Ngày hôm sau nữa, đám trẻ vẫn cứ xông vào khu vườn nhà ông để chạy giỡn và tiếp tục làm hư vườn hoa của ông. Ông phát hiện và bắt lấy thằng nhóc “đầu đàn”, nhưng thay vì mắng nó, ông đã nói:
“Simon, cháu đừng lo, ta sẽ không làm gì cháu đâu.”
Simon: “Sao ông lại biết tên cháu.”
Ông lão nói: “Chẳng những vậy, ta còn biết cháu là cậu bé ngoan nhất khu phố này. Ai ai cũng khen ngợi”
Simon: “Cháu ư?”
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-sm5Jt1-20150905-2-cau-chuyen-dang-suy-ngam-ve-quyen-luc-cua-mot-loi-khen.jpg
Ông lão: “Đúng vậy. Ta đang cần một người bảo vệ vườn hoa này, ta phong cho cháu làm đội trưởng đội bảo vệ vườn hoa. Không biết cháu có thích không?”
Simon: “Đội trưởng ư? Sao ông lại tin tưởng giao nó cho cháu?”
Ông lão: “Vì cháu là một cậu bé khỏe mạnh, thông minh và dũng cảm. Cháu còn là thủ lịch của đám trẻ trong khu phố nữa, có đúng không? Lát nữa ra sẽ phá bỏ hàng rào này đi, ta tin cháu là một đội trưởng xuất sắc luôn hoàn thành nhiệm vụ.”
Simon: “Thật sao ạ? Để không phụ lòng tin tưởng của ông, cháu hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ.”
Đúng như lời hứa, Simon đã thông báo với đám bạn về việc mình “lên chức” đội trưởng bảo vệ hoa. Nó cũng bắt đầu khuyên các bạn mình cùng có ý thức khi chơi đùa ở vườn hoa và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình. Kể từ đó, ông lão không còn phải lo vườn hoa nhà mình bị lũ trẻ trong khu phố hay những nơi khác đến phá hoại nữa.
Việc ông lão mạnh dạn để cậu bé Simon giúp mình trông khu vườn đã cho ta thấy được sức mạnh của lời khen ngợi. Đôi khi, những lời trách mắng, những đòn trừng phạt hay sự giận dữ không thể làm được gì. Chỉ có những lời khen ngợi, động viên giúp đối phương một lối thoát để sửa sai mới thật sự hữu hiệu.
Cậu bé da đen nhút nhát New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cố gắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa. Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả học sinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ động làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi những cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạt tôi. Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhà nghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏ rơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôi chẳng khó khăn gì.
Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy được phân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nên có trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôi cảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen. Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kết quả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầy dừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thi này các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoan nghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả các lần thầy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền. Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưa thầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôi òa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vào lòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”. Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôi cũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinh xuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago. Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôi cũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôi luôn là người đứng đầu lớp. Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàng trăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quên được hình bóng thầy. Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40 năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôi kính yêu nhất đời. Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗng sống lại như mới. “Ồ, Joe – thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếu đuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm em chỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mình nhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượt qua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lại hôm ấy. Và thầy không lầm”.
Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao
ST
Những lời động viên, khích lệ đôi khi còn có sức nặng hơn rất nhiều so với một lời trách móc. Biết cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất.
Đội trưởng bảo vệ hoa Một ông lão đã về hưu và tìm thú vui với việc chăm sóc khu vườn của mình. Ông chăm sóc từng đóa hoa và yêu mến chúng. Một ngày nọ, có một đám trẻ chạy vào khu vườn nhà ông đùa giỡn và làm hư khu vườn của ông. Quá buồn bực, ông quyết định làm hàng rào để bảo vệ vườn hoa. Nhưng bọn trẻ vẫn không ngại ngần mà xông vào trong hàng rào nhà ông để đùa giỡn. Ông đuổi bọn chúng đi và buồn bực.
Vợ ông biết chuyện và chỉ cho ông một cách…
Ngày hôm sau nữa, đám trẻ vẫn cứ xông vào khu vườn nhà ông để chạy giỡn và tiếp tục làm hư vườn hoa của ông. Ông phát hiện và bắt lấy thằng nhóc “đầu đàn”, nhưng thay vì mắng nó, ông đã nói:
“Simon, cháu đừng lo, ta sẽ không làm gì cháu đâu.”
Simon: “Sao ông lại biết tên cháu.”
Ông lão nói: “Chẳng những vậy, ta còn biết cháu là cậu bé ngoan nhất khu phố này. Ai ai cũng khen ngợi”
Simon: “Cháu ư?”
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-sm5Jt1-20150905-2-cau-chuyen-dang-suy-ngam-ve-quyen-luc-cua-mot-loi-khen.jpg
Ông lão: “Đúng vậy. Ta đang cần một người bảo vệ vườn hoa này, ta phong cho cháu làm đội trưởng đội bảo vệ vườn hoa. Không biết cháu có thích không?”
Simon: “Đội trưởng ư? Sao ông lại tin tưởng giao nó cho cháu?”
Ông lão: “Vì cháu là một cậu bé khỏe mạnh, thông minh và dũng cảm. Cháu còn là thủ lịch của đám trẻ trong khu phố nữa, có đúng không? Lát nữa ra sẽ phá bỏ hàng rào này đi, ta tin cháu là một đội trưởng xuất sắc luôn hoàn thành nhiệm vụ.”
Simon: “Thật sao ạ? Để không phụ lòng tin tưởng của ông, cháu hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ.”
Đúng như lời hứa, Simon đã thông báo với đám bạn về việc mình “lên chức” đội trưởng bảo vệ hoa. Nó cũng bắt đầu khuyên các bạn mình cùng có ý thức khi chơi đùa ở vườn hoa và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình. Kể từ đó, ông lão không còn phải lo vườn hoa nhà mình bị lũ trẻ trong khu phố hay những nơi khác đến phá hoại nữa.
Việc ông lão mạnh dạn để cậu bé Simon giúp mình trông khu vườn đã cho ta thấy được sức mạnh của lời khen ngợi. Đôi khi, những lời trách mắng, những đòn trừng phạt hay sự giận dữ không thể làm được gì. Chỉ có những lời khen ngợi, động viên giúp đối phương một lối thoát để sửa sai mới thật sự hữu hiệu.
Cậu bé da đen nhút nhát New York tráng lệ và sôi động, cuộc sống và tất cả những gì được chứng kiến ở đây khiến một đứa trẻ chín tuổi như tôi cảm thấy sợ hãi. Ba tôi đã cố gắng xin cho tôi vào học tại một trường học nhỏ cách nhà không xa. Những ngày tháng đầu tiên ở trường mới, tôi hoàn toàn cô độc. Tất cả học sinh đều xa lánh thay vì giúp đỡ tôi hòa nhập. Thậm chí khi tôi chủ động làm quen, chúng bỏ đi, chẳng thèm nhếch mép sau khi đã ném về phía tôi những cái nhìn chế giễu, miệt thị. Vài đứa lớn còn tụ tập lại để bắt nạt tôi. Tôi lờ mờ hiểu rằng ở đây chẳng ai ưa một đứa trẻ da đen con nhà nghèo, gầy gò và quê mùa như tôi cả. Suốt ba tháng, tâm lý sợ hãi và bị bỏ rơi khiến tôi gần như đứng bét lớp, mặc dù chương trình học đối với tôi chẳng khó khăn gì.
Thế nhưng, sau kỳ nghỉ đông mọi sự đã khác khi thầy Sean tới. Thầy được phân công chủ nhiệm lớp tôi thay cho thầy Paul bị nằm viện. Thầy rất nghiêm khắc, nhưng không nặng lời với bất kỳ ai. Dần dần lớp học trở nên có trật tự hơn, và những rắc rối của tôi cũng giảm đi nhiều. Có một điều tôi cảm thấy được an ủi, đó là thầy Sean cũng là người da đen. Một ngày, đó là ngày mà tôi chẳng thể nào quên, khi thầy Sean công bố kết quả thi giữa kỳ. Thầy nhìn khắp cả lớp, từng người một, và khi tới tôi, thầy dừng lại thật lâu làm tôi cảm thấy run sợ. Nhưng rồi thầy vui vẻ nói: “Bài thi này các em làm rất tốt, nhưng luôn có một người làm tốt nhất. Thầy hoan nghênh tất cả các em”. Khỏi phải nói lúc đó tôi vui như thế nào, vì tất cả các lần thầy Paul đọc điểm thi tôi đều bị than phiền. Cuối buổi học, thầy nói tôi ở lại. Tôi sợ, rụt rè đến bên thầy, ấp úng: “Thưa thầy…”. “Ồ, Joe, hôm nay em là người làm bài tốt nhất đấy, tuyệt lắm!”. Tôi òa khóc, cái điều mà tôi chưa từng làm từ khi tới đây. Thầy Sean ôm tôi vào lòng: “Đừng sợ, cố gắng lên, có thầy luôn bên em”. Những lời của thầy Sean đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Lúc nào trong đầu tôi cũng có hình ảnh của thầy đang cổ vũ cho tôi. Và tôi trở lại là tôi, học sinh xuất sắc nhất lớp vào cuối năm học đó, giống như khi tôi còn ở Chicago. Năm sau, thầy Sean lại ra đi khi thầy Paul khoẻ trở lại. Nhưng lúc nào tôi cũng thấy như có thầy ở bên, và năm đó, cũng như những năm về sau, tôi luôn là người đứng đầu lớp. Mãi sau này, khi tôi học đại học, khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, và ngay giờ đây khi tôi đang đứng giảng bài trước hàng trăm sinh viên của một trường đại học danh tiếng, không khi nào tôi quên được hình bóng thầy. Hôm qua, tôi mừng đến phát khóc khi biết được địa chỉ của thầy sau 40 năm xa cách. Tôi đã lái xe một mạch 300km tới thăm người thầy mà tôi kính yêu nhất đời. Gặp lại thầy, tôi bật khóc, những kỷ niệm ngày đó bỗng sống lại như mới. “Ồ, Joe – thầy nói hệt như 40 năm trước – em vẫn yếu đuối như ngày nào”. Tôi lặng người khi nghe thầy kể: “Hôm đó, bài làm em chỉ được điểm B, nhưng em đã cố gắng. Nhìn vào em, thầy thấy lại mình nhiều năm trước. Khi đó, một lời động viên của cô giáo đã giúp thầy vượt qua tất cả. Thầy đã tin rằng em cũng vậy, đó là lý do mà thầy gọi em ở lại hôm ấy. Và thầy không lầm”.
Một lời khen đúng lúc mới kỳ diệu làm sao
ST