duyanh
09-01-2015, 11:49 AM
Khủng hoảng người tị nạn leo thang ở EU: Czech yêu cầu đóng cửa biên giới khu vực Schengen, Đức tiếp nhận người Syria
http://epochtimes-romania.com/news_images/2015/08/2015_08_17_imigrantii_rsz_crp.jpg
Người tị nạn Syria trên một chiếc thuyền cao su gần các hòn đảo của Hy Lạp. (Ảnh chụp màn hình)
Đối mặt với luồng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, một số nước châu Âu yêu cầu các biện pháp cứng rắn. Cộng hòa Czech đã đề nghị đóng cửa ngay lập tức biên giới bên ngoài của khu vực Schengen và đề nghị có sự tham gia của NATO trong việc quản lý tình hình. Còn Đức đang phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công của phe cực Hữu vào những nơi cư trú giành cho người tị nạn, nhưng đã quyết định không chuyển những người tị nạn Syria sang các nước khác trong EU.
Hôm thứ Ba tuần trước, Phó Thủ tướng Cộng hòa Czech, Andrej Babis đã yêu cầu đóng cửa ngay lập tức các biên giới bên ngoài của khu vực Schengen để ngăn dòng người tị nạn, khi cho rằng hầu hết các nước trong khu vực tự do đi lại này đang chống lại việc phải nhận người tị nạn, theo tin trên Gandul. Ông cũng đề nghị NATO tham gia giám sát biên giới châu Âu, vì các nước của khu vực Schengen đã không thể tự mình thực hiện nhiệm vụ này. Cũng theo các quan chức Czech, cần phải dựng một trại tị nạn khổng lồ để tách riêng những người thực sự cần sự giúp đỡ, chẳng hạn như phụ nữ và trẻ em, còn những người di cư về kinh tế phải được gửi trả về nước họ.
Cũng hôm thứ Ba, Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã kêu gọi tăng cường an ninh tại biên giới bên ngoài của châu Âu. Ông chỉ trích Frontex không làm tròn công việc và cần thiết lập một quân đội chung của EU để đảm nhận vai trò này.
Berlin tìm giải pháp
Ở Đức, mặc dù ghi nhận số lượng đơn xin tị nạn lớn nhất và số vụ tấn công lớn nhất vào nơi cư trú cho người tị nạn, Đức đã quyết định từ bỏ Quy tắc của Dublin và không chuyển người tị nạn Syria sang quốc gia châu Âu đầu tiên mà ở đó họ đã được đăng ký, chủ yếu là Hy Lạp. Như vậy quá trình xin tị nạn bắt đầu ở một nước khác sẽ được hoàn thành tại Đức, theo Spiegel Online.
Công bố của Đức cho thấy, mặc dù đây không phải là một điều khoản chính thức ràng buộc, người tị nạn Syria có thể ở lại Cộng hòa Liên bang Đức. Đến cuối tháng 7 năm 2015, chỉ có 131 người Syria không được chấp nhận tị nạn, theo Bộ Nội vụ Đức. Trong bối cảnh sáu tháng đầu năm 2015, khoảng 44.000 người Syria đã nộp đơn xin tị nạn ở Đức.
Việc Berlin chấp nhận người tị nạn Syria là nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nước như Hy Lạp và Hungary đang hoàn toàn choáng ngợp vì quá khả năng. Về lý thuyết, Quy tắc Dublin xác định một thủ tục xin tị nạn chỉ có thể thực hiện trong một nước châu Âu duy nhất. Các nước đã tham gia vào Quy tắc này là tất cả các nước thành viên EU và Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Lichtenstein. Ngoài ra, các đơn xin tị nạn phải được nộp và phân tích trong nước thành viên đầu tiên nơi người tị nạn đặt chân đến. Nhưng trong điều kiện hiện nay, Đức đã quyết định đi chệch khỏi những quy tắc này để giảm bớt tình hình cho các nước khác, cụ thể là Hy Lạp, nơi những người tị nạn trên Địa Trung Hải thường tìm đến, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ý, để có thể hấp thụ dòng di cư từ Bắc Phi. Mọi người đang trách cứ Italy và Hy Lạp vì trong một số trường hợp, họ từ chối đăng ký cho những người mới đến, và chuyển số này đi tiếp.
Tại Heidenau của Đức, một thành phố có 16.000 dân, hôm thứ sáu và thứ bảy đã xảy ra xung đột bạo lực giữa các nhóm cực đoan cánh hữu và cảnh sát, cho thấy Berlin khó khăn như thế nào để quản lý tình huống nóng bỏng khi các phần tử phát xít mới và các nhóm khác đang cố gắng để đổ dầu vào lửa và lợi dụng bị kịch của những người tị nạn.
Các thành viên của đảng phát xít mới NPD đã tấn công cảnh sát Đức đang bảo vệ nơi cư trú mới cho người tị nạn, hơn 30 nhân viên đã bị thương. Các phần tử cực đoan đã ném đá và chai lọ vào cảnh sát và đe dọa cả ngài thị trưởng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị chỉ trích gay gắt vì thiếu ứng phó với những cuộc biểu tình bạo lực và đến Heidenau muộn. Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere công bố trong một cuộc phỏng vấn với “Bild am Sonntag” các biện pháp cứng rắn chống lại những kẻ cực đoan, nói rằng “gia tăng hận thù, xúc phạm và bạo lực đối với người tị nạn và người xin tị nạn là không đàng hoàng cho đất nước của chúng tôi”.
Kể từ đầu năm 2015, đã có khoảng 150 cuộc tấn công hoặc hành động phá hoại đối với người tị nạn ở Đức, so với 162 vụ trong cả năm 2014, theo Tổ chức Pro Asyl, trích dẫn trên báo “Christian Science Monitor“.
Mặt khác, chính phủ Đức mới đây đã phê duyệt phân bổ kinh phí cao hơn cho các đô thị và Länder để họ để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tiếp đó, cộng đồng và các thành phố sẽ nhận trong năm nay một tỷ euro cho nhà ở và giúp đỡ những người xin tị nạn, dù ban đầu họ chỉ được hứa cho có 500 triệu. Các đô thị và Länder đã yêu cầu quyết liệt nhiều tiền hơn nữa từ trung ương để chi trả cho nhân viên và nơi cư trú cần thiết để quản lý dòng người khổng lồ đang xin tị nạn.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đức sẽ nhận 800.000 người tị nạn vào năm 2015, chiếm 40% của tất cả những người tị nạn tại EU.
Áo huy động quân đội
Nếu Đức làm mọi nỗ lực để nhận người tị nạn, thì tại Áo, quân đội sẽ huy động 500 quân để giúp chính quyền, đang bị quá tải, khi phải đối mặt với một số lượng đáng kể những người nhập cư đến ở Hungary và Ý, theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, theo TheLocal.at, được trích dẫn bởi Gandul.
“Cần bao nhiêu thì chúng tôi sẽ điều binh sĩ đến bấy nhiêu”, Gerald Klug cho biết hôm thứ Ba, trước cuộc họp của Nội các về các biện pháp ứng phó với khủng hoảng. Các binh sĩ sẽ giúp vận chuyển người và thiết bị, xây dựng các khu cư trú và cung cấp thức ăn. Tuy nhiên họ sẽ được triển khai tới biên giới như là giải pháp cuối cùng, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Johanna Mikl-Leitner.
Số đơn xin tị nạn nộp ở Áo đã vượt quá 28.300 chỉ từ tháng 1 đến tháng 6 – bằng con số của cả năm ngoái – và các quan chức cho rằng năm nay con số này sẽ lên đến 80.000.
Hungary yêu cầu trợ giúp của EU
Tới khi dựng xong 175 km hàng rào tại biên giới với Serbia, nhằm ngăn chặn người nhập cư, chỉ trong tháng này có khoảng 2.000 người tị nạn đến Hungary từ Serbia, một con số kỷ lục, theo Al Jazeera.
Hungary đã có đăng ký của hơn 100.000 người xin tị nạn cho đến thời diểm này của năm 2015, cao hơn gấp đôi tổng số của cả năm ngoái. Budapest thông báo sẽ xây dựng hàng rào thép gai trên biên giới với Serbia, nhằm hạn chế 1.500 người tị nạn vượt biên giới hàng ngày trong tháng 8, bởi vì những người tị nạn đang tận dụng cơ hội cuối cùng trước khi hàng rào này dựng xong.
Chính quyền Hungary cũng đã công bố các biện pháp khác để ngăn cản dòng người nhập cư, cũng như đưa vào một số hình phạt đối với việc vượt qua biên giới bất hợp pháp và đóng cửa vĩnh viễn một số trại tị nạn.
Mặt khác, Janos Lazar, người đứng đầu nội các của Thủ tướng Viktor Orban đã yêu cầu EU bổ sung hỗ trợ tài chính cho Hungary, để Budapest có thể ứng phó trước sự xuất hiện của những người nhập cư.
Ủy ban châu Âu đã hứa sẽ phân bổ 8 triệu euro cho Hungary, nhưng Janos Lazar cho rằng EU “phân bổ kinh phí cho bảo vệ biên giới một cách mất thể diện. Các nước thành viên cũ đã giảm nguồn vốn cho các nước thành viên mới “.
“Nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cứng rắn, chúng ta sẽ trở thành một chiếc thuyền cứu hộ đang chìm dưới sức nặng của những người leo lên đó”, quan chức Hungary này cho biết.
Theo Matei Dobrovie, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân
http://epochtimes-romania.com/news_images/2015/08/2015_08_17_imigrantii_rsz_crp.jpg
Người tị nạn Syria trên một chiếc thuyền cao su gần các hòn đảo của Hy Lạp. (Ảnh chụp màn hình)
Đối mặt với luồng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, một số nước châu Âu yêu cầu các biện pháp cứng rắn. Cộng hòa Czech đã đề nghị đóng cửa ngay lập tức biên giới bên ngoài của khu vực Schengen và đề nghị có sự tham gia của NATO trong việc quản lý tình hình. Còn Đức đang phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công của phe cực Hữu vào những nơi cư trú giành cho người tị nạn, nhưng đã quyết định không chuyển những người tị nạn Syria sang các nước khác trong EU.
Hôm thứ Ba tuần trước, Phó Thủ tướng Cộng hòa Czech, Andrej Babis đã yêu cầu đóng cửa ngay lập tức các biên giới bên ngoài của khu vực Schengen để ngăn dòng người tị nạn, khi cho rằng hầu hết các nước trong khu vực tự do đi lại này đang chống lại việc phải nhận người tị nạn, theo tin trên Gandul. Ông cũng đề nghị NATO tham gia giám sát biên giới châu Âu, vì các nước của khu vực Schengen đã không thể tự mình thực hiện nhiệm vụ này. Cũng theo các quan chức Czech, cần phải dựng một trại tị nạn khổng lồ để tách riêng những người thực sự cần sự giúp đỡ, chẳng hạn như phụ nữ và trẻ em, còn những người di cư về kinh tế phải được gửi trả về nước họ.
Cũng hôm thứ Ba, Tổng thống Cộng hòa Czech Milos Zeman đã kêu gọi tăng cường an ninh tại biên giới bên ngoài của châu Âu. Ông chỉ trích Frontex không làm tròn công việc và cần thiết lập một quân đội chung của EU để đảm nhận vai trò này.
Berlin tìm giải pháp
Ở Đức, mặc dù ghi nhận số lượng đơn xin tị nạn lớn nhất và số vụ tấn công lớn nhất vào nơi cư trú cho người tị nạn, Đức đã quyết định từ bỏ Quy tắc của Dublin và không chuyển người tị nạn Syria sang quốc gia châu Âu đầu tiên mà ở đó họ đã được đăng ký, chủ yếu là Hy Lạp. Như vậy quá trình xin tị nạn bắt đầu ở một nước khác sẽ được hoàn thành tại Đức, theo Spiegel Online.
Công bố của Đức cho thấy, mặc dù đây không phải là một điều khoản chính thức ràng buộc, người tị nạn Syria có thể ở lại Cộng hòa Liên bang Đức. Đến cuối tháng 7 năm 2015, chỉ có 131 người Syria không được chấp nhận tị nạn, theo Bộ Nội vụ Đức. Trong bối cảnh sáu tháng đầu năm 2015, khoảng 44.000 người Syria đã nộp đơn xin tị nạn ở Đức.
Việc Berlin chấp nhận người tị nạn Syria là nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nước như Hy Lạp và Hungary đang hoàn toàn choáng ngợp vì quá khả năng. Về lý thuyết, Quy tắc Dublin xác định một thủ tục xin tị nạn chỉ có thể thực hiện trong một nước châu Âu duy nhất. Các nước đã tham gia vào Quy tắc này là tất cả các nước thành viên EU và Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Lichtenstein. Ngoài ra, các đơn xin tị nạn phải được nộp và phân tích trong nước thành viên đầu tiên nơi người tị nạn đặt chân đến. Nhưng trong điều kiện hiện nay, Đức đã quyết định đi chệch khỏi những quy tắc này để giảm bớt tình hình cho các nước khác, cụ thể là Hy Lạp, nơi những người tị nạn trên Địa Trung Hải thường tìm đến, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ý, để có thể hấp thụ dòng di cư từ Bắc Phi. Mọi người đang trách cứ Italy và Hy Lạp vì trong một số trường hợp, họ từ chối đăng ký cho những người mới đến, và chuyển số này đi tiếp.
Tại Heidenau của Đức, một thành phố có 16.000 dân, hôm thứ sáu và thứ bảy đã xảy ra xung đột bạo lực giữa các nhóm cực đoan cánh hữu và cảnh sát, cho thấy Berlin khó khăn như thế nào để quản lý tình huống nóng bỏng khi các phần tử phát xít mới và các nhóm khác đang cố gắng để đổ dầu vào lửa và lợi dụng bị kịch của những người tị nạn.
Các thành viên của đảng phát xít mới NPD đã tấn công cảnh sát Đức đang bảo vệ nơi cư trú mới cho người tị nạn, hơn 30 nhân viên đã bị thương. Các phần tử cực đoan đã ném đá và chai lọ vào cảnh sát và đe dọa cả ngài thị trưởng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị chỉ trích gay gắt vì thiếu ứng phó với những cuộc biểu tình bạo lực và đến Heidenau muộn. Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere công bố trong một cuộc phỏng vấn với “Bild am Sonntag” các biện pháp cứng rắn chống lại những kẻ cực đoan, nói rằng “gia tăng hận thù, xúc phạm và bạo lực đối với người tị nạn và người xin tị nạn là không đàng hoàng cho đất nước của chúng tôi”.
Kể từ đầu năm 2015, đã có khoảng 150 cuộc tấn công hoặc hành động phá hoại đối với người tị nạn ở Đức, so với 162 vụ trong cả năm 2014, theo Tổ chức Pro Asyl, trích dẫn trên báo “Christian Science Monitor“.
Mặt khác, chính phủ Đức mới đây đã phê duyệt phân bổ kinh phí cao hơn cho các đô thị và Länder để họ để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn. Tiếp đó, cộng đồng và các thành phố sẽ nhận trong năm nay một tỷ euro cho nhà ở và giúp đỡ những người xin tị nạn, dù ban đầu họ chỉ được hứa cho có 500 triệu. Các đô thị và Länder đã yêu cầu quyết liệt nhiều tiền hơn nữa từ trung ương để chi trả cho nhân viên và nơi cư trú cần thiết để quản lý dòng người khổng lồ đang xin tị nạn.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đức sẽ nhận 800.000 người tị nạn vào năm 2015, chiếm 40% của tất cả những người tị nạn tại EU.
Áo huy động quân đội
Nếu Đức làm mọi nỗ lực để nhận người tị nạn, thì tại Áo, quân đội sẽ huy động 500 quân để giúp chính quyền, đang bị quá tải, khi phải đối mặt với một số lượng đáng kể những người nhập cư đến ở Hungary và Ý, theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, theo TheLocal.at, được trích dẫn bởi Gandul.
“Cần bao nhiêu thì chúng tôi sẽ điều binh sĩ đến bấy nhiêu”, Gerald Klug cho biết hôm thứ Ba, trước cuộc họp của Nội các về các biện pháp ứng phó với khủng hoảng. Các binh sĩ sẽ giúp vận chuyển người và thiết bị, xây dựng các khu cư trú và cung cấp thức ăn. Tuy nhiên họ sẽ được triển khai tới biên giới như là giải pháp cuối cùng, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Johanna Mikl-Leitner.
Số đơn xin tị nạn nộp ở Áo đã vượt quá 28.300 chỉ từ tháng 1 đến tháng 6 – bằng con số của cả năm ngoái – và các quan chức cho rằng năm nay con số này sẽ lên đến 80.000.
Hungary yêu cầu trợ giúp của EU
Tới khi dựng xong 175 km hàng rào tại biên giới với Serbia, nhằm ngăn chặn người nhập cư, chỉ trong tháng này có khoảng 2.000 người tị nạn đến Hungary từ Serbia, một con số kỷ lục, theo Al Jazeera.
Hungary đã có đăng ký của hơn 100.000 người xin tị nạn cho đến thời diểm này của năm 2015, cao hơn gấp đôi tổng số của cả năm ngoái. Budapest thông báo sẽ xây dựng hàng rào thép gai trên biên giới với Serbia, nhằm hạn chế 1.500 người tị nạn vượt biên giới hàng ngày trong tháng 8, bởi vì những người tị nạn đang tận dụng cơ hội cuối cùng trước khi hàng rào này dựng xong.
Chính quyền Hungary cũng đã công bố các biện pháp khác để ngăn cản dòng người nhập cư, cũng như đưa vào một số hình phạt đối với việc vượt qua biên giới bất hợp pháp và đóng cửa vĩnh viễn một số trại tị nạn.
Mặt khác, Janos Lazar, người đứng đầu nội các của Thủ tướng Viktor Orban đã yêu cầu EU bổ sung hỗ trợ tài chính cho Hungary, để Budapest có thể ứng phó trước sự xuất hiện của những người nhập cư.
Ủy ban châu Âu đã hứa sẽ phân bổ 8 triệu euro cho Hungary, nhưng Janos Lazar cho rằng EU “phân bổ kinh phí cho bảo vệ biên giới một cách mất thể diện. Các nước thành viên cũ đã giảm nguồn vốn cho các nước thành viên mới “.
“Nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cứng rắn, chúng ta sẽ trở thành một chiếc thuyền cứu hộ đang chìm dưới sức nặng của những người leo lên đó”, quan chức Hungary này cho biết.
Theo Matei Dobrovie, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân