duyanh
08-24-2015, 11:14 AM
'Nổ tàu cá Việt Nam theo lệnh tòa án'
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/24/150824040637_indo_640x360_bbc_nocredit.jpg
Phó Tổng thống BBC Indonesia trả lời câu hỏi của độc giả BBC Tiếng Việt Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nói nước ông cho nổ tàu đánh cá trái phép từ Việt Nam sau khi có lệnh của tòa án nước này.
Ông Kalla trả lời các câu hỏi của độc giả BBC Tiếng Việt gửi qua Facebook và được phóng viên Heyder Affan của BBC Indonesia chuyển cho ông.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/24/150824042110_indonesia_640x360_reuters.jpg
Video với phụ đề hiện đã có trên YouTube của BBC Tiếng Việt (https://www.youtube.com/watch?v=BMFnid-5U4s) .
[B]Độc giả BBC: Quan điểm của Indonesia về Biển Đông và về tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?
Jusuf Kalla: Đây là xung khắc giữa Trung Quốc và chủ yếu là các nước ASEAN, Philippines, Việt Nam và các nước khác. Với tư cách là thành viên ASEAN, dĩ nhiên chúng tôi có sự đồng lòng. Nhưng quan điểm của Indonesia là làm sao đàm phán để có giải pháp hoà bình mà không dùng tới vũ lực, không dùng tới giải pháp quân sự vì đối với chúng tôi Biển Đông không chỉ là biển mà còn là đường giao thương quan trọng giữa Đông Á với châu Á và cả châu Âu nữa. Bởi vậy đối với Đông Nam Á, cũng tương tự như Dải Malacca, điều quan trọng là phải có giải pháp hoà bình giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Độc giả BBC: Indonesia bảo vệ biển là đúng thôi nhưng liệu có cách làm nào khác không vì thứ nhất cho nổ tàu thuyền gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai tàu có giá trị lớn và phá huỷ gây lãng phí. Thứ ba là sẽ gây thù hận giữa các nước láng giềng.
Jusuf Kalla: Về chuyện đánh cá trái phép phải không? Trước hết đánh cá trái phép là trái pháp luật. Tàu thuyền của các nước khác vào đánh cá ở lãnh hải, ở vùng đặc quyền kinh tế [của Indonesia]. Điều này là phi pháp. Indonesia gặp khó khăn trong việc phát hiện ra các tàu đánh cá trái phép hay không phép. Thứ hai là đương nhiên chúng tôi cần có liệu pháp sốc. Chúng tôi trừng phạt các tàu thuyền chỉ sau khi có lệnh của toà án chứ không tự nhiên làm thế. Chúng tôi làm theo những gì toà quyết. Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép. Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép.
Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép.
Độc giả BBC: Indonesia có cách nào cảnh báo tàu thuyền Việt Nam trước khi họ vào lãnh hải của indonesia hay không?
Jusuf Kalla: Vùng biển của Indonesia rất rộng, 70% diện tích của Indonesia là biển nên khó mà kiểm soát hết được, nhất là khi họ tới từ hải phận quốc tế vốn cũng rộng lớn và có nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra. Nếu họ ở hải phận quốc tế thì không sao nhưng khi vào lãnh hải của Indonesia thì đó là chuyện vi phạm pháp luật. Ngay cả khi họ vào biển Indonesia nhưng không đánh cá thì không sao. Hải phận quốc tế có nghĩa là người ta có thể đi lại nhưng không được khai thác. Nếu họ chỉ đi lại thì thoải mái nhưng nếu đánh cá thì chúng tôi phải xử lý như vậy.
Độc giả BBC: Ông có nhận được phản ứng nào của Chính phủ Việt Nam không?
Jusuf Kalla: Từ phía Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện ... đều có phản ứng mềm mỏng thôi. Họ đề nghị chúng tôi [xử lý] nhân đạo nhưng không bao giờ có phản ứng cứng rắn. Họ đề nghị chăm sóc cho người dân. Họ biết đây là quyết định của toà chứ không phải quyết định của chính quyền, không phải của quân đội hay của bộ nào mà là của toà.
Độc giả BBC: Ông nghĩ sao nếu Việt Nam cũng phá huỷ tàu Indonesia theo cách tương tự?
Jusuf Kalla: Nếu tàu Indonesia vào biển Việt Nam trái phép thì đương nhiên chúng tôi phải chấp nhận phản ứng đó thôi. Chúng tôi phải chấp nhận nếu toà quyết như thế.
Độc giả BBC: Ông xử lý thế nào đối với các tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của nước ông?
Jusuf Kalla: Nếu tàu Trung Quốc vào lãnh hải và khai thác chúng tôi sẽ đuổi bắt và mang ra toà. Nếu toà bảo không đủ chứng cứ thì chúng tôi thả, chỉ khi toà bảo vậy thôi.
Độc giả BBC: Ông có nhận được phản ứng ngoại giao nào từ các nước có tàu thuyền bị phá huỷ nhất là từ Việt Nam không?
Jusuf Kalla: Có phản ứng từ Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và các nước khác nhưng như tôi đã nói, các công hàm ngoại giao là về chuyện chúng tôi đối xử với người dân chứ không chất vấn chuyện có trái phép hay không.
[B]Độc giả BBC: Với tư cách là một người Hồi giáo và Phó Tổng thống, ông nghĩ các nước châu Âu và Úc phải làm gì với những người Hồi giáo muốn vào các nước này?
Jusuf Kalla: Chuyện di dân từ các nước có xung đột như Libya, Nigeria hay các nước châu Phi có nhiều vấn đề hay từ Syria xảy ra vì người dân tìm đến các nước yên ổn hơn. Cũng giống như chuyện Indonesia nhận người Rohingya từ Myanmar. Chúng tôi đã làm và chăm lo cho họ. Những người di dân kia ở quá xa Indonesia và chúng tôi không nhận họ được. Họ tìm cuộc sống bình yên hơn. Đây là vấn đề nhân đạo chứ không phải vấn đề tôn giáo.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/24/150824040637_indo_640x360_bbc_nocredit.jpg
Phó Tổng thống BBC Indonesia trả lời câu hỏi của độc giả BBC Tiếng Việt Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nói nước ông cho nổ tàu đánh cá trái phép từ Việt Nam sau khi có lệnh của tòa án nước này.
Ông Kalla trả lời các câu hỏi của độc giả BBC Tiếng Việt gửi qua Facebook và được phóng viên Heyder Affan của BBC Indonesia chuyển cho ông.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/08/24/150824042110_indonesia_640x360_reuters.jpg
Video với phụ đề hiện đã có trên YouTube của BBC Tiếng Việt (https://www.youtube.com/watch?v=BMFnid-5U4s) .
[B]Độc giả BBC: Quan điểm của Indonesia về Biển Đông và về tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?
Jusuf Kalla: Đây là xung khắc giữa Trung Quốc và chủ yếu là các nước ASEAN, Philippines, Việt Nam và các nước khác. Với tư cách là thành viên ASEAN, dĩ nhiên chúng tôi có sự đồng lòng. Nhưng quan điểm của Indonesia là làm sao đàm phán để có giải pháp hoà bình mà không dùng tới vũ lực, không dùng tới giải pháp quân sự vì đối với chúng tôi Biển Đông không chỉ là biển mà còn là đường giao thương quan trọng giữa Đông Á với châu Á và cả châu Âu nữa. Bởi vậy đối với Đông Nam Á, cũng tương tự như Dải Malacca, điều quan trọng là phải có giải pháp hoà bình giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Độc giả BBC: Indonesia bảo vệ biển là đúng thôi nhưng liệu có cách làm nào khác không vì thứ nhất cho nổ tàu thuyền gây ô nhiễm môi trường. Thứ hai tàu có giá trị lớn và phá huỷ gây lãng phí. Thứ ba là sẽ gây thù hận giữa các nước láng giềng.
Jusuf Kalla: Về chuyện đánh cá trái phép phải không? Trước hết đánh cá trái phép là trái pháp luật. Tàu thuyền của các nước khác vào đánh cá ở lãnh hải, ở vùng đặc quyền kinh tế [của Indonesia]. Điều này là phi pháp. Indonesia gặp khó khăn trong việc phát hiện ra các tàu đánh cá trái phép hay không phép. Thứ hai là đương nhiên chúng tôi cần có liệu pháp sốc. Chúng tôi trừng phạt các tàu thuyền chỉ sau khi có lệnh của toà án chứ không tự nhiên làm thế. Chúng tôi làm theo những gì toà quyết. Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép. Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép.
Đây là [việc xử lý hành vi] trái phép nên các nước ASEAN hay các nước mà tàu thuyền có xuất xứ không bao giờ có phản đối chính thức mà chúng tôi thường nói chuyện hữu nghị. Chúng tôi giải thích lý do chúng tôi làm thế và họ cùng hợp tác để chống đánh cá trái phép.
Độc giả BBC: Indonesia có cách nào cảnh báo tàu thuyền Việt Nam trước khi họ vào lãnh hải của indonesia hay không?
Jusuf Kalla: Vùng biển của Indonesia rất rộng, 70% diện tích của Indonesia là biển nên khó mà kiểm soát hết được, nhất là khi họ tới từ hải phận quốc tế vốn cũng rộng lớn và có nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra. Nếu họ ở hải phận quốc tế thì không sao nhưng khi vào lãnh hải của Indonesia thì đó là chuyện vi phạm pháp luật. Ngay cả khi họ vào biển Indonesia nhưng không đánh cá thì không sao. Hải phận quốc tế có nghĩa là người ta có thể đi lại nhưng không được khai thác. Nếu họ chỉ đi lại thì thoải mái nhưng nếu đánh cá thì chúng tôi phải xử lý như vậy.
Độc giả BBC: Ông có nhận được phản ứng nào của Chính phủ Việt Nam không?
Jusuf Kalla: Từ phía Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện ... đều có phản ứng mềm mỏng thôi. Họ đề nghị chúng tôi [xử lý] nhân đạo nhưng không bao giờ có phản ứng cứng rắn. Họ đề nghị chăm sóc cho người dân. Họ biết đây là quyết định của toà chứ không phải quyết định của chính quyền, không phải của quân đội hay của bộ nào mà là của toà.
Độc giả BBC: Ông nghĩ sao nếu Việt Nam cũng phá huỷ tàu Indonesia theo cách tương tự?
Jusuf Kalla: Nếu tàu Indonesia vào biển Việt Nam trái phép thì đương nhiên chúng tôi phải chấp nhận phản ứng đó thôi. Chúng tôi phải chấp nhận nếu toà quyết như thế.
Độc giả BBC: Ông xử lý thế nào đối với các tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của nước ông?
Jusuf Kalla: Nếu tàu Trung Quốc vào lãnh hải và khai thác chúng tôi sẽ đuổi bắt và mang ra toà. Nếu toà bảo không đủ chứng cứ thì chúng tôi thả, chỉ khi toà bảo vậy thôi.
Độc giả BBC: Ông có nhận được phản ứng ngoại giao nào từ các nước có tàu thuyền bị phá huỷ nhất là từ Việt Nam không?
Jusuf Kalla: Có phản ứng từ Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và các nước khác nhưng như tôi đã nói, các công hàm ngoại giao là về chuyện chúng tôi đối xử với người dân chứ không chất vấn chuyện có trái phép hay không.
[B]Độc giả BBC: Với tư cách là một người Hồi giáo và Phó Tổng thống, ông nghĩ các nước châu Âu và Úc phải làm gì với những người Hồi giáo muốn vào các nước này?
Jusuf Kalla: Chuyện di dân từ các nước có xung đột như Libya, Nigeria hay các nước châu Phi có nhiều vấn đề hay từ Syria xảy ra vì người dân tìm đến các nước yên ổn hơn. Cũng giống như chuyện Indonesia nhận người Rohingya từ Myanmar. Chúng tôi đã làm và chăm lo cho họ. Những người di dân kia ở quá xa Indonesia và chúng tôi không nhận họ được. Họ tìm cuộc sống bình yên hơn. Đây là vấn đề nhân đạo chứ không phải vấn đề tôn giáo.
BBC