tini
08-19-2015, 02:03 AM
Quần áo cũ tại Trung Quốc được cho là có nguồn gốc từ nhà xác
Giới trẻ Trung Quốc đang rao bán quần áo tràn lan trên mạng – các nhãn hiệu quần áo đã qua sử dụng được cung cấp trên trang web bán lẻ Taobao có thể có giá chỉ bằng 1/10 giá sản phẩm mới. Trang web Taobao cho phép người dùng tạo tài khoản cá nhân và rao bán hàng hóa online dễ dàng.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1271.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1271.jpg)
Ảnh minh họa.
Nhưng hầu hết mọi người sẽ không còn muốn mặc những bộ quần áo này, nếu họ biết nguồn gốc của một số sản phẩm.
Đài truyền hình Chu Hải ở miền nam Trung Quốc đã theo dõi hơn 100 tấn quần áo cũ, nhập khẩu từ một công ty Israel và được dỡ hàng tại cảng biển ở tỉnh Thẩm Quyến. Phần lớn quần áo đến từ các bãi chôn lấp ở nước ngoài và thậm chí là nhà xác bệnh viện, chính quyền địa phương cho biết.
Các quan chức hải quan ở Thẩm Quyến, một đô thị rực rỡ sắc màu nằm gần Hồng Kông, đã phát hiện ra hầu hết các mặt hàng là đồ lót, bao gồm cả những thương hiệu nổi tiếng như Calvin Klein.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/tinhhoa.net-9J5bdg-20150819-quan-ao-cu-tai-trung-quoc-duoc-cho-la-co-nguon-goc-tu-nha-xac.jpg Một hình ảnh khác từ chương trình Tin tức 121, phát sóng trên Đài truyền hình Chu Hải, điều tra về nguồn gốc của quần áo đã qua sử dụng được nhập khẩu vào Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Phần lớn quần áo, chỉ được làm sạch bằng việc giặt là ở mức cơ bản, có thể đã bị nhiễm vi khuẩn có hại và các bệnh ngoài da, các quan chức hải quan cho biết.
Trước tin tức này, người dân Trung Quốc đã phản ứng trên các trang mạng.
“Mua hàng tại Taobao thực sự là đang mua rác”, một người dùng internet từ tỉnh Chiết Giang đã viết trên Sohu, một cổng thông tin trực tuyến của Trung Quốc. Cái tên “Taobao” theo nghĩa đen có nghĩa là “săn tìm kho báu”.
Một bình luận từ Thẩm Quyến được đăng trên Sina Weibo, một trang blog nổi tiếng của Trung Quốc, chỉ ra những tiêu chuẩn thấp của các doanh nghiệp Trung Quốc.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-lFaySR-20150819-quan-ao-cu-tai-trung-quoc-duoc-cho-la-co-nguon-goc-tu-nha-xac.jpg “Những người này sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì tiền. Họ không tốn một xu để có được những bộ quần áo này, nhưng những người khác phải trả tiền [để lôi đống quần áo này ra khỏi thùng rác]. Như vậy là một mũi tên trúng hai đích”.
“Chúng thực sự là quần áo, ok” một người dùng từ Quảng Châu đăng trên Sina. “Nhưng người khác đã từng mặc chúng, thậm chí là người đã chết. Chỉ nghĩ về điều này thôi đã khiến tôi thấy ghê tởm”.
Theo Daikynguyenvn.com
Giới trẻ Trung Quốc đang rao bán quần áo tràn lan trên mạng – các nhãn hiệu quần áo đã qua sử dụng được cung cấp trên trang web bán lẻ Taobao có thể có giá chỉ bằng 1/10 giá sản phẩm mới. Trang web Taobao cho phép người dùng tạo tài khoản cá nhân và rao bán hàng hóa online dễ dàng.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1271.jpg (http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/1271.jpg)
Ảnh minh họa.
Nhưng hầu hết mọi người sẽ không còn muốn mặc những bộ quần áo này, nếu họ biết nguồn gốc của một số sản phẩm.
Đài truyền hình Chu Hải ở miền nam Trung Quốc đã theo dõi hơn 100 tấn quần áo cũ, nhập khẩu từ một công ty Israel và được dỡ hàng tại cảng biển ở tỉnh Thẩm Quyến. Phần lớn quần áo đến từ các bãi chôn lấp ở nước ngoài và thậm chí là nhà xác bệnh viện, chính quyền địa phương cho biết.
Các quan chức hải quan ở Thẩm Quyến, một đô thị rực rỡ sắc màu nằm gần Hồng Kông, đã phát hiện ra hầu hết các mặt hàng là đồ lót, bao gồm cả những thương hiệu nổi tiếng như Calvin Klein.
http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/tinhhoa.net-9J5bdg-20150819-quan-ao-cu-tai-trung-quoc-duoc-cho-la-co-nguon-goc-tu-nha-xac.jpg Một hình ảnh khác từ chương trình Tin tức 121, phát sóng trên Đài truyền hình Chu Hải, điều tra về nguồn gốc của quần áo đã qua sử dụng được nhập khẩu vào Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình/Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Phần lớn quần áo, chỉ được làm sạch bằng việc giặt là ở mức cơ bản, có thể đã bị nhiễm vi khuẩn có hại và các bệnh ngoài da, các quan chức hải quan cho biết.
Trước tin tức này, người dân Trung Quốc đã phản ứng trên các trang mạng.
“Mua hàng tại Taobao thực sự là đang mua rác”, một người dùng internet từ tỉnh Chiết Giang đã viết trên Sohu, một cổng thông tin trực tuyến của Trung Quốc. Cái tên “Taobao” theo nghĩa đen có nghĩa là “săn tìm kho báu”.
Một bình luận từ Thẩm Quyến được đăng trên Sina Weibo, một trang blog nổi tiếng của Trung Quốc, chỉ ra những tiêu chuẩn thấp của các doanh nghiệp Trung Quốc.
http://drive.kenh9.tv/http/1200x1200/tinhhoa.net-lFaySR-20150819-quan-ao-cu-tai-trung-quoc-duoc-cho-la-co-nguon-goc-tu-nha-xac.jpg “Những người này sẵn sàng làm bất cứ điều gì vì tiền. Họ không tốn một xu để có được những bộ quần áo này, nhưng những người khác phải trả tiền [để lôi đống quần áo này ra khỏi thùng rác]. Như vậy là một mũi tên trúng hai đích”.
“Chúng thực sự là quần áo, ok” một người dùng từ Quảng Châu đăng trên Sina. “Nhưng người khác đã từng mặc chúng, thậm chí là người đã chết. Chỉ nghĩ về điều này thôi đã khiến tôi thấy ghê tởm”.
Theo Daikynguyenvn.com