hailua
07-25-2015, 12:24 PM
Động vật có cảm thấy đau như con người không?
Tác giả: Andrea Nolan, Đại học Edinburgh Napier | Dịch giả: Xuân Dung
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/iStock_000041322442_Large-605x450.jpg
Đối với tất cả những ai làm việc với, chăm sóc và tận hưởng tình bạn của động vật, việc hiểu được chúng cảm thấy đau đớn như thế nào là điều cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng (pyotr021/iStock)
Đau là một trải nghiệm phức tạp liên quan đến các hệ nơron cảm giác và cảm xúc: không chỉ là cảm giác đó thế nào mà còn là nó làm bạn cảm thấy thế nào? Những cảm giác khó chịu này gây ra cho con người chúng ta sự chịu đựng mà chúng ta thường gọi là đau.
Khoa học về sự đau đớn cũng là tài liệu trong cuốn sách của cùng tên của Patrick Wall. Chúng ta biết rằng động vật chắc chắn cảm thấy nỗi đau thể chất, nhưng điều còn chưa rõ là liệu chúng có trải nghiệm nỗi đau về mặt cảm xúc như con người chúng ta hay không? Và nếu có, làm thế nào để chúng ta đo lường điều này?
Như một cảm xúc chủ quan, có thể cảm nhân được sự đau đớn ngay cả trong trường hợp cơ thể không có tổn thương mô vật lý, và mức độ cảm giác có thể thay đổi bởi những cảm xúc khác bao gồm nỗi sợ hãi, những ký ức và sự căng thẳng. Đau cũng có những mức độ khác nhau, nó thường được mô tả về cường độ nhưng nó cũng có “cá tính”. Ví dụ, nỗi đau do bị một mũi kim châm rất khác với đau răng, đau do trượt đĩa đệm, hoặc đau đẻ. Gần như tất cả chúng ta đều đã nếm mùi đau đớn trong cuộc đời mình, nhưng với mỗi người, nỗi đau có những hình thù riêng biệt.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/iStock_000044466280_Large-674x448.jpg(IvonneW/iStock)
Quảng cáo
Để hiểu được hoặc đánh giá sự đau đớn của người khác, chúng tôi chủ yếu dựa vào những gì họ nói. Nhưng có nhiều người không thể truyền đạt nỗi đau của họ bằng lời nói, chẳng hạn như các em bé, hoặc không thể chuyển tải một cách hiệu quả, chẳng hạn như những người bị bệnh mất trí nhớ hoặc không có khả năng học tập. Trong những tình huống này, những người khác phải sử dụng một loạt các yếu tố để đoán nhận sự xuất hiện của nỗi đau và tác động của nó đối với cá nhân.
Sự đau đớn không hoàn toàn là xấu – nó có một chức năng bảo vệ: giữ chúng ta tránh khỏi nguy hiểm phía trước, giúp chúng ta chữa lành bệnh, ví dụ như ngăn chặn chúng ta dồn trọng lượng trên mắt cá chân bị bong gân. Nhưng nếu không được xử lý một cách hiệu quả, sự đau đớn có thể có một tác động tiêu cực lớn đến cuộc sống của chúng ta, như làm chúng ta thấy sợ hãi, giận dữ, lo lắng hay căng thẳng – tất cả những cảm xúc này có thể lần lượt làm trầm trọng thêm sự đau đớn. Còn cơn đau mãn tính là một mối lo lớn đối với hàng triệu cá nhân và các xã hội trên toàn thế giới.
Sự đau đớn ở động vậtBản chất của sự đau đớn ở động vật có lẽ còn phức tạp hơn. Làm thế nào cảm nhận được sự đau đớn và các quá trình vật lý đằng sau đó có tương đồng và được duy trì như nhau cả trên động vật có vú và con người. Ngoài ra còn có rất nhiều điểm tương đồng trong hành vi đau ở các loài, ví dụ như chúng có thể ngừng giao lưu với con người hoặc với động vật khác, chúng có thể ăn ít hơn, phát ra âm thanh nhiều hơn và nhịp tim của chúng có thể tăng lên. Là những sinh vật có tri giác, sự đau đớn của động vật cũng được chính thức hoá và được pháp định ở nhiều nước. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chúng thực sự cảm nhận nỗi đau như thế nào.
Một số khía cạnh của việc cảm nhận và thể hiện ra sự đau đớn của động vật dường như không giống ở người. Đầu tiên, loài động vật không thể nói ra bằng lời nỗi đau của chúng. Chó có thể sủa và bạn có thể nhận thấy sự thay đổi về hành vi, nhưng còn những vật nuôi của bạn như thỏ, mèo, rùa, hoặc ngựa? Thường thì động vật cần phải dựa vào con người để phát hiện ra những chỗ đau của chúng, cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng và tác động của nó. Vì không có khả năng hiểu được những từ nhẹ nhàng giải thích rằng “Cuộc phẫu thuật này sẽ chữa lành một đoạn xương gãy, và nỗi đau của mày (có hy vọng) sẽ được chế ngự và sẽ giảm dần”, động vật thường chịu nhiều đau đớn hơn chúng ta.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2014/12/29/8843e32220f39e33690f6a7067004cd7-674x439.jpgChúng ta biết rằng động vật chắc chắn cảm thấy nỗi đau thể chất, nhưng điều còn chưa rõ là liệu chúng có trải nghiệm nỗi đau về mặt cảm xúc như con người chúng ta cảm thấy không. (AP Photo/J Pat Carter)
Các cuộc tranh luận xung quanh khả năng của động vật trong cảm nhận sự đau đớn và chịu đau nổ ra trong thế kỷ 20. Nhưng khi chúng tôi mở rộng hơn quan niệm về sự đau đớn và nghiên cứu tác động của nó trên các khía cạnh của đời sống động vật mà chúng ta có thể đo lường, chúng tôi, các bác sĩ phẫu thuật thú y cùng với nhiều nhà khoa học về hành vi động vật, đã ghi nhận các tác động đáng kể của sự đau đớn khi không được điều trị, và bây giờ chúng tôi tin rằng trải nghiệm này khiến chúng đau đớn.
Ví dụ, chúng ta biết rằng động vật và các loài chim với dấu hiệu đau lâm sàng (khập khiễng) sẽ chọn ăn thực phẩm có chứa các loại dược phẩm giảm đau ( thuốc giảm đau) hơn là chọn những thực phẩm không chữa bệnh, và bằng các biện pháp hành vi, chúng sẽ phát triển điều này.
Tương tự như vậy, nhiều nghiên cứu trên một loạt vật nuôi đã chỉ ra rằng động vật đã qua phẫu thuật nhưng không có đủ lượng thuốc giảm đau biểu hiện những hành vi phản ánh sự đau đớn hơn so với khi chúng được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau như morphine.
Chúng tôi cũng biết rằng không phải chỉ có chó và mèo của chúng tôi có thể bị đau bởi những vết đau – có một cơ sở bằng chứng mạnh như nhau đối với sự hiện diện và tác động tiêu cực của sự đau đớn ở cừu, trâu, bò, lợn, ngựa và các loài khác. Nhưng việc nhận thức sự đau đớn ở các loài khác nhau là một phần của sự phức tạp liên quan đến sự đau đớn của động vật. Xử lý sự đau đớn ở động vật mà tôi chúng tôi nuôi và những con vật mà chúng tôi làm bạn cùng cũng là việc không kém phần thử thách.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/GettyImages-73802952-674x449.jpgMột chú chó tại trung tâm giải cứu động vật vô chủ (Christopher Furlong/Getty Images)
Rối loạn hành vi từ lâu đã được công nhận là những dấu hiệu tiềm tàng của sự hiện diện của sự đau đớn ở động vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra rằng mỗi loài biểu hiện hành vi liên quan đến sự đau đớn đôi khi có những nét độc đáo riêng hoặc các rối loạn hành vi theo nhiều cách khác nhau, thường bắt nguồn từ quá trình tiến hóa; ví dụ như con mồi thường sẽ tránh để lộ những điểm nhạy cảm cho những kẻ săn mồi. Chó có thể trở nên hung hăng, hay im lặng, hoặc có thể ngừng giao lưu với chủ của chúng và những con chó khác. Mặt khác, cừu có thể biểu hiện đa phần giống nhau khi theo dõi một cách tình cờ.
Tuy nhiên, một số biểu hiện của đau có thể lưu lại được lâu. Một bài báo mới đây cho rằng ở một số nét đặng trưng của biểu hiện trên khuôn mặt trong các trải nghiệm đau cấp tính ở một số loài động vật và con người là có sự tương đồng.
Những phát hiện này và nhiều công việc khác đang được tích hợp thành các công cụ để đánh giá sự đau đớn ở động vật, bởi theo Ngài Kelvin – Nhà khoa học vĩ đại phát minh ra Thang điểm hôn mê Glasgow chỉ sau thang đo nhiệt độ Kelvin, “Khi bạn không thể đo lường nó, khi bạn không thể diễn tả nó với con số… trong suy nghĩ của bạn, bạn chỉ vừa mới tiến đến giai đoạn khoa học, cho dù vấn đề có là gì đi nữa”.
Vì vậy, để điều trị và xử lý sự đau đớn một cách hiệu quả, chúng ta phải đo lường được nó.
Và có một nhu cầu rất lớn đối với những công cụ này. Thước đo lường sự đau đớn Glasgow, một công cụ đơn giản đầu tiên được đưa ra vào năm 2007 để đo cơn đau cấp tính ở chó, đã được chuyển ra sáu ngôn ngữ. Nó được sử dụng trong thực hành thú y để đo sự đau đớn nhằm điều trị một cách hiệu quả. Nó cũng đã được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các loại thuốc giảm đau mới đang được phát triển bởi công ty thú y. Các công cụ để đo lường tác động của cơn đau mãn tính, chẳng hạn như viêm xương khớp dựa trên đặc tính sống của loài chó hiện đã có sẵn và là một bước tiến đáng kể trong việc xử lý các tình trạng mãn tính.
Hiện nay đang có một nỗ lực toàn cầu để nâng cao nhận thức về sự đau đớn ở động vật. Gần đây Hiệp hội Thú y Thế giới các động vật nhỏ đã ra mắt Hội đồng về sự đau đớn toàn cầu và xuất bản một chuyên luận cho các bác sĩ thú y và người nuôi giữ động vật trên toàn thế giới để đẩy mạnh việc nhận ra, đo lường và điều trị sự đau đớn. Chó có thể là người bạn tốt nhất của con người, nhưng đối với tất cả những ai làm việc với, chăm sóc và tận hưởng tình bạn của động vật, việc hiểu được chúng cảm thấy đau đớn như thế nào là điều thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng.
Andrea Nolan (http://hideme.be/browse.php/Zt6fcICI/SGv5W0rV/ZeYTTmxJ/9ANATQkK/kdoex5kr/m2Fzepno/S_2FmTw8/c33hY_2F/gWIn23Ho/b13/) là Trưởng khoa và Phó hiệu trưởng danh dự tại Đại học Edinburgh Napier (http://edinburgh%20napier%20university/) tại Anh Quốc. Bài viết này (http://hideme.be/browse.php/Zt6fcICI/SGv5W0rV/ZeYTTmxJ/9ANATQke/jJgZwJwj/iSJhOZv_/2FS_2FST/3cky0VV_/2B2T91xz/K8qT8GIH/y6nSEq/b13/) được đăng lần đầu tiên trên TheConversation.com (http://theconversation.com/).
Tác giả: Andrea Nolan, Đại học Edinburgh Napier | Dịch giả: Xuân Dung
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/iStock_000041322442_Large-605x450.jpg
Đối với tất cả những ai làm việc với, chăm sóc và tận hưởng tình bạn của động vật, việc hiểu được chúng cảm thấy đau đớn như thế nào là điều cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng (pyotr021/iStock)
Đau là một trải nghiệm phức tạp liên quan đến các hệ nơron cảm giác và cảm xúc: không chỉ là cảm giác đó thế nào mà còn là nó làm bạn cảm thấy thế nào? Những cảm giác khó chịu này gây ra cho con người chúng ta sự chịu đựng mà chúng ta thường gọi là đau.
Khoa học về sự đau đớn cũng là tài liệu trong cuốn sách của cùng tên của Patrick Wall. Chúng ta biết rằng động vật chắc chắn cảm thấy nỗi đau thể chất, nhưng điều còn chưa rõ là liệu chúng có trải nghiệm nỗi đau về mặt cảm xúc như con người chúng ta hay không? Và nếu có, làm thế nào để chúng ta đo lường điều này?
Như một cảm xúc chủ quan, có thể cảm nhân được sự đau đớn ngay cả trong trường hợp cơ thể không có tổn thương mô vật lý, và mức độ cảm giác có thể thay đổi bởi những cảm xúc khác bao gồm nỗi sợ hãi, những ký ức và sự căng thẳng. Đau cũng có những mức độ khác nhau, nó thường được mô tả về cường độ nhưng nó cũng có “cá tính”. Ví dụ, nỗi đau do bị một mũi kim châm rất khác với đau răng, đau do trượt đĩa đệm, hoặc đau đẻ. Gần như tất cả chúng ta đều đã nếm mùi đau đớn trong cuộc đời mình, nhưng với mỗi người, nỗi đau có những hình thù riêng biệt.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/iStock_000044466280_Large-674x448.jpg(IvonneW/iStock)
Quảng cáo
Để hiểu được hoặc đánh giá sự đau đớn của người khác, chúng tôi chủ yếu dựa vào những gì họ nói. Nhưng có nhiều người không thể truyền đạt nỗi đau của họ bằng lời nói, chẳng hạn như các em bé, hoặc không thể chuyển tải một cách hiệu quả, chẳng hạn như những người bị bệnh mất trí nhớ hoặc không có khả năng học tập. Trong những tình huống này, những người khác phải sử dụng một loạt các yếu tố để đoán nhận sự xuất hiện của nỗi đau và tác động của nó đối với cá nhân.
Sự đau đớn không hoàn toàn là xấu – nó có một chức năng bảo vệ: giữ chúng ta tránh khỏi nguy hiểm phía trước, giúp chúng ta chữa lành bệnh, ví dụ như ngăn chặn chúng ta dồn trọng lượng trên mắt cá chân bị bong gân. Nhưng nếu không được xử lý một cách hiệu quả, sự đau đớn có thể có một tác động tiêu cực lớn đến cuộc sống của chúng ta, như làm chúng ta thấy sợ hãi, giận dữ, lo lắng hay căng thẳng – tất cả những cảm xúc này có thể lần lượt làm trầm trọng thêm sự đau đớn. Còn cơn đau mãn tính là một mối lo lớn đối với hàng triệu cá nhân và các xã hội trên toàn thế giới.
Sự đau đớn ở động vậtBản chất của sự đau đớn ở động vật có lẽ còn phức tạp hơn. Làm thế nào cảm nhận được sự đau đớn và các quá trình vật lý đằng sau đó có tương đồng và được duy trì như nhau cả trên động vật có vú và con người. Ngoài ra còn có rất nhiều điểm tương đồng trong hành vi đau ở các loài, ví dụ như chúng có thể ngừng giao lưu với con người hoặc với động vật khác, chúng có thể ăn ít hơn, phát ra âm thanh nhiều hơn và nhịp tim của chúng có thể tăng lên. Là những sinh vật có tri giác, sự đau đớn của động vật cũng được chính thức hoá và được pháp định ở nhiều nước. Tuy nhiên, chúng ta không hiểu chúng thực sự cảm nhận nỗi đau như thế nào.
Một số khía cạnh của việc cảm nhận và thể hiện ra sự đau đớn của động vật dường như không giống ở người. Đầu tiên, loài động vật không thể nói ra bằng lời nỗi đau của chúng. Chó có thể sủa và bạn có thể nhận thấy sự thay đổi về hành vi, nhưng còn những vật nuôi của bạn như thỏ, mèo, rùa, hoặc ngựa? Thường thì động vật cần phải dựa vào con người để phát hiện ra những chỗ đau của chúng, cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng và tác động của nó. Vì không có khả năng hiểu được những từ nhẹ nhàng giải thích rằng “Cuộc phẫu thuật này sẽ chữa lành một đoạn xương gãy, và nỗi đau của mày (có hy vọng) sẽ được chế ngự và sẽ giảm dần”, động vật thường chịu nhiều đau đớn hơn chúng ta.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2014/12/29/8843e32220f39e33690f6a7067004cd7-674x439.jpgChúng ta biết rằng động vật chắc chắn cảm thấy nỗi đau thể chất, nhưng điều còn chưa rõ là liệu chúng có trải nghiệm nỗi đau về mặt cảm xúc như con người chúng ta cảm thấy không. (AP Photo/J Pat Carter)
Các cuộc tranh luận xung quanh khả năng của động vật trong cảm nhận sự đau đớn và chịu đau nổ ra trong thế kỷ 20. Nhưng khi chúng tôi mở rộng hơn quan niệm về sự đau đớn và nghiên cứu tác động của nó trên các khía cạnh của đời sống động vật mà chúng ta có thể đo lường, chúng tôi, các bác sĩ phẫu thuật thú y cùng với nhiều nhà khoa học về hành vi động vật, đã ghi nhận các tác động đáng kể của sự đau đớn khi không được điều trị, và bây giờ chúng tôi tin rằng trải nghiệm này khiến chúng đau đớn.
Ví dụ, chúng ta biết rằng động vật và các loài chim với dấu hiệu đau lâm sàng (khập khiễng) sẽ chọn ăn thực phẩm có chứa các loại dược phẩm giảm đau ( thuốc giảm đau) hơn là chọn những thực phẩm không chữa bệnh, và bằng các biện pháp hành vi, chúng sẽ phát triển điều này.
Tương tự như vậy, nhiều nghiên cứu trên một loạt vật nuôi đã chỉ ra rằng động vật đã qua phẫu thuật nhưng không có đủ lượng thuốc giảm đau biểu hiện những hành vi phản ánh sự đau đớn hơn so với khi chúng được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau như morphine.
Chúng tôi cũng biết rằng không phải chỉ có chó và mèo của chúng tôi có thể bị đau bởi những vết đau – có một cơ sở bằng chứng mạnh như nhau đối với sự hiện diện và tác động tiêu cực của sự đau đớn ở cừu, trâu, bò, lợn, ngựa và các loài khác. Nhưng việc nhận thức sự đau đớn ở các loài khác nhau là một phần của sự phức tạp liên quan đến sự đau đớn của động vật. Xử lý sự đau đớn ở động vật mà tôi chúng tôi nuôi và những con vật mà chúng tôi làm bạn cùng cũng là việc không kém phần thử thách.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/14/GettyImages-73802952-674x449.jpgMột chú chó tại trung tâm giải cứu động vật vô chủ (Christopher Furlong/Getty Images)
Rối loạn hành vi từ lâu đã được công nhận là những dấu hiệu tiềm tàng của sự hiện diện của sự đau đớn ở động vật. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra rằng mỗi loài biểu hiện hành vi liên quan đến sự đau đớn đôi khi có những nét độc đáo riêng hoặc các rối loạn hành vi theo nhiều cách khác nhau, thường bắt nguồn từ quá trình tiến hóa; ví dụ như con mồi thường sẽ tránh để lộ những điểm nhạy cảm cho những kẻ săn mồi. Chó có thể trở nên hung hăng, hay im lặng, hoặc có thể ngừng giao lưu với chủ của chúng và những con chó khác. Mặt khác, cừu có thể biểu hiện đa phần giống nhau khi theo dõi một cách tình cờ.
Tuy nhiên, một số biểu hiện của đau có thể lưu lại được lâu. Một bài báo mới đây cho rằng ở một số nét đặng trưng của biểu hiện trên khuôn mặt trong các trải nghiệm đau cấp tính ở một số loài động vật và con người là có sự tương đồng.
Những phát hiện này và nhiều công việc khác đang được tích hợp thành các công cụ để đánh giá sự đau đớn ở động vật, bởi theo Ngài Kelvin – Nhà khoa học vĩ đại phát minh ra Thang điểm hôn mê Glasgow chỉ sau thang đo nhiệt độ Kelvin, “Khi bạn không thể đo lường nó, khi bạn không thể diễn tả nó với con số… trong suy nghĩ của bạn, bạn chỉ vừa mới tiến đến giai đoạn khoa học, cho dù vấn đề có là gì đi nữa”.
Vì vậy, để điều trị và xử lý sự đau đớn một cách hiệu quả, chúng ta phải đo lường được nó.
Và có một nhu cầu rất lớn đối với những công cụ này. Thước đo lường sự đau đớn Glasgow, một công cụ đơn giản đầu tiên được đưa ra vào năm 2007 để đo cơn đau cấp tính ở chó, đã được chuyển ra sáu ngôn ngữ. Nó được sử dụng trong thực hành thú y để đo sự đau đớn nhằm điều trị một cách hiệu quả. Nó cũng đã được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của các loại thuốc giảm đau mới đang được phát triển bởi công ty thú y. Các công cụ để đo lường tác động của cơn đau mãn tính, chẳng hạn như viêm xương khớp dựa trên đặc tính sống của loài chó hiện đã có sẵn và là một bước tiến đáng kể trong việc xử lý các tình trạng mãn tính.
Hiện nay đang có một nỗ lực toàn cầu để nâng cao nhận thức về sự đau đớn ở động vật. Gần đây Hiệp hội Thú y Thế giới các động vật nhỏ đã ra mắt Hội đồng về sự đau đớn toàn cầu và xuất bản một chuyên luận cho các bác sĩ thú y và người nuôi giữ động vật trên toàn thế giới để đẩy mạnh việc nhận ra, đo lường và điều trị sự đau đớn. Chó có thể là người bạn tốt nhất của con người, nhưng đối với tất cả những ai làm việc với, chăm sóc và tận hưởng tình bạn của động vật, việc hiểu được chúng cảm thấy đau đớn như thế nào là điều thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng.
Andrea Nolan (http://hideme.be/browse.php/Zt6fcICI/SGv5W0rV/ZeYTTmxJ/9ANATQkK/kdoex5kr/m2Fzepno/S_2FmTw8/c33hY_2F/gWIn23Ho/b13/) là Trưởng khoa và Phó hiệu trưởng danh dự tại Đại học Edinburgh Napier (http://edinburgh%20napier%20university/) tại Anh Quốc. Bài viết này (http://hideme.be/browse.php/Zt6fcICI/SGv5W0rV/ZeYTTmxJ/9ANATQke/jJgZwJwj/iSJhOZv_/2FS_2FST/3cky0VV_/2B2T91xz/K8qT8GIH/y6nSEq/b13/) được đăng lần đầu tiên trên TheConversation.com (http://theconversation.com/).