PDA

View Full Version : Những tiến triển trong việc ủng hộ chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công



duyanh
07-21-2015, 07:34 PM
Những tiến triển trong việc ủng hộ chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công



Tác giả: David Matas | Dịch giả: Trà Văn Kính






http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/05/16/20150515-Edward-Dye-050-676x450.jpg (http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/05/16/20150515-Edward-Dye-050-676x450.jpg)
Bài viết này trình bày nhận xét của Luật sư Nhân quyền David Matas tại một diễn đàn công cộng thuộc trường Đại học Miền Nam Australia, thành phố Adelaide, nước Úc vào ngày 28 tháng 6 năm 2015

Tôi muốn tập trung vào 7 tình huống tiến triển mới nhất: các đạo luật mới ở Ý và Đài Loan, một nghiên cứu về dự luật mới tại miền nam Australia, một hội nghị sắp tới ở Trung Quốc, học viên Pháp Luân Công bị cưỡng ép xét nghiệm máu mặc dù họ không thuộc đối tượng bị giam giữ, một nghiên cứu đã được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công nhận, và gần đây nhất là một nghiên cứu của Hội đồng Liên minh Châu Âu.


Nước Ý

Vào ngày 4 tháng 3 năm 2015, Thượng viện Ý đã thông qua một dự luật quy định rằng bất kỳ cá nhân nào giao dịch, buôn bán hay buôn lậu trái phép nội tạng của người đang sống sẽ phải bị phạt tù từ 3 đến 12 năm, và phải bị phạt số tiền rất lớn khoảng từ 50.000 đến 300.000 euro. Dự luật này đưa ra một hình phạt cho những ai công khai khuyến khích hoặc quảng cáo du lịch ghép tạng hoặc buôn bán các cơ quan nội tạng. Các bác sĩ khuyến khích hoặc hỗ trợ bệnh nhân đi du lịch để có được một cơ quan nội tạng bất hợp pháp sẽ phải đối mặt với việc bị sa thải vì đã vi phạm y đức.
Dự luật này đã được thúc đẩy bởi các bằng chứng cho thấy việc lạm dụng cấy ghép nội tạng đã xảy ra ở Trung Quốc. Trích dẫn lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Maurizio Romani khi trả lời cho câu hỏi: “Nguồn nội tạng được lấy từ đâu khi Trung Quốc có đến 10.000 ca cấy ghép mỗi năm?”: “Câu trả lời khiến chúng ta kinh ngạc…Đặc biệt là các học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Họ bị giết để lấy nội tạng. Tôi dùng cụm từ ăn thịt đồng loại để diễn tả sự việc này. Tại Ý, chúng ta không thể ngăn chặn những hành vi vi phạm này…Nhưng chúng ta có trách nhiệm phải nỗ lực để không trờ thành tòng phạm với nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc thu hoạch nội tạng này”.




Thượng nghị sĩ Ivana Simeoni cho biết: “Có những tài liệu đã xua tan mọi nghi ngờ [về nguồn cung ứng nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công] …Chỉ cần nghĩ đến việc cơ thể con người đã trở thành một mặt hàng phổ biến đã khiến tôi phải rùng mình”.
“Đặc biệt là các học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Họ bị giết để lấy nội tạng”
– Thượng nghị sĩ Ý Maurizio Romani phát biểu.

Dự luật đã được Hạ Nghị Viện biểu quyết để nó trở thành luật. Dự kiến sẽ được Hạ Nghị Viện thông qua vào mùa thu này.


Đài Loan

Vào ngày 12 tháng 6 năm 2015, dưa theo một báo cáo của Taipei Times, Lập Pháp Viện (cơ quan lập pháp Đài Loan) đã sửa đổi Pháp lệnh về Ghép tạng Người để ngăn cấm việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù, cũng như mua bán và môi giới nội tạng. Pháp lệnh cũng cấm hẳn việc du lịch ghép tạng. Ngoài ra, bất kỳ bác sĩ nào có liên quan đến việc cấy ghép nội tạng bất hợp pháp đều có thể bị tịch thu giấy phép hành nghề của họ.
Pháp lệnh cũng quy định thêm rằng những bệnh nhân được phép cấy ghép nội tạng ở nước ngoài phải cung cấp bằng chứng pháp lý về nguồn gốc của các nội tạng thì mới có đủ điều kiện để nhà nước tài trợ y tế sau khi bệnh nhân quay trở về nước khám chữa bệnh tại Đài Loan. Vì vậy, pháp lệnh này cấm người dân Đài Loan không được cấy ghép nội tạng khi chưa rõ nguồn gốc.
Yu Mei-nu – một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ nói rằng rất nhiều người Đài Loan đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng bất hợp pháp. Bà nói thêm rằng chính quyền Trung Quốc đã rất tích cực tham gia vào việc buôn bán nội tạng, mà nguồn nội tạng này phụ thuộc rất nhiều vào việc mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Bà nói tiếp: “Hy vọng thông qua việc sửa đổi pháp lệnh này, chúng ta sẽ ngăn chặn có hiệu quả hơn đối với tình trạng mua bán và buôn lậu nội tạng… Đó là lý do tại sao pháp lệnh này đã được sửa đổi để yêu cầu những người đã cấy ghép nội tạng ở nước ngoài phải cung cấp thông tin cho các bệnh viện trong nước, nơi mà họ sẽ được điều trị sau khi trở về từ ca phẫu thuật và cho biết vị bác sĩ nào đã tiến hành ca phẫu thuật…Sau đó, các bệnh viện trong nước phải báo cáo lại các trường hợp mà họ đã xử lý”.
Theresa Chu – phát ngôn viên của Bộ phận Pháp lý Nhân Quyền Pháp Luân Công (Falun Gong Human Rights Legal Team), cho biết tác dụng của pháp lệnh này nhằm mục đích ngăn cấm người dân từ Đài Loan sang Trung Quốc để cấy ghép nội tạng, dựa theo báo cáo từ Minghui.org. Hsu Shao-ping – nhà lập pháp của Quốc Dân Đảng nhận xét rằng: “Theo Luật Hình sự Quốc tế, những kẻ thu hoạch nội tạng từ người đang sống và đem đi bán để kiếm lợi nhuận thì đang phạm vào tội ác chống lại nhân loại”.
Tien Chiu-chin – một nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ ở Đài Loan và là người tán thành Pháp lệnh cho biết: “Pháp lệnh đã cấm triệt để việc buôn lậu nội tạng, mua bán, du lịch ghép tạng thông qua những mức hình phạt được quy định cụ thể. Nó cũng cấm việc sử dụng các nội tạng từ các tử tù. Quy định của Đài Loan về cấy ghép nội tạng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế”.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/06/21/GettyImages-452418494-480x311.jpg (http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/06/21/GettyImages-452418494-480x311.jpg)Các học viên Pháp Luân Công diễn lại cảnh mổ cướp nội tạng người đem bán, minh họa thực hiện tại Đài Bắc ngày 20 tháng 7 năm 2014.(Mandy Cheng/AFP/Getty Images)




Nam Úc

Nghị viện của bang Nam Úc đã thành lập một Uỷ ban Hỗn hợp để nghiên cứu về Đạo luật Cấy ghép và Phẫu thuật có từ năm 1983 nhằm xác định xem liệu đạo luật này có cần phải sửa đổi để đối phó với nạn buôn bán nội tạng con người hay không. Các văn bản soạn thảo cần phải được đệ trình chậm nhất là ngày 17 tháng 7 năm 2015.
Ông David Shoebridge – thành viên Nghị viện New South Wales đề nghị Nghị viện cần phải đưa ra những quy định để cấm bất kỳ người nào, (a) tham gia vào kinh doanh thương mại cấy ghép, (b) lấy các mô từ cơ thể của người khác, dù sống hay đã chết, mà không có sự đồng ý, (c) đồng ý cho việc sử dụng các mô lấy ra từ cơ thể của người khác, dù sống hay đã chết, với mục đích ghép nó cho bệnh nhân nếu các mô đã được gỡ bỏ mà không có sự đồng ý, và sự nhận biết từ bệnh nhân hoặc hành động liều lĩnh dù chưa có được sự ưng thuận.
Dự luật yêu cầu các nhân viên y tế và y tá – những người cung cấp dịch vụ cho một bệnh nhân phải có căn cứ hợp lý để nghi ngờ mô đã được cấy ghép cho bệnh nhân, báo cáo với các cơ quan thích hợp, (a) tên của bệnh nhân, (b) thời gian và địa điểm mà các bác sĩ hay y tá cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân, và (c) các căn cứ để nghi ngờ rằng mô đã được cấy ghép vào bệnh nhân.
Bất kỳ bệnh nhân nào đồng thuận để cấy ghép bất kỳ mô nào phải báo cho cơ quan thích hợp về thời gian, địa điểm và tính chất của việc điều trị liên quan đến các mô mà được cấy ghép cho bệnh nhân..
Dự luật này có hiệu lực xuyên biên giới. Luật này được áp dụng đối với người thực hiện các hành vi bị cấm hoặc người mà mô của họ bị lấy, thường trú tại New South Wales, kể cả trường hợp các hành vi chính xảy ra bên ngoài New South Wales. Tôi đề nghị rằng Nghị viện Nam Úc nên ban hành luật dựa theo mô hình đã được đề xuất này.
“Chỉ cần nghĩ đến việc cơ thể con người đã trở thành một mặt hàng phổ biến đã khiến tôi phải rùng mình”
– Thượng nghị sĩ nước Ý Ivana Simeoni phát biểu.



Hội nghị cấy ghép Trung Quốc

Sự tẩy chay là một hình thức nhằm làm thay đổi tình trạng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Bài báo của Diễn Đàn Y Khoa Trung Quốc báo cáo về việc 35 người Trung Quốc vì lý do đạo đức đã không được phép tham dự Hội nghị Cấy ghép Thế giới tổ chức tại San Francisco vào tháng 7 năm 2014. Nó cũng đề cập đến việc hội nghị cấy ghép gần đây nhất ở Hàng Châu, “nhiều chuyên gia cấy ghép nước ngoài đã không đến dự”. Trước đó một năm, vào tháng 10 năm 2013, Hội nghị cấy ghép Trung Quốc, cũng được tổ chức ở Hàng Châu, đã có một số lượng rất lớn các chuyên gia nước ngoài tham dự.
Ngày 20 tháng 10 năm 2014, Tổ chức phi Chính phủ DAFOH (Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng) đưa ra một tuyên bố, trong đó nói rằng: “Chúng tôi đánh giá việc tham dự hội nghị cấy ghép ở Hàng Châu của bất kỳ chuyên gia cấy ghép ngoại quốc nào là phi đạo đức khi xem xét đến việc lạm dụng cấy ghép diễn ra tràn lan và dai dẳng tại Trung Quốc, trừ những ai đến đó với mục đích duy nhất và rõ ràng là lên tiếng phản đối nó”. Tuyên bố này, cùng với những tiến triển khác, đã tạo nên một tác động ngăn trở đối với các chuyên gia cấy ghép nước ngoài có mặt [tại Hội nghị Hàng Châu].
Việc 35 người Trung Quốc vì lý do đạo đức đã không được phép tham dự Hội nghị Cấy ghép Thế giới tổ chức tại San Francisco vào tháng 7 năm 2014, đồng thời nhiều chuyên gia cấy ghép ở nước ngoài đã không đến dự hội nghị cấy ghép ở Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 10 năm 2014 đã gây một tác động sâu sắc đến các quan chức cấy ghép của Trung Quốc. Nhiều người tham dự Hội nghị Hàng Châu 2014 có lẽ đã đặt câu hỏi về việc thiếu vắng các chuyên gia cấy ghép nước ngoài. Những bác sĩ [Trung Quốc] đăng ký tham dự Hội nghị Cấy ghép Thế giới ở San Francisco tháng 7 năm 2014 đã bị từ chối [cho phép tham dự], và các đồng nghiệp của họ, những người đã đăng ký tham dự, cũng cần một lời giải thích thỏa đáng.
ĐCSTQ cảm thấy rằng họ có thể phớt lờ những bằng chứng về việc giết hại các học viên Pháp Luân Công để mổ cướp nội tạng. Tuy nhiên, họ không thể phớt lờ sự thực rằng các bác sĩ cấy ghép Trung Quốc đã bị từ chối tham gia vào hội nghị cấy ghép tạng quốc tế, hay những bác sĩ cấy ghép ngoại quốc từng đến Trung Quốc trước kia [nay] không còn đến nữa.
Để đối phó với sự tẩy chay này, Đảng Cộng Sản/nhà cầm quyền Trung Quốc đã không có thay đổi nào đáng kể, ngoại trừ việc đưa ra hàng loạt các báo cáo trái ngược nhau để nói rằng hiện giờ tình hình không những đã biến chuyển, mà trong tương lai sẽ ngày càng tốt hơn nữa. Tôi đã phơi bày các báo cáo này, trong một bài phát biểu khá dài của tôi tại diễn đàn Hiệp hội Quốc tế về Nhân quyền diễn ra vào tháng 4 năm 2015, tại Bern, Thụy Sĩ. Điểm mấu chốt của tất cả các bản báo cáo này là họ mong muốn chấm dứt sự tẩy chay của chúng ta. Áp lực quốc tế khiến chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng họ phải thừa nhận sự chỉ trích về việc lạm dụng cấy ghép nội tạng thay vì nỗ lực phản bác nó.
Một hội nghị cấy ghép ở Trung Quốc dự kiến sẽ được diễn ra từ ngày ​6 đến ngày 8 tháng 8 năm 2015 ở Đông Hồ thuộc tỉnh Hồ Bắc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế. Công tác tuyên truyền của Đảng đã có ảnh hưởng đến ít nhất một số chuyên gia cấy ghép quốc tế, nhiều người trong số họ sẽ có kế hoạch để tham dự hội nghị này.
Trong khi chúng ta vẫn chưa biết chắc là hội nghị tháng 8 có xảy ra hay không, thì áp lực quốc tế từ các chuyên gia toàn cầu đang có xu hướng giảm xuống, vì đã có những dấu hiệu xảy ra trước thời điểm diễn ra hội nghị này. Thật đáng tiếc nếu như đang có xu hướng giảm xuống.
Các tiêu chí để ngành cấy ghép Trung Quốc hòa nhập lại với ngành cấy ghép toàn cầu là: (a) chấp nhận hành vi sai trái trong quá khứ, trong đó phải công bố đầy đủ nguồn gốc của các ca ghép nội tạng trong quá khứ; (b) cam kết đưa tất cả các thủ phạm vụ lạm dụng cấy ghép nội tạng ra trước công lý và khởi kiện chúng; (c) trục xuất ngay ra khỏi Hiệp hội Y khoa Trung Quốc các chuyên gia cấy ghép nào mà đã không thể tỏ ra nghi ngờ hoặc có những hành động kiểm tra hợp lý đối với nguồn cung ứng nội tạng được cho là thích hợp; (d) hợp tác với cơ quan điều tra quốc tế để làm rõ nguồn cung ứng nội tạng đã được cấy ghép tại thời điểm hiện nay lẫn trong quá khứ; (e) công bố các số liệu thống kê án tử hình tại thời điểm hiện nay lẫn trong quá khứ; (f) để cho công chúng được tiếp cận với số lượng tổng thể tại thời điểm hiện nay lẫn trong quá khứ đối với 4 bộ phận cơ thể có liên quan đến việc cấy ghép của người Trung Quốc gồm có phổi, gan, tim và thận; (g) kiểm chứng một cách toàn diện, minh bạch, độc lập các nguồn nội tạng mà đến thời điểm hiện nay đã được dùng vào việc cấy ghép; (h) thành lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc của nguồn cung ứng nội tạng và sử dụng hệ thống đó; và (i) hợp tác với hệ thống xác minh độc lập nằm bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.


Cưỡng ép xét nghiệm máu những học viên không bị giam giữ

Xét nghiệm máu một cách có hệ thống và kiểm tra nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã là chuyện khá phổ biến từ năm 2001 trên khắp cả nước Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu vào tháng 4 năm 2014, cảnh sát đã tham gia vào việc cưỡng ép xét nghiệm máu các học viên Pháp Luân Công mặc dù họ không thuộc đối tượng bị giam giữ.
Các học viên đã bị bắt giữ tại nhà hoặc trên đường phố, bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương và bị cưỡng ép để xét nghiệm máu, rồi sau đó họ được thả ra. Hiện nay mọi người đã thu thập các báo cáo về việc cưỡng ép xét nghiệm máu ở tỉnh Quý Châu và Liêu Ninh, ngoài ra cũng có những báo cáo liên quan đến việc xét nghiệm máu tại các tỉnh/thành khác tại Trung Quốc.
Rõ ràng những xét nghiệm này chỉ dành cho việc thu hoạch nội tạng, trừ khi các cơ quan chức năng cung cấp một lời giải thích khác, tuy nhiên họ đã không thực hiện được điều đó. Trung Quốc đã đóng cửa các trại cải tạo lao động, đa số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại những nơi này. Tuy nhiên, một số, không phải là tất cả các học viên, đã bị chuyển tới các nhà tù khác.
Cưỡng ép xét nghiệm máu những học viên Pháp Luân Công không bị giam giữ có vẻ là một hành động mang tính thích nghi khi mà các trại lao động đã đóng cửa. Các trại lao động là nguồn chủ yếu cho ngân hàng nội tạng sống, thông qua việc bức hại số lượng rất lớn các học viên. Nếu cơ quan chức năng có thể nhận được ngân hàng hiến tạng từ các học viên đang sống tại nhà của họ, thì chắc chắn họ sẽ không cần phải giam giữ quá nhiều học viên trong trại giam.
Sự tiến hóa này là điển hình của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều thứ đã được thay đổi nhưng các học viên vẫn không nhận được điều gì khả quan hơn. Họ chỉ ở mức tương tự hoặc tồi tệ hơn theo một cách khác nhau. Tác giả Ethan Gutmann nói về việc cưỡng ép xét nghiệm máu nhiều học viên Pháp Luân Công, mặc dù họ không thuộc đối tượng bị giam giữ: “Đây là một bước tiến triển thực sự đáng báo động”.


Tổ chức Y tế Thế giới

Vào tháng 1 năm 2015, Ban Điều Hành của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua một nghị quyết trong đó nói rằng: “Ban điều hành, sau khi xem xét các báo cáo của Ban Thư ký về nguồn máu và các sản phẩm y tế khác có nguồn gốc từ con người…(3) công nhận rằng việc bảo hộ người hiến tặng là một điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân khi truy cập vào các sản phẩm y tế an toàn có nguồn gốc từ con người, trong đó đề cao tầm quan trọng của việc tiếp cận với y tế và bảo hiểm y tế toàn cầu; (5) công nhận rằng đã đạt được sự đồng thuận toàn cầu về việc hiến tặng và quản lý các sản phẩm y tế có nguồn gốc từ con người dành cho ứng dụng lâm sàng của con người, dựa trên cơ chế quản lý tối ưu, điều này thật sự cần thiết nhằm bảo vệ các quyền lợi cơ bản của những người hiến tặng; (6) công nhận thêm rằng nhiều tiêu chuẩn thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm y tế có nguồn gốc từ con người, và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, cảnh giác, giám sát; và đảm bảo sự tiếp cận công bằng với các sản phẩm này là rất cần thiết cho hạnh phúc của người nhận; (7) đã đề nghị Tổng Giám Đốc tham khảo ý kiến với các nước thành viên và các đối tác quốc tế, để hỗ trợ sự phát triển nhằm đạt được sự đồng thuận toàn cầu về việc hướng dẫn các nguyên tắc đạo đức đối với việc hiến tặng và quản lý các sản phẩm y tế có nguồn gốc từ con người; vận dụng cơ chế quản lý tối ưu; và các công cụ phổ biến để đảm bảo chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc, cũng như đảm bảo sự tiếp cận công bằng và sẵn sàng ngay khi nó được áp dụng, đệ trình bản công bố kết quả lên Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 70 để xem xét”.
Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 70 sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2017 tại Geneva, Thụy Sĩ. Chúng ta cần phải có thể theo dõi được một nguồn nội tạng từ người cho để xác định rằng nó có phải là được tự nguyện hiến tặng hay không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm điều này.
Chúng ta cần phải có thể theo dõi được một nguồn nội tạng từ người cho để xác định rằng nó có phải là được tự nguyện hiến tặng hay không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm điều này.



Hội đồng Châu Âu

Cả Liên Hiệp Quốc lẫn Hội đồng Châu Âu đã ra công ước quốc tế ngăn chặn buôn lậu bộ phận và nội tạng người, trong đó nghiêm cấm việc loại bỏ các bộ phận cơ thể để bán mà không có sự đồng ý. Hội đồng Châu Âu đã soạn thảo thêm một Nghị định thư rất cụ thể về buôn bán nội tạng. Thỏa thuận của Liên Hợp Quốc là một hiệp định để Nghị định thư này chống lại bọn tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Hiệp định này đã có hiệu lực từ tháng 12 năm 2003. Riêng Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu thì có hiệu lực từ tháng 12 năm 2005.
Gần đây, những Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng con người ngày càng được soạn thảo nhiều hơn. Nó đã được mở ngỏ cho các bên ký kết vào tháng 3 năm nay, năm 2015. Hiện giờ thì nó vẫn chưa có hiệu lực.
Nghị định thư đầu tiên của Hội đồng Châu Âu đã đưa ra một tuyên bố rất đơn giản tại Điều 18: “Mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự có các hành vi chứa trong điều 4 của Hiệp ước này, khi sự phạm tội là có chủ ý”.
Điều 4 chứa các định nghĩa về buôn lậu, trong đó bao gồm buôn lậu nội tạng. Quy định này cũng tương tự như một điều khoản trong Nghị định thư của Liên Hợp Quốc. Nghị định thư nêu rõ: “Điều 5.1: Mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự có các hành vi chứa trong điều 3 của Nghị định thư này, khi sự phạm tội là có chủ ý”.
Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu về buôn bán nội tạng có thể được ký kết bởi các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu, Liên minh Châu Âu và và các phi thành viên được hưởng quy chế quan sát với Hội đồng châu Âu. Theo điều 28, nó cũng có thể được ký kết bởi các nước phi thành viên khác của Hội đồng Châu Âu theo lời mời gọi của Ủy ban Bộ trưởng.
Rất có thể là cả 2 Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu và của Liên Hợp Quốc cũng chưa bao hàm được mọi khía cạnh liên quan đến du lịch ghép tạng. Tuy nhiên, khi đã nắm trong tay tất cả những công cụ này, thì tôi tự tin để nói rằng, chúng đã bao hàm được việc du lịch ghép tạng mà trong đó có mua bán một cơ quan nội tạng có nguồn gốc từ một tù nhân lương tâm đã bị sát hại để lấy nội tạng.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/06/why-did-you-do-that-480x702.jpg (http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/06/why-did-you-do-that-480x702.jpg)

Nghị định thư về buôn lậu nội tạng của Hội đồng Châu Âu thì xác định cụ thể hơn về các hành vi phạm tội cần phải bị trừng phạt mạnh mẽ, so với các hiệp ước quốc tế liên quan đến việc buôn lậu bộ phận và nội tạng người. Nghị định thư về buôn lậu nội tạng nêu rõ: “Điều 4 – Loại bỏ bất hợp pháp các cơ quan nội tạng của con người: (a) mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự theo pháp luật của nước mình, khi sự phạm tội là có chủ ý, đối với việc loại bỏ các bộ phận cơ thể của những người hiến tặng còn sống hay đã chết: (b) một khi mà đã tiến hành trao đổi việc loại bỏ các cơ quan nội tạng, người hiến tạng vẫn đang còn sống, hoặc một bên thứ ba, đã được cung cấp hoặc đã nhận được một lợi ích tài chính hoặc lợi thế có thể so sánh; (c) một khi mà đã tiến hành trao đổi việc loại bỏ các cơ quan nội tạng từ một người hiến tạng đã chết, và một bên thứ ba đã được cung cấp hoặc đã nhận được một lợi ích tài chính hoặc lợi thế so sánh.
“Điều 7 – chào mời, tuyển dụng, cung cấp bất hợp pháp và yêu cầu những lợi thế không chính đáng: 1. Mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự theo pháp luật của nước mình, khi sự phạm tội là có chủ ý, đối với việc chào mời và tuyển dụng một người hiến tạng hoặc người nhận nội tạng, một khi mà đã thực hiện hành động này vì lợi ích tài chính hay lợi thế so sánh đối với người được chào mời hoặc tuyển dụng, hoặc từ một bên thứ ba.
“2. Mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự, khi sự phạm tội là có chủ ý, đối với việc hứa hẹn, chào hàng hoặc cho bất kỳ người nào, trực tiếp hay gián tiếp, để có được bất kỳ lợi thế không chính đáng đối với các đối tượng là chuyên gia y tế, công chức hay những người trực tiếp chỉ đạo hoặc làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, trong bất kỳ năng lực, nhằm mục đích loại bỏ hoặc cấy ghép một cơ quan nội tạng đã được thực hiện hoặc tạo điều kiện thuận lợi, mà tình huống loại bỏ hoặc cấy ghép như vậy xảy ra trong các trường hợp đã được quy định tại điều 4, khoản 1…
“3. Mỗi Bên đề ra pháp lý và các biện pháp khác trong trường hợp cần thiết để thiết lập việc xử phạt những tội phạm hình sự, khi sự phạm tội là có chủ ý, đối với việc yêu cầu hoặc nhận từ các đối tượng là chuyên gia y tế, công chức hay những người trực tiếp chỉ đạo hoặc làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, trong bất kỳ năng lực, để có được bất kỳ lợi thế không chính đáng nhằm mục đích hoàn thành hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện loại bỏ hoặc cấy ghép nội tạng của một con người, mà tình huống loại bỏ hoặc cấy ghép như vậy xảy ra trong các trường hợp đã được quy định tại điều 4, khoản 1…”.
Cả 2 Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu đều giải quyết cụ thể về trường hợp đặc quyền ngoại giao. Mặc dù, Cả 2 Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu đều hạn chế đặc quyền ngoại giao cho công dân. Họ không đặt ra những hành vi vi phạm quyền tài phán mang tính toàn cầu.
Đối với trường hợp đặc quyền ngoại giao, Công ước và Nghị định thư của Liên Hợp Quốc thì hoàn toàn khác biệt so với 2 Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu. Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu yêu cầu trường hợp này, bằng cách sử dụng từ “sẽ phải”. Công ước và Nghị định thư của Liên Hợp Quốc cho phép nhưng không yêu cầu trường hợp này, bằng cách sử dụng từ “có thể”.
Theo quan điểm của tôi, Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu trong việc chống lại nạn buôn lậu nội tạng con người cần phải có 2 thay đổi. Một là bắt buộc phải viết báo cáo. Theo ghi nhận của tôi, pháp luật Đài Loan yêu cầu phải viết báo cáo. Ngôn ngữ bắt buộc dùng trong việc viết báo cáo thì theo như các quy định pháp lý đã được đề xuất bởi Canada và Pháp.
Sự thay đổi thứ 2 mà tôi muốn đề xuất trong Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu là nên thay đổi Điều 10 (1) bằng cách thêm (f) “bởi một người hiện diện trong lãnh thổ của quốc gia đó” và sửa đổi Điều 10 (6) để đưa ra những từ “chỉ dựa trên quốc tịch của anh ấy hoặc cô ấy”. Sự thay đổi này sẽ làm cho việc buôn lậu nội tạng trở thành hành vi phạm tội mang tính quốc tế hoặc là hành vi vi phạm quyền tài phán mang tính toàn cầu sao cho bất cứ kẻ nào hiện diện trong vùng lãnh thổ này đều có thể bị truy tố, dù có thuộc một quốc gia đó hay không.
Vấn đề này, dù chưa rõ bản dự thảo của Nghị định thư có đề cập đến một hành vi phạm tội mang tính quốc tế của quyền tài phán mang tính toàn cầu hay không, nhưng nó đã gây chia rẽ sâu sắc trong Hội Đồng ở giai đoạn soạn thảo, với 18 quốc gia ủng hộ việc cắt bỏ những từ trích dẫn và 20 quốc gia không tán thành. Bởi vì không thể loại bỏ phần lớn sự ủng hộ, nên tôi đề nghị Nghị định thư nên có một hiệp định để lựa chọn việc cắt bỏ những từ trích dẫn và thêm vào những từ được đề xuất. Được như vậy, thì sau đó, mới có nhiều quốc gia sẵn lòng để ký vào bản hiệp định này.
Cả 2 bản sửa đổi mà tôi đề xuất là quan điểm của cá nhân tôi vì rất cần thiết để chiến đấu chống lại vấn nạn du lịch ghép tạng. Thật ấn tượng khi bản sửa đổi thứ 2 gây nên nhiều tranh cãi, tách Châu Âu ra một nửa. Việc phân chia đó đã minh họa khoảng cách trong lĩnh vực này. Không những Châu Âu, mà cả Tây Ban Nha, pháp luật đã không được thực thi đúng chỗ. Không hề có thoả thuận về mặt nguyên tắc rằng nó nên được thực thi tại nơi đó.
http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/06/human-harvesting-documentary-poster-480x720.jpg (http://img.theepochtimes.com/n3/eet-content/uploads/2015/07/06/human-harvesting-documentary-poster-480x720.jpg)
Phần kết luận
Từ những tiến triển này, nước Úc sẽ sử dụng hạng mục nào để hành động? Một là sử dụng pháp luật ở Nam Úc và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là tất cả các nước đã làm theo mô hình dựa trên những gì mà thành viên của Nghị viện David Shoebridge đã gửi đề xuất đến Nghị viện New South Wales.
Phần tiến triển thứ hai đang tiếp tục được tiến hành là không được có sự tiếp xúc và không được có sự hợp tác giữa các chuyên gia cấy ghép người Trung Quốc và nước ngoài cho đến khi nào các tiêu chí đặt ra trước đó được đáp ứng hoàn toàn. Tôi xin lưu ý rằng vị bác sĩ, giáo sư người Úc Jeremy Chapman là cựu Chủ tịch của Hiệp hội Cấy ghép tạng Quốc tế, và giáo sư người Úc Philip O’Connell là vị Chủ tịch hiện tại.
Phần tiến triển thứ ba là Australia đã tham gia vào các cuộc tham vấn được đăng cai bởi Tổ chức Y tế Thế giới nhằm thúc đẩy các nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ về cấy ghép nội tạng, cơ chế quản trị tối ưu, và có được các công cụ phổ biến nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của các cơ quan nội tạng. Phần tiến triển thứ tư là sự tán thành của người dân nước Úc đối với Nghị định thư của Hội đồng Châu Âu về nạn buôn lậu nội tạng. Người dân nước Úc đã gửi lời mời Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu tham gia Nghị định thư này.
Từ quan điểm của người dân thành phố Adelaide, nước Úc, thì việc gây ảnh hưởng đến Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng khán giả chính của chúng ta trong những nỗ lực của chúng ta không phải là ĐCSTQ, mà chính là gia đình, bạn bè và những người cùng là học viên với các nạn nhân. Bất cứ điều gì mà chúng ta xoay sở để đạt được, thì chúng ta nên cố gắng để đảm bảo rằng nhiều gia đình, bạn bè và những người cùng là học viên với các nạn nhân biết rằng chúng ta đã biết về các hành xử tàn nhẫn kia và đang làm hết khả năng của chúng ta để chống lại nó. Nếu chúng ta có thể làm được điều này, thì ít nhất chúng ta sẽ gặt hái được một điều gì đó.
David Matas là một luật sư nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Winnipeg, Manitoba, Canada. Ông là đồng tác giả với ông David Kilgour viết cuốn sách “Thu hoạch Đẫm máu”: Mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.“