duyanh
07-08-2015, 12:08 PM
Tòa Trọng tài Thường trực cho phép nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam, cử quan sát viên tham dự phiên tòa xử “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Ngày 8.7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã mở phiên tranh tụng đầu tiên liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với “đường chín đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) của Trung Quốc trên Biển Đông, với sự tham gia của nhiều quan sát viên các nước châu Á. Phiên tranh tụng đầu tiên này được tổ chức tại Điện Hòa bình, trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan và không công khai trước dư luận.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-xxui1_awis.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-xxui1_awis.jpg)
Điện Hòa bình, trụ sở của PCA, nơi diễn ra phiên tranh tụng đầu tiên
Tuy nhiên, một thông báo của PCA nêu rõ: “Sau khi xem xét yêu cầu bằng văn bản của các nước có liên quan, và xem xét quan điểm của các bên, Tòa Trọng tài đã cho phép chính phủ Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản cử các đoàn đại biểu tham gia với tư cách là quan sát viên”. Tờ GMA của Philippines cho rằng sự tham gia của quan sát viên các nước trong phiên tranh tụng này phản ánh sự quan tâm của họ đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhằm tuyên bố rằng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông là hoàn toàn phi pháp. Cũng trong thông báo được đưa ra hôm 7.7, PCA khẳng định phiên tranh tụng đầu tiên sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến thẩm quyền và quyền thụ lý hồ sơ vụ kiện của Tòa Trọng tài, và phiên tòa này dự kiến sẽ kết thúc trước ngày 13.7.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-jdyi2_jbnu.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-jdyi2_jbnu.jpg)
Bên trong phòng xử, nơi diễn ra phiên tranh tụng đầu tiên
Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên dưới sự chủ tọa của Thẩm phán Thomas A. Mensah đến từ Ghana. Các thành viên khác của hội đồng xét xử gồm Thẩm phán Jean-Pierre Cot của Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak của Ba Lan, Giáo sư Alfred Soons của Hà Lan và Thẩm phán Rüdiger Wolfrum của Đức. Chính phủ Philippines đã cử một đội ngũ luật sư, chuyên gia luật pháp quốc tế hùng hậu tham gia phiên tòa này, với niềm tin mạnh mẽ rằng họ sẽ đập tan mọi luận điệu mà Trung Quốc đưa ra để bác bỏ phiên tòa và giành được thắng lợi vang dội trước “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc vẫn khăng khăng không chịu tham gia tranh tụng với lý do Tòa Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Philippines. Trong tuyên bố lập trường được đưa ra vào tháng 12.2014, Trung Quốc tuyên bố rằng bản chất vụ kiện của Philippines và về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Tòa Trọng tài Thường trực, bởi tòa án này không thể đưa ra các phán quyết liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hay biên giới biển.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-kdtb3_hthz.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-kdtb3_hthz.jpg)
Đoàn đại biểu Philippines với các luật sư và chuyên gia pháp lý hàng đầu tham dự phiên tòa
Tuy nhiên, chính phủ Philippines tuyên bố rằng họ không yêu cầu tòa án làm rõ vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, mà chỉ đòi Trung Quốc giải trình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về tính hợp pháp của “đường lưỡi bò” mà họ đơn phương vạch ra trên Biển Đông để làm căn cứ cho tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình. Mặc dù Trung Quốc khăng khăng không tham gia vụ kiện trên, song mới đây hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin thân cận với vụ việc cho biết Bắc Kinh đang có những động thái “đi đêm” ráo riết nhằm gây tác động đến các thành viên hội đồng xét xử để đạt được phán quyết có lợi cho mình. Theo Reuters, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan đã thường xuyên có những cuộc tiếp xúc với các thành viên hội đồng xét xử, và nhận được những thông tin cập nhật về diễn biến vụ kiện từ phía tòa án. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng những hành động “đi đêm” của Trung Quốc sẽ không khiến các thẩm phán ủng hộ hoàn toàn Bắc Kinh. Một học giả pháp lý chia sẻ: “Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có vẻ như họ biết rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng chữ trong bản phán quyết cuối cùng”.
Theo Trí Dũng (GMA / Danviet.vn)
Ngày 8.7, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã mở phiên tranh tụng đầu tiên liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với “đường chín đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) của Trung Quốc trên Biển Đông, với sự tham gia của nhiều quan sát viên các nước châu Á. Phiên tranh tụng đầu tiên này được tổ chức tại Điện Hòa bình, trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan và không công khai trước dư luận.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-xxui1_awis.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-xxui1_awis.jpg)
Điện Hòa bình, trụ sở của PCA, nơi diễn ra phiên tranh tụng đầu tiên
Tuy nhiên, một thông báo của PCA nêu rõ: “Sau khi xem xét yêu cầu bằng văn bản của các nước có liên quan, và xem xét quan điểm của các bên, Tòa Trọng tài đã cho phép chính phủ Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản cử các đoàn đại biểu tham gia với tư cách là quan sát viên”. Tờ GMA của Philippines cho rằng sự tham gia của quan sát viên các nước trong phiên tranh tụng này phản ánh sự quan tâm của họ đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhằm tuyên bố rằng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông là hoàn toàn phi pháp. Cũng trong thông báo được đưa ra hôm 7.7, PCA khẳng định phiên tranh tụng đầu tiên sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến thẩm quyền và quyền thụ lý hồ sơ vụ kiện của Tòa Trọng tài, và phiên tòa này dự kiến sẽ kết thúc trước ngày 13.7.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-jdyi2_jbnu.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-jdyi2_jbnu.jpg)
Bên trong phòng xử, nơi diễn ra phiên tranh tụng đầu tiên
Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên dưới sự chủ tọa của Thẩm phán Thomas A. Mensah đến từ Ghana. Các thành viên khác của hội đồng xét xử gồm Thẩm phán Jean-Pierre Cot của Pháp, Thẩm phán Stanislaw Pawlak của Ba Lan, Giáo sư Alfred Soons của Hà Lan và Thẩm phán Rüdiger Wolfrum của Đức. Chính phủ Philippines đã cử một đội ngũ luật sư, chuyên gia luật pháp quốc tế hùng hậu tham gia phiên tòa này, với niềm tin mạnh mẽ rằng họ sẽ đập tan mọi luận điệu mà Trung Quốc đưa ra để bác bỏ phiên tòa và giành được thắng lợi vang dội trước “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc vẫn khăng khăng không chịu tham gia tranh tụng với lý do Tòa Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền xem xét đơn kiện của Philippines. Trong tuyên bố lập trường được đưa ra vào tháng 12.2014, Trung Quốc tuyên bố rằng bản chất vụ kiện của Philippines và về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Tòa Trọng tài Thường trực, bởi tòa án này không thể đưa ra các phán quyết liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hay biên giới biển.
http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-kdtb3_hthz.jpg (http://img-us.24hstatic.com/upload/3-2015/images/2015-07-08/1436345879-kdtb3_hthz.jpg)
Đoàn đại biểu Philippines với các luật sư và chuyên gia pháp lý hàng đầu tham dự phiên tòa
Tuy nhiên, chính phủ Philippines tuyên bố rằng họ không yêu cầu tòa án làm rõ vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, mà chỉ đòi Trung Quốc giải trình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về tính hợp pháp của “đường lưỡi bò” mà họ đơn phương vạch ra trên Biển Đông để làm căn cứ cho tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình. Mặc dù Trung Quốc khăng khăng không tham gia vụ kiện trên, song mới đây hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin thân cận với vụ việc cho biết Bắc Kinh đang có những động thái “đi đêm” ráo riết nhằm gây tác động đến các thành viên hội đồng xét xử để đạt được phán quyết có lợi cho mình. Theo Reuters, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan đã thường xuyên có những cuộc tiếp xúc với các thành viên hội đồng xét xử, và nhận được những thông tin cập nhật về diễn biến vụ kiện từ phía tòa án. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng những hành động “đi đêm” của Trung Quốc sẽ không khiến các thẩm phán ủng hộ hoàn toàn Bắc Kinh. Một học giả pháp lý chia sẻ: “Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có vẻ như họ biết rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng chữ trong bản phán quyết cuối cùng”.
Theo Trí Dũng (GMA / Danviet.vn)