PDA

View Full Version : Bộ Giao thông vận tải lên tiếng về đường sắt trên cao uốn lượn



duyanh
07-03-2015, 12:35 PM
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/duongsatcatlinh9-1435219548966-64-0-370-600-crop-1435220010149-1435551420145-0-0-337-660-crop-1435919108719.JPG
Chiều nay (3/7), Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chính thức thông báo về việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông uốn lượn, mấp mô.

Cụ thể, theo thông cáo báo chí phát đi chiều nay, Bộ Giao thông vận tải cho hay, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157 của Trung Quốc trong đó quy định trắc dọc có độ dốc cho phép từ 0%o­ đến 30%o.

Đối với dự án này, trắc dọc thiết kế đi qua 12 nhà ga có độ dốc đường ra - vào ga tối đa 23%o­ (23 phần nghìn) phù hợp với quy trình­ và việc thiết kế đã xem xét các điểm khống chế như tại vị trí vượt đường đô thị, đường dân sinh cắt ngang qua tuyến như đường vành đai.

Như vậy, theo Bộ Giao thông vận tải, việc thiết kế cao độ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã xem xét đầy đủ các yếu tố, thiết kế tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn sau khi đưa vào vận hành khai thác.

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng cho rằng, việc xây dựng đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn có nhiều điểm bất thường và chưa hợp lý.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, Bộ Giao thông vận tải khẳng định:

"Dự án có gói thầu tư vấn xem xét để cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác phù hợp về Chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị quốc tế, đủ điều kiện mới được phép đưa vào khai thác".

Được biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc dự án được thực hiện theo hợp đồng EPC.

Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 Nhà ga trên cao; khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/
Chuyên gia xây dựng
Đỗ Thụy Đằng


"Trắc đồ dọc của loại tuyến đường nghiên cứu ở đây cần phải lên xuống mềm mại theo những độ dốc và độ cong đứng cho phép. Ở nước ngoài, do quy hoạch đô thị đã kể đến đường sắt đô thị ngay trước giai đoạn xây dựng cùng với các bến được hoạch định, nhu cầu giao thông công cộng, cho nên dễ dàng bố trí tuyến đường sắt có bình đồ ít ngoằn ngoèo và trắc đồ dọc gần như nằm ngang. Ở Hà Nội, với phân đoạn đường sắt đô thị trên cao Cầu Diễn – Nhổn và một số phân đoạn khác được hoạch định trước khi phát triển xây dựng các công trình 2 bên đường, cho nên cũng đã chọn cả bình đồ và trắc đồ dọc tương đối thẳng. Còn với phân đoạn đường sắt đô thị trên cao qua quận Thanh Xuân như đường sắt Cát Linh - Hà Đông và 1 số phân đoạn khác có đặc tính xây chen tương tự.
"

theo Trí Thức Trẻ