sophienguyen
07-03-2015, 03:02 AM
Huyết áp thấp có nên ăn mặn?
*Tôi bị huyết áp thấp. Bệnh lý này có nguy hiểm như huyết áp cao và có thể điều trị khỏi? Nếu tôi ăn mặn hơn một chút thì huyết áp có tăng không? (Ngọc Hùng, quận Bình Thạnh)
http://nld.vcmedia.vn/thumb_w/540/2015/remedies-to-cure-low-blood-pressure-1435889237432.jpg
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Lê Vũ, chuyên khoa Tim Mạch, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, trả lời: Xin chào bạn! Đây là một câu hỏi khá thú vị, vì đúng thật là bệnh lý tăng huyết áp được nghiên cứu sâu rộng hơn và y giới cũng thường chú trọng đến việc điều trị tăng huyết áp nhiều hơn. Huyết áp thấp được định nghĩa là huyết áp tâm thu <90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg. Bệnh lý này có thể là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm chúng ta ngã, do đó dễ gây ra tai nạn. Ngoài ra, huyết áp thấp nghiêm trọng có thể gây tổn thương cho não và tim. Nguyên nhân của huyết áp thấp có thể từ các vấn đề mất nước, thiếu dinh dưỡng, đang mang thai cho đến các bệnh lý như: Tim mạch, nội tiết, mất máu, nhiễm trùng huyết, dị ứng nặng hoặc do thuốc. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân là rất quan trọng. Các triệu chứng sau đây có thể gặp khi huyết áp thấp và thường hỗ trợ trong việc tìm ra nguyên nhân: Chóng mặt, ngất, mất tập trung, rối loạn thị giác, buồn nôn, da xanh, tay chân lạnh, thở nhanh nông, mệt mỏi, biểu hiện trầm cảm hoặc khát nước. Huyết áp thấp có thể gặp trong các tình huống sau đây: -
Huyết áp thấp khi đứng (còn gọi là hạ huyết áp tư thế): Tình huống này thường gây ra do mất nước, nằm trên giường lâu ngày, đang mang thai, bỏng, ở trong môi trường quá nóng, đái tháo đường, giãn tĩnh mạch nặng, bệnh tim, các rối loạn thần kinh hoặc do thuốc. -
Huyết áp thấp sau ăn no (còn gọi là hạ huyết áp sau ăn): Chủ yếu ở người cao tuổi, đặc biệt nếu có bệnh lý tăng huyết áp hoặc bệnh Parkinson kèm theo - Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh:
Thường gặp ở người trẻ, khi bệnh nhân đứng khá lâu - Hội chứng Shy-Drager:
Gây ra do thương tổn tiến triển của hệ thần kinh tự chủ, đặc trưng của hội chứng này là tụt huyết áp khi đứng nhưng khi nằm huyết áp lại tăng rất cao, đi kèm với run cơ, vận động chậm, rối loạn vận ngôn và tiêu tiểu không tự chủ. Trong khi chờ đợi để tìm ra nguyên nhân, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây để nâng huyết áp lên: Ăn mặn hơn, uống nhiều nước hơn, mang vớ tĩnh mạch, giảm uống rượu bia, ăn nhiều bữa nhỏ ít tinh bột và nếu cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc.
*Tôi bị huyết áp thấp. Bệnh lý này có nguy hiểm như huyết áp cao và có thể điều trị khỏi? Nếu tôi ăn mặn hơn một chút thì huyết áp có tăng không? (Ngọc Hùng, quận Bình Thạnh)
http://nld.vcmedia.vn/thumb_w/540/2015/remedies-to-cure-low-blood-pressure-1435889237432.jpg
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Lê Vũ, chuyên khoa Tim Mạch, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, trả lời: Xin chào bạn! Đây là một câu hỏi khá thú vị, vì đúng thật là bệnh lý tăng huyết áp được nghiên cứu sâu rộng hơn và y giới cũng thường chú trọng đến việc điều trị tăng huyết áp nhiều hơn. Huyết áp thấp được định nghĩa là huyết áp tâm thu <90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg. Bệnh lý này có thể là một tình trạng nguy hiểm vì có thể làm chúng ta ngã, do đó dễ gây ra tai nạn. Ngoài ra, huyết áp thấp nghiêm trọng có thể gây tổn thương cho não và tim. Nguyên nhân của huyết áp thấp có thể từ các vấn đề mất nước, thiếu dinh dưỡng, đang mang thai cho đến các bệnh lý như: Tim mạch, nội tiết, mất máu, nhiễm trùng huyết, dị ứng nặng hoặc do thuốc. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân là rất quan trọng. Các triệu chứng sau đây có thể gặp khi huyết áp thấp và thường hỗ trợ trong việc tìm ra nguyên nhân: Chóng mặt, ngất, mất tập trung, rối loạn thị giác, buồn nôn, da xanh, tay chân lạnh, thở nhanh nông, mệt mỏi, biểu hiện trầm cảm hoặc khát nước. Huyết áp thấp có thể gặp trong các tình huống sau đây: -
Huyết áp thấp khi đứng (còn gọi là hạ huyết áp tư thế): Tình huống này thường gây ra do mất nước, nằm trên giường lâu ngày, đang mang thai, bỏng, ở trong môi trường quá nóng, đái tháo đường, giãn tĩnh mạch nặng, bệnh tim, các rối loạn thần kinh hoặc do thuốc. -
Huyết áp thấp sau ăn no (còn gọi là hạ huyết áp sau ăn): Chủ yếu ở người cao tuổi, đặc biệt nếu có bệnh lý tăng huyết áp hoặc bệnh Parkinson kèm theo - Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh:
Thường gặp ở người trẻ, khi bệnh nhân đứng khá lâu - Hội chứng Shy-Drager:
Gây ra do thương tổn tiến triển của hệ thần kinh tự chủ, đặc trưng của hội chứng này là tụt huyết áp khi đứng nhưng khi nằm huyết áp lại tăng rất cao, đi kèm với run cơ, vận động chậm, rối loạn vận ngôn và tiêu tiểu không tự chủ. Trong khi chờ đợi để tìm ra nguyên nhân, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây để nâng huyết áp lên: Ăn mặn hơn, uống nhiều nước hơn, mang vớ tĩnh mạch, giảm uống rượu bia, ăn nhiều bữa nhỏ ít tinh bột và nếu cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc.