duyanh
07-02-2015, 12:09 PM
Mùa vải thiều và thủ đoạn cạnh tranh của Trung Cộng
Ngày 28/6/2015, tờ Văn Hối Báo xuất bản tại Hồng Kông viết rằng trong tháng 6/2015, nông dân Việt Nam đã bắt đầu "bán vải thiều sang Mỹ bằng máy bay để cố gắng cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc tại thị trường này".
http://www.sbtn.tv/sites/default/files/styles/article_detail/public/articles/vai_thieu_2.jpg?itok=017dlj3_
Văn Hối Báo cho biết thêm, chỉ trong nửa tháng xuất cảng sang Mỹ, giá vải thiều Việt Nam cao gấp 3 lần vải thiều Trung Quốc nên hoạt động xuất cảng đã nhanh chóng bị đình trệ.
Tờ báo có vẻ hả hê khi bình luận với hàm ý đầy mỉa mai."Vải thiều Việt Nam không bán được trên đất Mỹ, thế là tan giấc mơ Mỹ!"
Báo chí Trung Cộng cũng vào cuộc và người ta không khó để tìm thấy những bài báo đưa tít gây sốc đại loại như: "Đại chiến vải thiều Việt - Trung tại thị trường Mỹ, Trung Quốc toàn thắng". Hay bài "Vải thiều Việt Nam bại dưới tay phương Bắc, cuộc chiến tranh không khói súng" trên mục bình luận tờ Thời báo Trung Quốc.
Khi đưa tin về hoạt động xuất cảng vải thiều của Việt Nam, giới truyền thông Trung Cộng không giấu được vẻ bực tức, cố tình gán ghép với các vấn đề chính trị, đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông để gán cho các hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Nguyên nhân vải thiều Việt Nam chưa có sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ vì là lần đầu xuất cảng, chi phí vận chuyển bằng đường hàng không quá cao, chi phí kiểm định cao nên giá thành sản phẩm tăng lên. Trong lúc đó vải thiều Trung Quốc chín trước vải thiều Việt Nam 1 tháng, kỹ thuật bảo quản tốt hơn và vận chuyển đường biển chi phí rẻ hơn nên có sức cạnh tranh mạnh hơn.
Trung Quốc là thị trường lớn mà nhiều nước muốn hợp tác, nhưng sử dụng kinh tế thương mại như một thủ đoạn chính trị để ép đối phương thì khó có thể hợp tác... Ngày 1/7/2015 tờ Want China Times xuất bản tại Đài Loan bình luận rằng, hậu quả của căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông năm ngoái là việc Trung Cộng đã giảm đáng kể lượng vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam.
Đáng chú ý là bình luận của báo này xuất hiện đúng lúc truyền thông Việt Nam đưa tin, thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua vải thiều Việt Nam ngày hôm qua khiến trái vải Việt Nam rớt giá "thê thảm".
Tương tự căng thẳng giữa Trung Cộng và Philippines cách đây vài năm, tức khủng hoảng Scarborough năm 2012, Trung Cộng “đột nhiên phát hiện ra” dấu vết của thuốc trừ sâu trên quả chuối của Philippines. Kết quả là Bắc Kinh cấm nhập khẩu mặt hàng nông sản này của Manila.
Tất cả chuyện này cho thấy Trung Cộng không từ một thủ đoạn nào để gây sức ép với đối phương trên Biển Đông.
SBTN
Ngày 28/6/2015, tờ Văn Hối Báo xuất bản tại Hồng Kông viết rằng trong tháng 6/2015, nông dân Việt Nam đã bắt đầu "bán vải thiều sang Mỹ bằng máy bay để cố gắng cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc tại thị trường này".
http://www.sbtn.tv/sites/default/files/styles/article_detail/public/articles/vai_thieu_2.jpg?itok=017dlj3_
Văn Hối Báo cho biết thêm, chỉ trong nửa tháng xuất cảng sang Mỹ, giá vải thiều Việt Nam cao gấp 3 lần vải thiều Trung Quốc nên hoạt động xuất cảng đã nhanh chóng bị đình trệ.
Tờ báo có vẻ hả hê khi bình luận với hàm ý đầy mỉa mai."Vải thiều Việt Nam không bán được trên đất Mỹ, thế là tan giấc mơ Mỹ!"
Báo chí Trung Cộng cũng vào cuộc và người ta không khó để tìm thấy những bài báo đưa tít gây sốc đại loại như: "Đại chiến vải thiều Việt - Trung tại thị trường Mỹ, Trung Quốc toàn thắng". Hay bài "Vải thiều Việt Nam bại dưới tay phương Bắc, cuộc chiến tranh không khói súng" trên mục bình luận tờ Thời báo Trung Quốc.
Khi đưa tin về hoạt động xuất cảng vải thiều của Việt Nam, giới truyền thông Trung Cộng không giấu được vẻ bực tức, cố tình gán ghép với các vấn đề chính trị, đặc biệt là căng thẳng trên Biển Đông để gán cho các hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam.
Nguyên nhân vải thiều Việt Nam chưa có sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ vì là lần đầu xuất cảng, chi phí vận chuyển bằng đường hàng không quá cao, chi phí kiểm định cao nên giá thành sản phẩm tăng lên. Trong lúc đó vải thiều Trung Quốc chín trước vải thiều Việt Nam 1 tháng, kỹ thuật bảo quản tốt hơn và vận chuyển đường biển chi phí rẻ hơn nên có sức cạnh tranh mạnh hơn.
Trung Quốc là thị trường lớn mà nhiều nước muốn hợp tác, nhưng sử dụng kinh tế thương mại như một thủ đoạn chính trị để ép đối phương thì khó có thể hợp tác... Ngày 1/7/2015 tờ Want China Times xuất bản tại Đài Loan bình luận rằng, hậu quả của căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông năm ngoái là việc Trung Cộng đã giảm đáng kể lượng vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam.
Đáng chú ý là bình luận của báo này xuất hiện đúng lúc truyền thông Việt Nam đưa tin, thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua vải thiều Việt Nam ngày hôm qua khiến trái vải Việt Nam rớt giá "thê thảm".
Tương tự căng thẳng giữa Trung Cộng và Philippines cách đây vài năm, tức khủng hoảng Scarborough năm 2012, Trung Cộng “đột nhiên phát hiện ra” dấu vết của thuốc trừ sâu trên quả chuối của Philippines. Kết quả là Bắc Kinh cấm nhập khẩu mặt hàng nông sản này của Manila.
Tất cả chuyện này cho thấy Trung Cộng không từ một thủ đoạn nào để gây sức ép với đối phương trên Biển Đông.
SBTN