PDA

View Full Version : Nhà Hạnh phúc sắp bị giải thể: "Tía ráng đừng bỏ tụi con..."



duyanh
06-30-2015, 12:04 PM
Nhà Hạnh phúc sắp bị giải thể: "Tía ráng đừng bỏ tụi con..."


"Các con của tôi trước khi đến đây đều phải chịu nỗi đau tinh thần hoặc thể xác, suốt 9 năm qua là những ngày tháng chúng được xoa dịu, khi vết thương chưa kịp lành, một lần nữa chúng phải chịu cảnh bơ vơ. Dù biết nếu xa mình, chúng cũng sẽ được các trung tâm khác nhận về, nhưng nghe các con nói "tía ráng đừng bỏ tụi con..." tôi như đứt từng đoạn ruột".
Những tháng trước đây, chỉ cần đi đến đầu ngõ của Nhà Hạnh phúc (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM), ai cũng sẽ trở nên yêu đời khi nghe tiếng hát, tiếng cười rộn rã của những đứa trẻ.

Nhưng giờ đây, Nhà Hạnh phúc đang dần mất đi sự nhộn nhịp ấy, các em ít cười, ít nói, ngồi im lặng một chỗ, mỗi khi có người lạ đến thăm những đôi mắt trẻ thơ chỉ còn sự sợ hãi. Các em sợ phải xa cha, xa mẹ, xa những người anh chị thân thương, nhất là nỗi sợ không được đến trường, không được yêu thương. Vì có lẽ không lâu nữa, ngôi nhà các em đang trú ngụ sẽ bị giải thể vì không đủ tiêu chuẩn của một mái ấm.


http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/9-5d322.jpg

Những ngày gần đây, khi thấy người lạ đến nhà thì những đứa trẻ đều chạy vào trong, khiến cho Nhà Hạnh phúc trở nên yên ắng lạ thường.


Nhà Hạnh phúc bị các cơ quan chức năng yêu cầu phải giải thể với lý do: theo quy định bộ ban hành, Nhà Hạnh phúc không đủ tiêu chuẩn cấp phép, không đủ cơ sở vật chất, diện tích không đủ 500 mét vuông. Những đứa trẻ ở đây phải trả về gia đình của chúng, khi nào đủ điều kiện xin được giấy phép thì đưa các em quay lại sau.




http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/8-5d322.jpg

Theo anh Hoàng, các cán bộ huyện, xã đến hỏi chuyện anh Hoàng, chị Vân và cho biết sẽ tổ chức họp bàn để quyết định "số phận" của Nhà Hạnh phúc trong thời gian sớm nhất.



Anh Hoàng ngậm ngùi: "Các con của tôi trước khi đến đây đều phải chịu nỗi đau tinh thần hoặc thể xác, suốt 9 năm qua là những ngày tháng chúng được xoa dịu, khi vết thương chưa kịp lành, một lần nữa chúng phải chịu cảnh bơ vơ. Dù biết nếu xa mình, chúng cũng sẽ được các trung tâm khác nhận về, nhưng nghe các con nói "tía ráng đừng bỏ tụi con..." tôi như đứt từng đoạn ruột".




Năm 2006 anh Nguyễn Văn Hoàng (SN 1970) và chị Vân (vợ anh Hoàng) từ quận 3 chuyển sang Bình Chánh ở, khi đó nơi đây là vùng trũng, mưa thì nước ngập như sông như biển, nắng thì muỗi mòng, rắn rết "ghé thăm". Lúc đó ở khu vực này đa số là dân lao động tứ xứ lên đây làm công trình, nhà của họ lúc đó chỉ là dựng tạm, hết công trình họ lại đi. Khi họ đi làm thì những đứa trẻ tự trông coi nhau, đứa nào cũng đen nhẻm, dơ bẩn, không được học hành.


Thấy những đứa trẻ quá đáng thương, anh và vợ bàn nhau nói với ba mẹ chúng cho chúng qua nhà anh. Anh chị sẽ trông coi dùm, tắm rửa, cho ăn cơm rồi khi họ làm xong anh đưa những đứa trẻ về. Làm riết thành quen, anh chị tự bỏ số tiền dành dụm ra để lo cho những đứa trẻ nên ai cũng mang con đến gửi. Những tưởng sự "bao đồng" chỉ dừng lại ở đó, không ngờ có người đi rồi bỏ con lại, có gia đình không đủ điều kiện nuôi đến nhờ,... dần dần trong năm đó anh chị "nuôi dùm" 6 đứa trẻ.



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/6-5d322.jpg

Tuy Nhà Hạnh phúc thiếu thốn về vật chất, nhưng "tình yêu thương chẳng thiếu bao giờ".


Để bọn trẻ mau quên đi vết sẹo mà cha mẹ chúng mang lại, anh chị gợi ý cho chúng gọi anh là "tía", chị là "mẹ", rồi dùng tình thương của mình mà nuôi dạy, cho chúng đi học để chúng có nghề nghiệp ổn định trong tương lai. "Từ khi thấy vợ chồng tôi nuôi 6 đứa con, những người có cảnh khổ khác cũng mang con, cháu mình đến gửi. Trước những mảnh đời cơ cực ấy, tôi không thể từ chối, bất kỳ đứa trẻ nào tôi cũng nhận, càng đông con càng vui. Chỉ khó ở chỗ mỗi đứa có một hoàn cảnh, và một tính tình khác nhau, mới về chúng cứ kiếm chuyện đánh nhau suốt ngày nhưng giờ các con của tôi đều ngoan ngoãn và yêu thương nhau. Tuy cũng có lúc giận hờn trẻ con, nhưng hễ xa nhau là nhắc, là nhớ".



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/21-5d322.jpg

Những đứa trẻ luôn được dạy bảo phải yêu thương, chia sẻ với nhau. Trong lúc cùng nhau phơi đồ, thấy các em mình bị nắng hai đứa bé đã dùng tấm màn che nắng cho những đứa còn lại.



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/4-5d322.jpg





Các con của anh Hoàng đứa là trẻ bụi đời, đứa bị bạo lực gia đình, đứa bị bỏ rơi, đứa thì ông bà mang gửi nên ban đầu chúng hành xử rất "giang hồ". Thế nhưng anh Hoàng không bắt phạt, cũng chẳng dùng đòn roi vì theo anh những hành động của chúng xuất phát từ vết thương tinh thần, bị ngược đãi. Thế nên anh phải tiếp nhận chúng bằng tình thương, những lần chúng đánh nhau anh đều ôm một đứa hung hăng nhất lại, rồi luôn miệng nói "con phải bình tĩnh, con bình tĩnh nghe tía nói", có đứa bình tĩnh, có đứa cắn luôn vào vai anh chảy máu ướt cả áo nhưng anh không hề trách giận mà luôn giảng dạy đạo làm người, nhẹ nhàng nhắc nhở con đây là gia đình. Khi chúng đã chịu hòa nhập, anh đi đến các trường phổ cập xin cho con mình vào học, đứa nào đủ tuổi cũng phải đến trường vì anh biết chỉ có học mới có thể hòa nhập với cộng đồng và bớt khó khăn.



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/2-5d322.jpg

Các đứa trẻ thay phiên nhau làm những công việc trong nhà, đứa lớn chỉ cho đứa nhỏ, anh Hoàng cho biết: "Con nít rất thích học hỏi, tuy chúng sẽ không làm tròn được việc chúng muốn nhưng chúng tôi tin các con của tôi sẽ làm tốt, nhất là sau này chúng sẽ tự lập hơn trong hành động cả suy nghĩ của mình"



Khi đã hết số tiền dành dụm, anh Hoàng làm thêm đủ thứ nghề, từ gia công hàng mỹ nghệ đến đi làm thuê, đi bán chợ để kiếm tiền nuôi con mình. Kỷ niệm mà anh không thể nào quên đó là khi gia đình đã cạn tiền, anh và các con ra những trũng nước để hái rau, ra chợ Tân Tạo để nhặt đồ thừa người ta không bán nữa về tận dụng, lúc đó anh thương các con mà khóc rấm rứt.


Hỏi rằng những lúc như vậy anh có nản không, khi công sức anh bỏ ra quá nhiều mà có đứa không thương còn mắng anh, đánh anh, anh hiền lành nói: "9 năm qua không có khó khăn gì mà Nhà Hạnh phúc chưa gặp phải, từ thiếu ăn đến bị người ngoài soi mói, thậm chí nói tôi nuôi các con là để lợi dụng sức lao động của chúng. Nhưng đó là quyền của họ, tôi chỉ biết tôi là một người cha thì nuôi dạy con là trách nhiệm của tôi. Còn với một đứa trẻ thì đơn giản lắm, mình thương nó, nó sẽ thương mình, bây giờ có thể nó chưa hiểu, nhưng tôi tin các con của tôi đều là những đứa trẻ hiền lành và biết yêu thương".



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/15-5d322.jpg

Anh thường dạy các con mình phải biết quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh. Bà cụ hàng xóm sống cô đơn, được các bé gọi bằng bà cố đã bật khóc lo lắng khi biết Nhà Hạnh phúc có thể bị giải thể thì không biết các bé sẽ còn đến thăm bà nữa không.



Khi biết đàn thì lúc buồn, lúc vui chúng có thể thả hồn vào đó, những đứa trẻ khác sẽ ngồi xung quanh để nghe, từ đó chúng có thể giải tỏa hết nỗi đau của mình bằng tiếng đàn, tiếng hát, hay ít ra chúng cũng có những giây phút bình yên. Còn những đứa có năng khiếu khác như anh văn, hội họa,... anh đều cố gắng dành dụm tiền để con mình đến những trung tâm để học một cách bài bản, vì ít ra chúng cũng có cái nghề để sau này mưu sinh. Nhờ tình thương, sự bao dung của người cha, người mẹ dịu dàng mà giờ đây 32 đứa con của anh Hoàng đứa nào cũng ngoan ngoãn, có khách là thưa, là chào, đi đâu cũng xin phép, và luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.




http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/16-5d322.jpg


Không dừng lại ở đó, anh Hoàng còn nuôi dưỡng và xoa dịu tâm hồn các con của mình bằng cách cho chúng tiếp xúc với nghệ thuật, đặc biệt là về âm nhạc, anh mua nhiều loại nhạc cụ, mướn thầy dạy cho những đứa thích học.



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/14-5d322.jpg

Ở đây các em có thể vô tư, thoải mái làm những điều mình thích, chỉ cần các em học tốt và biết yêu thương nhau.

http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/20-5d322.jpg

Thời gian này các em luôn chuẩn bị tâm lý cho ngày xa nhau...



Với chị Nguyễn Thị Lệ Thu (SN 1965, quê Tây Ninh, bị tật hai chân) thì cuộc sống chị quá khó khăn nên gửi hai đứa con cho chị Vân. Thấy chị Thu khó khăn và hai đứa con nhớ chị quá nên chị Vân ngỏ ý mời chị Thu đến nhà ở để hai đứa con được gần mẹ. "Lúc trước tôi thường ngồi xe lăn đi bán vé số rồi bị người ta lừa lấy hết, trong lúc khó khăn tôi gửi con cho chị Vân để chúng được đi học, nào ngờ chị Vân sợ con tôi xa mẹ buồn nên cho tôi ở đây với chúng, còn cho tôi tiền để sinh hoạt mà không có yêu cầu tôi làm việc. Cả đời này tôi sẽ không quên ơn của chị", chị Thu chia sẻ.





http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/10-5d322.jpg

Chị Lệ Thu cùng 2 người con sống trong nhà Hạnh Phúc.


Ngôi nhà Hạnh phúc của anh Hoàng không cần tìm hạnh phúc ở đâu xa, mà hạnh phúc được tìm thấy ở những điều anh đã làm, con anh đang cố gắng từng ngày vượt qua mặc cảm, để hòa nhập cộng đồng. Chúng không còn những ngày đau khổ, mất mát, anh Hoàng và chị Vân đã xoa dịu nỗi đau, tìm lại nụ cười cho từng đứa trẻ.



http://k14.vcmedia.vn/thumb_w/600/i69uy7xiUKWK4H0KjbOhEVOl4OeBCy/Image/thang6/nhahanhphuc/11-5d322.jpg

Cư A Gì (áo học sinh) lo lắng Nhà Hạnh phúc đóng cửa thì ước mơ làm bác sĩ cứu người của em sẽ không thành hiện thực.


Em Cư A Gì (SN 1997, người dân tộc H'Mông, quê Đắc Nông) chia sẻ: "Em đang học phổ cập lớp 9 ở đây. Quê em nghèo lắm, bố mẹ em làm nông, làm rẫy nên nhà rất khó khăn. Để đến trường thì em phải đi liên tục 4 tiếng đồng hồ, thế nên em phải nghỉ học. Khi chị của mẹ Vân lên làng để làm công tác tuyên truyền, em nói với cô là em muốn đi học để sau này làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người ở làng em, vì làng em xa trạm xá, bệnh viện, làng lại không có bác sĩ, em thấy có nhiều người trong làng chỉ vì không tới bệnh viện kịp mà chết. Lúc đó cô đưa em đến gặp mẹ Vân, ở đây ba và mẹ rất tốt, chúng em chỉ việc ăn rồi đi học chứ không phải làm gì".



Ban đầu, anh Hoàng và chị Vân tuy lo lắng nhưng không nói cho các con biết. Tuy nhiên, các cán bộ xuống kiểm tra nhiều lần nên các con anh chị biết chuyện và chúng luôn sống trong trạng thái hồi hộp, lo lắng không biết khi nào chúng bị trả về gia đình. Những lúc ấy cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc.




Em Trần Ngọc Châu (SN 1998, ở Nhà Hạnh phúc được 5 năm) buồn bã: "Lúc em còn nhỏ thì mẹ em mất, ba em có gia đình khác, ông bà nội già yếu không nuôi nổi em nên gửi em đến đây. Lúc đầu em không muốn và bướng bỉnh lắm, nhưng ba mẹ rất thương em, cho em đi học, dạy em có hiếu với ông bà nội. Em đã bị bỏ rơi một lần nên những ngày nay em hồi hộp, lo sợ lắm. Em sợ người ta bắt em phải xa ba xa mẹ, xa các anh chị nơi đây, đã nhiều lần gia đình em ngồi khóc với nhau vì sợ ngày mai sẽ không còn được ở chung nữa...". Song song đó Châu còn nói thêm rằng, em sẽ cố gắng học để sau này đi làm kiếm tiền về phụ ba mẹ nuôi các em nhỏ khác, và cùng các anh chị của mình phấn đấu để xây dựng Nhà Hạnh phúc đúng tiêu chuẩn.





Trước đó, tháng 11/2013, UBND xã Bình Hưng kiểm tra cơ sở nuôi dạy trẻ do chị Ngô Thị Kim Vân (49 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hoàng (45 tuổi) làm chủ. Đoàn phát hiện cơ sở không giấy phép nên yêu cầu ngưng hoạt động trong 7 ngày. Sau đó, bà Vân có đơn xin gia hạn giải tán đến 31/5/2015 và được UBND xã Bình Hưng đồng ý. Ngày 3/6, UBND xã tiếp tục kiểm tra và yêu cầu cơ sở trả các bé về gia đình hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ, hạn cuối là 15/6.

Nói về lý do đóng cửa, UBND xã Bình Hưng cho rằng, theo nghị định 68 và 81 của chính phủ cũng như chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, những cơ sở chưa có giấy phép, không đủ điều kiện phải dừng hoạt động. Cụ thể tại "nhà Hạnh Phúc", diện tích hiện nay chỉ hơn 200 m2 cho hơn 30 trẻ trong khi theo quy định, cơ sở bảo trợ ở nông thôn phải đạt 3 m2 một người.

Quy định cũng nêu rõ, các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 người trở lên phải có khu nhà ở, khu bếp, nơi vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, đường đi nội bộ... trong khi “nhà Hạnh Phúc” không đáp ứng được.










Theo Trí Thức Trẻ