khieman
06-30-2015, 04:39 AM
.
Thôi Hạ Cờ Tây hay Hạ Cầy Tơ Thôi
Phạm Thắng Vũ
Thôi Hạ Cờ Tây, chữ thôi ở đây là động từ mang nghĩa: Ngừng hẳn, không còn tiếp tục làm việc gì gì đó nữa. Còn chữ Thôi trong Hạ Cầy Tơ Thôi thì mang nghĩa: Phải dứt khoát làm việc gì gì đó vì khó thay đổi được. Chữ thôi nầy là một trợ từ. Vậy thì: Thôi Hạ Cờ Tây mang nghĩa Không Còn Ăn Thịt Cầy Nữa và Hạ Cầy Tơ Thôi là Dứt Khoát Ăn Thịt Cầy, quyết định là vậy, không thay đổi.
Người ăn được món thịt cầy thì lý luận loài vật sinh ra là để làm thực phẩm cho giống người (Vật Dưỡng Nhân) và chó cũng là một con vật để cung cấp thịt như các giống heo, bò, gà , vịt... (gia cầm) hoặc các muông thú khác như tôm, cua, cá...(hải sản) hay nai, chồn, mễn... (thú rừng) khác, hơi đâu mà để ý đến riêng giống chó. Trên thế giới có nhiều nơi, nhiều giai đoạn khác nhau... kiếm được miếng thịt bỏ vào mồm đã là vật quý rồi nên hễ ai ăn được thịt chó thì cứ tiếp tục giữ ý thích của mình. Còn, ai không ăn thịt chó được thì cứ việc giữ ý định của mình vì dầu sao, con chó, loài vật nuôi trong nhà lâu ngày theo sát bên chủ như người bạn nên làm sao có thể ăn thịt nó được (Khuyển-Mã Chi Tình mà). Ăn và không Ăn, cũng là một cách cân bằng sinh thái cho loài vật nầy đấy. Cho là thịt chó ngon, phải ăn chúng thôi theo kiểu: Sống ở dương gian, đánh miếng dồi chó-Chết xuống Âm Phủ biết có hay không..., hoặc: Ăn miếng thịt chó thì 3 ngày sau xỉa răng vẫn còn mùi thơm. Nhưng cũng có người kinh sợ thịt chó đến mức hễ ngửi thấy mùi khói nướng (từ chả chìa, dồi chó) thì lại chóng mặt, thậm chí mắc cơn muốn ói nữa.
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg)
Thôi rồi! Chó ơi!
Hầu như người Việt nào cũng đều biết các câu chuyện về loài chó như: Giết Chó Khuyên Chồng, Chó Đá Vẫy Đuôi... mà thuở nhỏ từng được nghe, được đọc. Các chuyện nầy nằm trong tiềm thức của người Việt cũng như bất cứ gia đình nào đều từng ít nhất đã có lúc nuôi 1 con chó. Phạm Thắng Vũ (PTV) cũng đã từng nuôi một con chó khi con vật vừa mất mẹ. Con chó mẹ (của một gia đình gần nhà) bị xe cán chết bỏ lại đàn 5 chó con nhỏ vừa mới mở mắt. Chó con quá nhỏ sợ khó giữ nuôi được nên chủ nhà mới gọi người hàng xóm cho bớt. PTV nghe chuyện liền xin mẹ dẫn đến nhà đó để nhận 1 con về nuôi với cam kết là sẽ lo sạch (dọn phóng uế) khi chó làm bậy ra nhà. Gia đình đặt tên cho nó là Bích La do đọc lái của 3 lít.
Buổi đầu phải lo pha sữa đổ vào bình cho nó bú (như con nít) rồi khi nó lớn để tránh cảnh phải dọn đồ dơ của nó thì PTV nghe lời người lớn chỉ là dẫn nó đến một chỗ bỏ hoang (nằm gần ruộng rau muống mà dân trong khu phố gọi là bãi chó ỉa vì đầy rác cùng phân... chó). Đến bãi đất hoang đó, PTV nói với con Bích La: " Mầy từ nay ra đây ị nha, ị trong nhà là bị ăn đòn đó ". Vậy mà nó hiểu lời vì từ đó không thấy nó ị ra nhà nữa. Cứ có lúc thì nó chạy thẳng đến bãi đất hoang nầy và PTV chẳng phải lo cái vụ dọn đồ dơ của nó nữa. Con Bích La quấn quýt bên PTV như một người bạn thân bất kể giờ giấc. Có lần PTV nằm ngủ trưa, thoòng chân xuống dưới nền nhà thì đụng phải nó cũng đang nằm ngay tại đấy. Chân của PTV cạ lên cạ xuống cái phần bụng cùng lưng của nó và kể từ khi đó, mỗi lần mà thấy chân PTV vừa thò xuống đất là con Bích La chạy lại nằm ngay tại chỗ cũ như để chờ cái chân của chủ mình. Còn nhớ có lần trong khu phố người ta bảo nhau thức khuya, chờ xem hiện tượng Nguyệt Thực, PTV cũng chờ trước cửa nhà chung với con Bích La. Ngồi, rồi PTV nói với nó:
" Mầy biết Nguyệt Thực là cái gì không mà ngồi đây, xem hả? ".
Nó kêu ư ử như là trả lời mình vậy. Có lần nhà trường của PTV tổ chức cho học sinh đi chơi Đà Lạt (trong 3 ngày) thì hôm đi PTV dặn dò con Bích La phải coi chừng, đừng chạy ra ngoài đường sẽ bị xe cán chết như chó mẹ. Ngày cắm trại về, khi PTV vừa đặt chân vào đầu ngõ khu phố thì đã có con Bích La từ nhà chạy ra đón rồi. Làm như nó nghe được tiếng bước chân của mình vậy. Khôn thế mà con Bích La vẫn bị kẻ gian bắt mất lúc nào gia đình cũng không ai biết. Mẹ PTV nói là tại vì thằng Vũ cứ hay đánh sáo tay mỗi khi gọi con Bích La nên có lẽ mấy đứa trộm biết và giả cách đánh lừa để bắt mất nó thôi.
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg)
Câu Lạc... Đạn của Nai Đồng Quê.
Giống chó cũng có Tự Ái đấy, các bạn có tin như vậy không? Không phải PTV nghĩ như vậy đâu mà do đọc được 1 truyện viết về con chó của một trại huấn luyện. Truyện có tựa là Tự Ái Của Một Con Chó nên xin kể lại đây.
Chuyện lấy bối cảnh trong một trại nuôi dạy chó cảnh sát. Trại nầy nuôi và huấn luyện chó cho các việc điều tra hay truy tầm tội phạm... Khi có một đoàn khách cấp trên đến thăm trại nầy và họ muốn biết việc huấn luyện cùng trí khôn của các con chó cảnh sát trong trại ra sao thì ban điều hành trại xin đoàn khách đứng chung tất cả thành hàng tại sân trống. Ban điều hành xin một người trong số khách (gọi là ông X) lấy ra 1 cái khăn tay đưa cho một nhân viên của trại. Người nhân viên nầy đi vào bên phía trong, dắt ra 1 con chó và giới thiệu với đoàn khách là con chó khôn nhất của trại. Người nhân viên cho con chó ngửi cái khăn tay của ông X. Khi nó ngửi khăn tay đó rồi thì nhân viên tháo xích con chó ra, nó liền chạy ngay đến hàng người của đoàn khách để tìm. Con chó lần lượt đi qua từng người khách, dừng lại để đánh hơi rồi tiếp tục đi. Đi, đánh hơi cho đến khi gặp ông X thì nó sủa vang. Xong việc, con chó chạy đến trước mặt người nhân viên, ve vẩy cái đuôi như báo công của mình đã tìm ra ai là chủ chiếc khăn tay đó.
Thay vì gật đầu với nó như những lần trước thì người nhân viên lại lắc đầu quầy quậy, làm con chó đứng yên. Nó chần chừ rồi như muốn làm vừa lòng người nhân viên đó, con chó chạy quay trở lại hàng người của đoàn khách đang đứng để dò tìm lần nữa. Nó đi chậm rãi qua từng người, có lúc nó dừng lại, dí mũi vào chân một người khách nào đó đứng trong hàng để rồi sau cùng thì nó cũng ngừng lại ngay nơi ông X. Nó sủa vang như báo tin:
" Đây nầy, ông nầy nầy, cái mũi của tôi không sai đâu ".
Đoàn khách trầm trồ và có kẻ định vỗ tay thì người nhân viên dơ tay ra hiệu giữ yên lặng trong lúc mắt anh ta nhìn con chó đang chạy đến. Con chó đến trước mặt người nhân viên nhưng nó hoảng hồn lui lại ngay vì trông thấy sự giận dữ từ đôi mắt, bộ dạng của người chủ mình.
" Đi, đi kiếm lần nữa đi, mầy sai rồi. Chó ạ! ", người nhân viên nói lớn khi đưa ra cái khăn tay cho con chó ngửi.
Con cho hít hà cái khăn tay rồi phải chạy đi lần thứ ba. Lần nầy thì con chó đi ngửi chân từng người khách thật kỹ. Đến chỗ ông X nó dừng lại ngửi rồi lại đi ngửi chân người khác, người khác. Ngửi cho đến hết hàng người rồi con chó đi ra khỏi đoàn khách đang đứng chờ việc nó làm. Con vật có lúc đứng yên, không như đây nó là con chó cảnh sát tinh khôn nhất của trại, nhưng rồi nó quay lại hàng người và đến ngay nơi ông X thì sủa vang. Sủa rồi còn định cắn vào quần ông khách nầy và lôi ông ta ra cho người chủ của nó thấy. Người nhân viên xuất hiện, thay vì có cử chỉ hoan hỉ với con vật thì anh ta lại vẫn vẻ thất vọng trong bộ dạng lắc đầu, dậm chân xuống đất.
" Hôm nay là ngày gì hả trời, đúng là ông nầy rồi mà, cái mũi của mình nó bị cái gì vậy? ", con chó rảo bước về một chỗ mát dưới gốc cây đa trong sân trại. Nó bệt mông, chống hai chân trước đầy buồn bã lẫn bực tức trong tiếng kêu ư ử mệt nhọc. Nó ngồi đó, nhìn người nhân viên như đón xem thái độ của ông ta.
Vẫn một vẻ thất vọng về con chó của mình, người nhân viên im lặng chung với cái yên lặng của đoàn khách giữa sân trại. Con chó duỗi 2 chân trước để nằm yên như không màng đến chuyện vừa xẩy ra.
"Mình đã vô dụng rồi sao, có cái chuyện gì vừa xẩy ra ở cái mũi của mình! ".
Nhìn con chó, ai trong đoàn khách cũng thấy nó quá hay và họ không thể chờ lâu hơn được nữa nên đồng loạt vỗ tay khen. Tiếng vỗ tay rào rạo đã làm con vật chú ý nên giương hai mắt nhìn.
"Kìa, ông chủ cười tươi đang rảo bước đến chỗ mình, hôm nay thái độ ông ta sao kỳ lạ vậy? ", con chó nhủ thầm.
Người nhân viên đến gần bên con vật, tay ông ta vuốt ve vào mặt chó và lấy từ trong túi áo ra các viên thịt khô nhỏ định để thưởng tài. Thật bất ngờ, con chó nhổm thân lên, tránh ra khỏi tay người nhân viên và vùng chạy mất về phía bên trong của trại.
Khi đoàn khách về rồi thì người nhân viên vội đi tìm con chó như muốn an ủi, như muốn chuộc lại cái lỗi mà anh ta đã làm với nó.
" Mình đã đi quá trớn, đã làm việc không nên làm với nó ", người nhân viên nghĩ vậy và nói với con vật:
" Chó ơi! Cho tao xin lỗi mầy. Lần nầy là lần đầu và cũng là lần cuối nha. Sẽ không bao giờ như vậy nữa. Tao xin hứa ".
Dù người nhân viên làm đủ cách để chuộc lỗi với con vật nhưng nó vẫn bỏ ăn và sau cùng thì đã chết vì kiệt sức.
Người kể câu chuyện đó còn cho biết:
"Con chó nó chẳng khác chi người, hiểu ý chủ rất nhanh có điều nó không biết nói thôi. Những người nuôi dạy chó ở các trại huấn luyện hay người đi săn bắn, phải cần có chó bên mình thì hầu như họ không bao giờ ăn thịt loài vật nầy".
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg)
Nụ cười của 3 ngày xỉa răng vẫn còn thơm.
Khi 2 quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật (ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945) tại hai thành phố Hiroshima và Nagashaki làm cả trăm ngàn người bị chết thì ngay tại vùng bán kính của vụ nổ (khoảng 1km6) các sinh vật (từ con người đến các loài vật khác) đều biến mất như không có ở trên đời.
Lúc các toán người tình nguyện đến hai thành phố nầy để dọn dẹp (cũng như cứu giúp các nạn nhân còn sống sót) thì họ thấy một chuyện lạ là có vài con chó chết (điều tất nhiên) nhưng vẫn còn hình dáng cơ thể như bằng tro trắng hoặc tro đen. Xác chó đó giống tương tự như hạt điều (đào lộn hột) mà người ta thường vùi trong than nóng để cháy hết chất dầu bao ở vỏ hạt rồi sau đó sẽ đập bỏ vỏ than nầy mà lấy hạt bên trong ra ăn.
Cũng không có nhiều xác con chó bằng than đó để mà gây một sự chú ý rộng lớn thành một cuộc nghiên cứu sâu rộng tìm lý do tại sao. Có người thì cho là có thể các con chó đó tình cờ ở trong các chỗ kín đáo, an toàn hơn các chỗ khác (khi bom nguyên tử rơi xuống) nên thân xác chúng mới không tan thành bụi mà còn để lại hình hài bằng tro. Và, có người thì cho xác tro của các con chó đó là loài chó mực (đen).
Người không ăn thịt chó thì cho ngoài việc con vật nầy sống gần gũi bên cạnh giống người đến mức độ gần như là một người trợ thủ, người bạn tin cậy nhất nên làm sao có thể ăn thịt nó được. Chó không chê gia chủ nghèo. Ta có cho nó ăn ngon hay bỏ đói trong ngày thì đêm tối đến, nó vẫn coi nhà ta nghiêm nhặt, thấy trộm là sẽ sủa báo động. Lỡ vì một lý do gì mà con chó phải chia ly với chủ thì khi tình cờ gặp lại, nó sẽ chạy đến vẫy đuôi nhận cố nhân ngay. Cái tình của nó có khi còn hơn của con người nữa. Trẻ nít trong nhà khi chột bụng, lỡ phóng uế ra thì chính con chó lại cần mẫn thu dọn cái bãi thải đó ngay. Con chó còn dọn cả các đờm, rãi, đồ ói mửa của trẻ nít (có khi của cả người lớn) nữa mà ít khi có người để ý đến điều nầy. Dọn các uế vật nầy vào bụng, rồi sẽ biến thành máu thành thịt của chó, không hiểu những người hay Hạ Cầy Tơ Thôi có biết không?
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg)
Hiệp hội Thôi Hạ Cờ Tây bên xứ Hàn.
Có người đã lấy các câu (của nhà thơ Tản Đà cùng nhà văn Vũ Bằng):
" Thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon. Không khí ngon mà không có bạn bè ăn chung cũng không ngon ".
Nhưng họ lại sửa thêm:
"Tất cả đều ngon, nhưng ăn thì phải đúng trong cái thời tiết lạnh và thức ăn phải là Thịt Cầy thì mới tuyệt ngon ". Thật hết thuốc.
Ở khu phố của PTV sống thì đã từng có cảnh cả 3, 4 con chó kéo nhau ra đuổi một người đàn ông chạy xe đạp. Lũ chó nầy vừa đuổi vừa sủa inh ỏi và tiếng kêu của chúng còn kéo thêm các con chó từ nhà khác chạy ra phụ họa sau xe người đàn ông đạp xe đạp đó, chủ một tiệm Hạ Cầy Tơ trong vùng. Tại sao lũ chó đó lại đuổi theo ông chủ tiệm "Đúng Rồi" nầy? Người ông còn vương mùi chó (mỡ, máu, thịt...) nên làm các con chó nhận diện ra ông, kẻ thủ ác của chúng? Ông ta sau cùng phải bỏ nghề sau một cơn bệnh nặng cả tháng trời mà lý do (bỏ nghề) là vì giết phải một con chó cái có chửa nên sau đó vì sợ mà sinh bệnh. Con chó nầy đã chấp hai chân trước của nó (giống tay người kinh khủng) như van lạy ông ta xin được tha mạng (đừng giết) nhưng vẫn không thoát. Nó đã bị ông ta làm thịt.
Thôi Hạ Cờ Tây hay Hạ Cờ Tây Thôi thì tùy các bạn khi đọc bài viết nầy. Với các bạn vẫn còn thích ăn thịt Cầy thì PTV xin kể là đã gặp một người từng làm chủ tiệm ''Đúng Rồi'' cho biết là chó thịt ngon không phải ''nhất Bạch nhì Hoàng tam Khoang tứ Đốm'' như người ta truyền tụng. Thịt chó thơm ngon nhất phải là con chó không già cũng không non. Cái thứ chó tuổi chanh cốm trung bình từ 2 năm tuổi trở lên mà ta có thể ví với các thiếu nữ dậy thì kiểu: Xanh lên ngọn tóc, nhựa căng vú đào. Nhưng mà, chó cho thịt thơm ngon nhất lại là con chó (cũng loại 2 năm tuổi trở lên nầy) bị... xà mâu. Anh ta nói: "Có thể do bị xà mâu (một loại ghẻ ngoài da) làm cơ thể con chó phải tiết ra các chất để chống bệnh (chó đâu thể tự bôi thuốc như người) nên các chất đó mới làm cho thịt của nó thơm ngon khác thường. Tương tự như cây Gió bầu nào thân có bị thương (do mảnh bom, sâu đục...) thì trong ruột nó mới có nhiều chất nhựa mà người ta gọi là Trầm. Chó nào càng xà mâu nhiều thì thịt càng thơm ".
Tất nhiên khi cạo lông rồi, con chó bị thui rơm sẽ cho da vàng lườm, bố ai mà biết được đây là chó ghẻ nặng.
Để chấm dứt bài viết nầy thì PTV xin chép một bài thơ đã thấy từ khi còn nhỏ dán ở vách một tiệm ''Đúng Rồi''. Bài thơ đó có tựa là: Bài Vè Thịt Chó.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè thịt chó
Thằng nào chịu khó
Bắc nước cạo lông
Đứa nào ở không
Đi mua đồ nấu
Đứa nào muốn nhậu
Mua rượu, mua bia
Đứa nào không ưa
Thì đi chỗ khác
Tao làm một lát
Xúm lại mà ăn
Đừng có lăng xăng
Người ta đàm tiếu
Con chó nhỏ xíu
Chín mười người ăn
Nhớ đừng xỉa răng
Sau bữa tiệc chó
Tý thịt dính đó
Ba ngày còn thơm
Xỉa ra ăn cơm
Cũng còn ngon chán
Nếu mà có ngán
Rượu trắng đưa cay
Vừa uống vừa say
Cao lương không đổi
Thịt chó ăn tối
Mát ruột ngủ ngon
Vợ chồng thêm con
Thật là vui vẻ
Nghe vẻ nghe ve
Cái vè thịt chó.
Phạm Thắng Vũ
March 02, 2014.
Thôi Hạ Cờ Tây hay Hạ Cầy Tơ Thôi
Phạm Thắng Vũ
Thôi Hạ Cờ Tây, chữ thôi ở đây là động từ mang nghĩa: Ngừng hẳn, không còn tiếp tục làm việc gì gì đó nữa. Còn chữ Thôi trong Hạ Cầy Tơ Thôi thì mang nghĩa: Phải dứt khoát làm việc gì gì đó vì khó thay đổi được. Chữ thôi nầy là một trợ từ. Vậy thì: Thôi Hạ Cờ Tây mang nghĩa Không Còn Ăn Thịt Cầy Nữa và Hạ Cầy Tơ Thôi là Dứt Khoát Ăn Thịt Cầy, quyết định là vậy, không thay đổi.
Người ăn được món thịt cầy thì lý luận loài vật sinh ra là để làm thực phẩm cho giống người (Vật Dưỡng Nhân) và chó cũng là một con vật để cung cấp thịt như các giống heo, bò, gà , vịt... (gia cầm) hoặc các muông thú khác như tôm, cua, cá...(hải sản) hay nai, chồn, mễn... (thú rừng) khác, hơi đâu mà để ý đến riêng giống chó. Trên thế giới có nhiều nơi, nhiều giai đoạn khác nhau... kiếm được miếng thịt bỏ vào mồm đã là vật quý rồi nên hễ ai ăn được thịt chó thì cứ tiếp tục giữ ý thích của mình. Còn, ai không ăn thịt chó được thì cứ việc giữ ý định của mình vì dầu sao, con chó, loài vật nuôi trong nhà lâu ngày theo sát bên chủ như người bạn nên làm sao có thể ăn thịt nó được (Khuyển-Mã Chi Tình mà). Ăn và không Ăn, cũng là một cách cân bằng sinh thái cho loài vật nầy đấy. Cho là thịt chó ngon, phải ăn chúng thôi theo kiểu: Sống ở dương gian, đánh miếng dồi chó-Chết xuống Âm Phủ biết có hay không..., hoặc: Ăn miếng thịt chó thì 3 ngày sau xỉa răng vẫn còn mùi thơm. Nhưng cũng có người kinh sợ thịt chó đến mức hễ ngửi thấy mùi khói nướng (từ chả chìa, dồi chó) thì lại chóng mặt, thậm chí mắc cơn muốn ói nữa.
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/66a3bb2e-f5d5-44d7-87e5-3310b72a5e2a_zps398a7180.jpg)
Thôi rồi! Chó ơi!
Hầu như người Việt nào cũng đều biết các câu chuyện về loài chó như: Giết Chó Khuyên Chồng, Chó Đá Vẫy Đuôi... mà thuở nhỏ từng được nghe, được đọc. Các chuyện nầy nằm trong tiềm thức của người Việt cũng như bất cứ gia đình nào đều từng ít nhất đã có lúc nuôi 1 con chó. Phạm Thắng Vũ (PTV) cũng đã từng nuôi một con chó khi con vật vừa mất mẹ. Con chó mẹ (của một gia đình gần nhà) bị xe cán chết bỏ lại đàn 5 chó con nhỏ vừa mới mở mắt. Chó con quá nhỏ sợ khó giữ nuôi được nên chủ nhà mới gọi người hàng xóm cho bớt. PTV nghe chuyện liền xin mẹ dẫn đến nhà đó để nhận 1 con về nuôi với cam kết là sẽ lo sạch (dọn phóng uế) khi chó làm bậy ra nhà. Gia đình đặt tên cho nó là Bích La do đọc lái của 3 lít.
Buổi đầu phải lo pha sữa đổ vào bình cho nó bú (như con nít) rồi khi nó lớn để tránh cảnh phải dọn đồ dơ của nó thì PTV nghe lời người lớn chỉ là dẫn nó đến một chỗ bỏ hoang (nằm gần ruộng rau muống mà dân trong khu phố gọi là bãi chó ỉa vì đầy rác cùng phân... chó). Đến bãi đất hoang đó, PTV nói với con Bích La: " Mầy từ nay ra đây ị nha, ị trong nhà là bị ăn đòn đó ". Vậy mà nó hiểu lời vì từ đó không thấy nó ị ra nhà nữa. Cứ có lúc thì nó chạy thẳng đến bãi đất hoang nầy và PTV chẳng phải lo cái vụ dọn đồ dơ của nó nữa. Con Bích La quấn quýt bên PTV như một người bạn thân bất kể giờ giấc. Có lần PTV nằm ngủ trưa, thoòng chân xuống dưới nền nhà thì đụng phải nó cũng đang nằm ngay tại đấy. Chân của PTV cạ lên cạ xuống cái phần bụng cùng lưng của nó và kể từ khi đó, mỗi lần mà thấy chân PTV vừa thò xuống đất là con Bích La chạy lại nằm ngay tại chỗ cũ như để chờ cái chân của chủ mình. Còn nhớ có lần trong khu phố người ta bảo nhau thức khuya, chờ xem hiện tượng Nguyệt Thực, PTV cũng chờ trước cửa nhà chung với con Bích La. Ngồi, rồi PTV nói với nó:
" Mầy biết Nguyệt Thực là cái gì không mà ngồi đây, xem hả? ".
Nó kêu ư ử như là trả lời mình vậy. Có lần nhà trường của PTV tổ chức cho học sinh đi chơi Đà Lạt (trong 3 ngày) thì hôm đi PTV dặn dò con Bích La phải coi chừng, đừng chạy ra ngoài đường sẽ bị xe cán chết như chó mẹ. Ngày cắm trại về, khi PTV vừa đặt chân vào đầu ngõ khu phố thì đã có con Bích La từ nhà chạy ra đón rồi. Làm như nó nghe được tiếng bước chân của mình vậy. Khôn thế mà con Bích La vẫn bị kẻ gian bắt mất lúc nào gia đình cũng không ai biết. Mẹ PTV nói là tại vì thằng Vũ cứ hay đánh sáo tay mỗi khi gọi con Bích La nên có lẽ mấy đứa trộm biết và giả cách đánh lừa để bắt mất nó thôi.
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/ac4c8807-1c0a-4310-b363-35e9a9fbc972_zps1eb72cf8.jpg)
Câu Lạc... Đạn của Nai Đồng Quê.
Giống chó cũng có Tự Ái đấy, các bạn có tin như vậy không? Không phải PTV nghĩ như vậy đâu mà do đọc được 1 truyện viết về con chó của một trại huấn luyện. Truyện có tựa là Tự Ái Của Một Con Chó nên xin kể lại đây.
Chuyện lấy bối cảnh trong một trại nuôi dạy chó cảnh sát. Trại nầy nuôi và huấn luyện chó cho các việc điều tra hay truy tầm tội phạm... Khi có một đoàn khách cấp trên đến thăm trại nầy và họ muốn biết việc huấn luyện cùng trí khôn của các con chó cảnh sát trong trại ra sao thì ban điều hành trại xin đoàn khách đứng chung tất cả thành hàng tại sân trống. Ban điều hành xin một người trong số khách (gọi là ông X) lấy ra 1 cái khăn tay đưa cho một nhân viên của trại. Người nhân viên nầy đi vào bên phía trong, dắt ra 1 con chó và giới thiệu với đoàn khách là con chó khôn nhất của trại. Người nhân viên cho con chó ngửi cái khăn tay của ông X. Khi nó ngửi khăn tay đó rồi thì nhân viên tháo xích con chó ra, nó liền chạy ngay đến hàng người của đoàn khách để tìm. Con chó lần lượt đi qua từng người khách, dừng lại để đánh hơi rồi tiếp tục đi. Đi, đánh hơi cho đến khi gặp ông X thì nó sủa vang. Xong việc, con chó chạy đến trước mặt người nhân viên, ve vẩy cái đuôi như báo công của mình đã tìm ra ai là chủ chiếc khăn tay đó.
Thay vì gật đầu với nó như những lần trước thì người nhân viên lại lắc đầu quầy quậy, làm con chó đứng yên. Nó chần chừ rồi như muốn làm vừa lòng người nhân viên đó, con chó chạy quay trở lại hàng người của đoàn khách đang đứng để dò tìm lần nữa. Nó đi chậm rãi qua từng người, có lúc nó dừng lại, dí mũi vào chân một người khách nào đó đứng trong hàng để rồi sau cùng thì nó cũng ngừng lại ngay nơi ông X. Nó sủa vang như báo tin:
" Đây nầy, ông nầy nầy, cái mũi của tôi không sai đâu ".
Đoàn khách trầm trồ và có kẻ định vỗ tay thì người nhân viên dơ tay ra hiệu giữ yên lặng trong lúc mắt anh ta nhìn con chó đang chạy đến. Con chó đến trước mặt người nhân viên nhưng nó hoảng hồn lui lại ngay vì trông thấy sự giận dữ từ đôi mắt, bộ dạng của người chủ mình.
" Đi, đi kiếm lần nữa đi, mầy sai rồi. Chó ạ! ", người nhân viên nói lớn khi đưa ra cái khăn tay cho con chó ngửi.
Con cho hít hà cái khăn tay rồi phải chạy đi lần thứ ba. Lần nầy thì con chó đi ngửi chân từng người khách thật kỹ. Đến chỗ ông X nó dừng lại ngửi rồi lại đi ngửi chân người khác, người khác. Ngửi cho đến hết hàng người rồi con chó đi ra khỏi đoàn khách đang đứng chờ việc nó làm. Con vật có lúc đứng yên, không như đây nó là con chó cảnh sát tinh khôn nhất của trại, nhưng rồi nó quay lại hàng người và đến ngay nơi ông X thì sủa vang. Sủa rồi còn định cắn vào quần ông khách nầy và lôi ông ta ra cho người chủ của nó thấy. Người nhân viên xuất hiện, thay vì có cử chỉ hoan hỉ với con vật thì anh ta lại vẫn vẻ thất vọng trong bộ dạng lắc đầu, dậm chân xuống đất.
" Hôm nay là ngày gì hả trời, đúng là ông nầy rồi mà, cái mũi của mình nó bị cái gì vậy? ", con chó rảo bước về một chỗ mát dưới gốc cây đa trong sân trại. Nó bệt mông, chống hai chân trước đầy buồn bã lẫn bực tức trong tiếng kêu ư ử mệt nhọc. Nó ngồi đó, nhìn người nhân viên như đón xem thái độ của ông ta.
Vẫn một vẻ thất vọng về con chó của mình, người nhân viên im lặng chung với cái yên lặng của đoàn khách giữa sân trại. Con chó duỗi 2 chân trước để nằm yên như không màng đến chuyện vừa xẩy ra.
"Mình đã vô dụng rồi sao, có cái chuyện gì vừa xẩy ra ở cái mũi của mình! ".
Nhìn con chó, ai trong đoàn khách cũng thấy nó quá hay và họ không thể chờ lâu hơn được nữa nên đồng loạt vỗ tay khen. Tiếng vỗ tay rào rạo đã làm con vật chú ý nên giương hai mắt nhìn.
"Kìa, ông chủ cười tươi đang rảo bước đến chỗ mình, hôm nay thái độ ông ta sao kỳ lạ vậy? ", con chó nhủ thầm.
Người nhân viên đến gần bên con vật, tay ông ta vuốt ve vào mặt chó và lấy từ trong túi áo ra các viên thịt khô nhỏ định để thưởng tài. Thật bất ngờ, con chó nhổm thân lên, tránh ra khỏi tay người nhân viên và vùng chạy mất về phía bên trong của trại.
Khi đoàn khách về rồi thì người nhân viên vội đi tìm con chó như muốn an ủi, như muốn chuộc lại cái lỗi mà anh ta đã làm với nó.
" Mình đã đi quá trớn, đã làm việc không nên làm với nó ", người nhân viên nghĩ vậy và nói với con vật:
" Chó ơi! Cho tao xin lỗi mầy. Lần nầy là lần đầu và cũng là lần cuối nha. Sẽ không bao giờ như vậy nữa. Tao xin hứa ".
Dù người nhân viên làm đủ cách để chuộc lỗi với con vật nhưng nó vẫn bỏ ăn và sau cùng thì đã chết vì kiệt sức.
Người kể câu chuyện đó còn cho biết:
"Con chó nó chẳng khác chi người, hiểu ý chủ rất nhanh có điều nó không biết nói thôi. Những người nuôi dạy chó ở các trại huấn luyện hay người đi săn bắn, phải cần có chó bên mình thì hầu như họ không bao giờ ăn thịt loài vật nầy".
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/18cdee2c-6d9f-49e7-9c73-ec2be7793da1_zps89a64a9a.jpg)
Nụ cười của 3 ngày xỉa răng vẫn còn thơm.
Khi 2 quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật (ngày 6 và ngày 9 tháng 8 năm 1945) tại hai thành phố Hiroshima và Nagashaki làm cả trăm ngàn người bị chết thì ngay tại vùng bán kính của vụ nổ (khoảng 1km6) các sinh vật (từ con người đến các loài vật khác) đều biến mất như không có ở trên đời.
Lúc các toán người tình nguyện đến hai thành phố nầy để dọn dẹp (cũng như cứu giúp các nạn nhân còn sống sót) thì họ thấy một chuyện lạ là có vài con chó chết (điều tất nhiên) nhưng vẫn còn hình dáng cơ thể như bằng tro trắng hoặc tro đen. Xác chó đó giống tương tự như hạt điều (đào lộn hột) mà người ta thường vùi trong than nóng để cháy hết chất dầu bao ở vỏ hạt rồi sau đó sẽ đập bỏ vỏ than nầy mà lấy hạt bên trong ra ăn.
Cũng không có nhiều xác con chó bằng than đó để mà gây một sự chú ý rộng lớn thành một cuộc nghiên cứu sâu rộng tìm lý do tại sao. Có người thì cho là có thể các con chó đó tình cờ ở trong các chỗ kín đáo, an toàn hơn các chỗ khác (khi bom nguyên tử rơi xuống) nên thân xác chúng mới không tan thành bụi mà còn để lại hình hài bằng tro. Và, có người thì cho xác tro của các con chó đó là loài chó mực (đen).
Người không ăn thịt chó thì cho ngoài việc con vật nầy sống gần gũi bên cạnh giống người đến mức độ gần như là một người trợ thủ, người bạn tin cậy nhất nên làm sao có thể ăn thịt nó được. Chó không chê gia chủ nghèo. Ta có cho nó ăn ngon hay bỏ đói trong ngày thì đêm tối đến, nó vẫn coi nhà ta nghiêm nhặt, thấy trộm là sẽ sủa báo động. Lỡ vì một lý do gì mà con chó phải chia ly với chủ thì khi tình cờ gặp lại, nó sẽ chạy đến vẫy đuôi nhận cố nhân ngay. Cái tình của nó có khi còn hơn của con người nữa. Trẻ nít trong nhà khi chột bụng, lỡ phóng uế ra thì chính con chó lại cần mẫn thu dọn cái bãi thải đó ngay. Con chó còn dọn cả các đờm, rãi, đồ ói mửa của trẻ nít (có khi của cả người lớn) nữa mà ít khi có người để ý đến điều nầy. Dọn các uế vật nầy vào bụng, rồi sẽ biến thành máu thành thịt của chó, không hiểu những người hay Hạ Cầy Tơ Thôi có biết không?
(http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg)http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg (http://i260.photobucket.com/albums/ii18/phamthangvu1957/relax%20photos/8c0124f1-d5ad-4505-88ca-f2116623e441_zpsd0a4e63e.jpg)
Hiệp hội Thôi Hạ Cờ Tây bên xứ Hàn.
Có người đã lấy các câu (của nhà thơ Tản Đà cùng nhà văn Vũ Bằng):
" Thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon. Không khí ngon mà không có bạn bè ăn chung cũng không ngon ".
Nhưng họ lại sửa thêm:
"Tất cả đều ngon, nhưng ăn thì phải đúng trong cái thời tiết lạnh và thức ăn phải là Thịt Cầy thì mới tuyệt ngon ". Thật hết thuốc.
Ở khu phố của PTV sống thì đã từng có cảnh cả 3, 4 con chó kéo nhau ra đuổi một người đàn ông chạy xe đạp. Lũ chó nầy vừa đuổi vừa sủa inh ỏi và tiếng kêu của chúng còn kéo thêm các con chó từ nhà khác chạy ra phụ họa sau xe người đàn ông đạp xe đạp đó, chủ một tiệm Hạ Cầy Tơ trong vùng. Tại sao lũ chó đó lại đuổi theo ông chủ tiệm "Đúng Rồi" nầy? Người ông còn vương mùi chó (mỡ, máu, thịt...) nên làm các con chó nhận diện ra ông, kẻ thủ ác của chúng? Ông ta sau cùng phải bỏ nghề sau một cơn bệnh nặng cả tháng trời mà lý do (bỏ nghề) là vì giết phải một con chó cái có chửa nên sau đó vì sợ mà sinh bệnh. Con chó nầy đã chấp hai chân trước của nó (giống tay người kinh khủng) như van lạy ông ta xin được tha mạng (đừng giết) nhưng vẫn không thoát. Nó đã bị ông ta làm thịt.
Thôi Hạ Cờ Tây hay Hạ Cờ Tây Thôi thì tùy các bạn khi đọc bài viết nầy. Với các bạn vẫn còn thích ăn thịt Cầy thì PTV xin kể là đã gặp một người từng làm chủ tiệm ''Đúng Rồi'' cho biết là chó thịt ngon không phải ''nhất Bạch nhì Hoàng tam Khoang tứ Đốm'' như người ta truyền tụng. Thịt chó thơm ngon nhất phải là con chó không già cũng không non. Cái thứ chó tuổi chanh cốm trung bình từ 2 năm tuổi trở lên mà ta có thể ví với các thiếu nữ dậy thì kiểu: Xanh lên ngọn tóc, nhựa căng vú đào. Nhưng mà, chó cho thịt thơm ngon nhất lại là con chó (cũng loại 2 năm tuổi trở lên nầy) bị... xà mâu. Anh ta nói: "Có thể do bị xà mâu (một loại ghẻ ngoài da) làm cơ thể con chó phải tiết ra các chất để chống bệnh (chó đâu thể tự bôi thuốc như người) nên các chất đó mới làm cho thịt của nó thơm ngon khác thường. Tương tự như cây Gió bầu nào thân có bị thương (do mảnh bom, sâu đục...) thì trong ruột nó mới có nhiều chất nhựa mà người ta gọi là Trầm. Chó nào càng xà mâu nhiều thì thịt càng thơm ".
Tất nhiên khi cạo lông rồi, con chó bị thui rơm sẽ cho da vàng lườm, bố ai mà biết được đây là chó ghẻ nặng.
Để chấm dứt bài viết nầy thì PTV xin chép một bài thơ đã thấy từ khi còn nhỏ dán ở vách một tiệm ''Đúng Rồi''. Bài thơ đó có tựa là: Bài Vè Thịt Chó.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè thịt chó
Thằng nào chịu khó
Bắc nước cạo lông
Đứa nào ở không
Đi mua đồ nấu
Đứa nào muốn nhậu
Mua rượu, mua bia
Đứa nào không ưa
Thì đi chỗ khác
Tao làm một lát
Xúm lại mà ăn
Đừng có lăng xăng
Người ta đàm tiếu
Con chó nhỏ xíu
Chín mười người ăn
Nhớ đừng xỉa răng
Sau bữa tiệc chó
Tý thịt dính đó
Ba ngày còn thơm
Xỉa ra ăn cơm
Cũng còn ngon chán
Nếu mà có ngán
Rượu trắng đưa cay
Vừa uống vừa say
Cao lương không đổi
Thịt chó ăn tối
Mát ruột ngủ ngon
Vợ chồng thêm con
Thật là vui vẻ
Nghe vẻ nghe ve
Cái vè thịt chó.
Phạm Thắng Vũ
March 02, 2014.