duyanh
06-24-2015, 11:31 AM
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_169_medium/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-05-16T163821Z_8332384_PM1EA5G1DZV01_RTRMADP_3_FRANCE% 281%29.JPG
Ah Paris, thành phố mộng mơ ! Paris, thành phố tình yêu ! Nếu một ngày đẹp trời, quý vị muốn lên tháp Eiffel ngắm toàn cảnh Paris, mà quầy vé đột xuất đóng cửa, thang máy không hoạt động, thì không nên quá ngạc nhiên.
Nhân viên làm việc tại đây vừa sử dụng quyền đình công không báo trước công để phản đối nạn móc túi hoành hành trên tháp đe dọa tính mạng và điều kiện làm việc. Hay quý vị đang đứng chờ tàu điện ngầm mà nghe thấy tiếng chân chạy huỳnh huỵch, rồi tiếng bộ đàm re ré, thì cũng đừng giật mình hoảng hốt. Cảnh sát đang rượt đuổi những kẻ móc túi.
http://95.81.155.3/2584/rfi_en_vietnamien/rfivietnamien.mp3
Từ khoảng 5, 6 năm trở lại đây, Paris, thành phố du lịch nổi tiếng thế giới, trở thành nạn nhân của tệ nạn lừa đảo, cướp giật và móc túi khách du lịch. Phần lớn thủ phạm là những băng đảng thuộc cộng đồng người Rom (du mục) đến từ hai nước Bulgari và Rumani. Ngay tại quốc gia nơi họ sống, cộng đồng người này cũng bị hắt hủi và cô lập với xã hội. Từ khi trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2007, công dân hai nước này được hưởng quyền tự do đi lại. Chính vì vậy, cộng đồng người Rom ngày càng có mặt nhiều hơn tại Paris và một số thành phố du lịch nổi tiếng như Roma, Venise, Barcelona… và không ai có thể trục xuất họ về nước.
Tháp Eiffel cũng bị móc túi …
« Biểu tượng lãng mạn của Paris, tháp Eiffel ! Nhưng mặt trái lại là một thế giới hoàn toàn khác. Giữa tình trạng cướp giật, lừa đảo, bán hàng rong bất hợp pháp, hàng ngày còn có rất nhiều nạn nhân của tình trạng móc túi. Một du khách nước ngoài kể lại ông thấy ai đó đứng đằng sau và thò tay lấy ví, sau đó chạm vào máy ảnh. Khi quay lại, ba nam thanh niên đáng đứng ngay sát ông. Một trường hợp khác, ba trẻ vị thành niên nhắm được hai nữ khách du lịch và vây quanh họ. Chúng chìa một bản kiến nghị, năn nỉ họ ký vào. Thực ra, đây là một cái bẫy. Những kẻ đồng lõa thường tranh thủ tình huống này để móc túi nạn nhân. Nhưng lần này, chúng xin tiền. Một trong hai nữ khách được hỏi nói rằng họ biết ba bé gái đó là móc túi và đưa hai euro để chúng bỏ đi.
Cách đó không xa, một người đàn ông rủ khách chơi một trò chơi may rủi kỳ lạ, (như trò lừa bịp “nhanh tay, nhanh mắt” ở Việt Nam). Với 50 euro một lượt chơi, khách phải đoán xem quả bóng nằm trong chiếc cốc nào trong ba chiếc cốc được liên tục xoay đi xoay lại trong tay kẻ lừa bịp. Nếu đoán trúng, người thắng sẽ được gấp đôi số tiền đặt cọc. Rất nhiều người lần lượt chơi. Nhưng, thực ra, đó là những kẻ đồng lõa. Chúng chìa tiền ra, chẳng qua chỉ để thu hút khách du lịch. Khi một người bị mắc bẫy, những kẻ đồng lõa ngay lập tức phân tán tư tưởng người chơi. Chỉ cần họ rời mắt khỏi ba chiếc cốc, họ sẽ đoán nhầm và mất tiền ».
Kẻ lưu manh dòm ngó tiền của du khách
« Paris, đúng giờ cao điểm dưới tầu điện ngầm, giữa đám đông người qua lại, trò chơi mèo đuổi chuột bắt đầu. Đây là thời gian làm việc của cảnh sát phụ trách an ninh phương tiện công cộng. Trong tầm ngắm của họ, một nhóm thiếu niên Rom đang chuẩn bị móc túi khách du lịch. Họ vừa mới nhìn thấy chúng ở toa tầu bên cạnh. Họ phải rình, vì nếu không bắt được quả tang, họ không thể bắt giữ nhóm phạm tội. Vì thế, họ nấp cuối toa tầu để chờ chúng ra tay.
Nạn nhân là một du khách người Úc đi thăm tháp Eiffel với gia đình. Chúng cố tình xô đẩy nạn nhân và đúng lúc đó, thò tay lấy ví. Trong vài giây, năm kẻ móc túi nữ bị bắt và họ lấy lại được tiền chúng ăn trộm. Cảnh sát “thuộc lòng” kiểu móc túi này, thế nhưng hàng ngày, những kẻ lưu manh vẫn có thể kiếm được vài trăm euro ».
Một cảnh sát tham gia vụ đuổi bắt cho biết : « Đây là kiểu móc túi quen thuộc. Ngay khi nhắm được đối tượng, hai hoặc ba tên bắt đầu đứng vây quanh nạn nhân. Một người đứng đằng sau nạn nhân lục túi và lấy ví và giấu đi ».
Chúng bị đưa tới đồn cảnh sát lấy lời khai và bị tạm giam. Nhưng vì có tới vài chục trường hợp bắt giam hàng tháng, ngành tư pháp bị quá tải. Vài giờ sau, năm kẻ móc túi được thả và lại tiếp tục đi hành nghề.
Khi bị bắt, chúng không khai cùng tên, nhưng luôn có chung một họ, “Hamidovic”, rất nổi tiếng. Tên này bị nghi cầm đầu mạng lưới trẻ em móc túi mang họ Hamidovic. Hắn bị bắt cách đây hai năm tại nhà riêng, là một ngôi biệt thự sang trọng, nằm ở miền Nam nước Pháp, và đang trong quá trình chờ xét xử.
Mặt khác, những kẻ móc túi chuyên nghiệp luôn khai dưới 13 tuổi. Chúng biết rằng, dưới tuổi này, chúng sẽ tránh được mọi truy tố pháp luật. Một cảnh sát khác kể lại : « Có những đứa tôi biết từ 10 năm nay, vẫn chừng đấy tuổi, 13 tuổi. Trong vòng 10 năm, chúng luôn khai với tôi là chúng 13 tuổi ».
Từ khi tên bị nghi cầm đầu băng đảng móc túi lớn nhất bị bắt, những kẻ khác đã đứng lên tiếp tục. Như tên trước, tất cả đều đề ra số tiền hàng ngày phải nộp. « Đúng là những kẻ móc túi phải bị cuốn theo hệ thống đã được lập ra. Chúng phải hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày, nếu không sẽ phải gánh hậu quả. Chúng phải thực hiện định mức đề ra, không phải là vài nghìn, nhưng vài trăm euro. Việc này hoàn toàn có thể làm được ! ».
Việc truy đuổi những kẻ móc túi trở thành công việc lặp đi lặp lại của lực lượng cảnh sát. Đuổi bắt, giải về đồn, lấy lời khai rồi tạm giam, vì vậy, đôi khi họ cảm thấy chán nản. Năm 2014, cảnh sát phụ trách phương tiện công cộng đã bắt hơn 900 tội phạm móc túi nữ thuộc băng đảng “Hamidovic”, chiếm 1/3 các vụ ăn trộm trong phương tiện công cộng tại Paris và vùng phụ cận.
Nạn móc túi lên tới đỉnh điểm vào tháng 04/2014, khi nhân viên bảo tàng Louvre, không cho khách du lịch vào thăm quan để phản đối tình trạng móc túi bên trong bảo tàng nổi tiếng này. Một nhân viên tại bảo tàng Louvre giấu tên kể rằng, để bớt gây chú ý, những kẻ móc túi chuyển sang hành động theo từng cặp, thay vì hành động theo băng nhóm như trước đây. Chúng thường đi theo du khách Trung Quốc vì với họ, chẳng may bị đụng chạm vào người trong đám đông là chuyện bình thường nên họ không để ý. Hơn nữa, những du khách Châu Á này thường mất cảnh giác khi nghe máy hướng dẫn hay chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày.
Sở cảnh sát Paris phải nhanh chóng tiến hành 26 biện pháp và triển khai 200 cảnh sát sử dụng mọi phương tiện đi lại, như ô tô, xe gắn máy, ngựa, xe đạp, hay đi roller, tại các khu vực du lịch tại Paris. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn chưa giảm đáng kể. Vì cảnh sát vừa đi, kẻ gian lại quay lại hành nghề tại chỗ cũ. Hoặc đuổi được chúng từ nơi này, chúng lại chuyển sang nơi khác.
Từ khi các biện pháp phòng ngừa được tăng cường tại bảo tàng Louvre, những kẻ móc túi chuyển sang khu vực tháp Eiffel, và một số điểm đông khách du lịch, nhưng có ít cảnh sát hơn, như khu vực Saint-Germain-des-Prés, khu vực bờ sông Seine và trên các cây cầu nổi tiếng.
Chúng trở nên táo bạo hơn và tinh vi hơn. Không chỉ hành động dưới chân tháp Eiffel, chúng sẵn sàng bỏ tiền mua vé để lên tháp móc túi. Khi bị phát giác, chúng không ngần ngại đe dọa nhân viên làm việc tại đây.
Những “chiêu” móc túi
Tình trạng móc túi, cướp giật khách du lịch trở nên nghiêm trọng tới mức sở Cảnh sát Paris phải đưa ra nhiều biện pháp tăng cường an ninh. Thậm chí, họ cho phát hành một cuốn sách hướng dẫn bảo vệ tài sản cá nhân. Trên trang Francetv (30/07/2013), Héloïse Leussier tổng kết năm “chiêu” móc túi khách du lịch.
Thủ đoạn thứ nhất, cũng là chiêu phổ biến nhất, là dính chặt “con mồi”. Trong đám đông, mọi người đứng sát nhau và bỗng nhiên nạn nhân cảm thấy có một bàn tay luồn nhẹ vào trong túi xách hay túi quần áo. Hoặc kẻ móc túi chờ nạn nhân qua cửa soát vé tự động, lúc đó, hắn mới ra tay hành động. Khi nạn nhân nhận ra thì quá muốn, hắn ở bên kia cửa, còn nạn nhân ở bên này, không có đủ thời gian để đuổi theo kẻ gian.
Cách hàng động thứ hai, vẫn trong tàu điện ngầm, những kẻ lưu manh ra tay hành động khi còi tàu cất lên, báo hiệu chuẩn bị chuyển bánh. Hắn ăn trộm hoặc giật tài sản rất nhanh rồi chạy vụt ra khỏi tàu trước khi cửa khép lại. Thời gian để nạn nhân hiểu ra thì quá muộn. Cửa đã đóng và tàu chuyển bánh. Kẻ móc túi đứng trên ke tàu nhìn nạn nhân một cách đắc thắng, thậm chí còn vẫy tay chào.
Cách ra tay thứ ba là đánh lạc hướng sự chú ý của người bị hại. Chỉ cần 30 giây, nạn nhân không chú tới hành lý cá nhân, cũng đủ để những kẻ lưu manh hành động. Một kẻ giả vờ kêu to : «Cướp ! Cướp ! ». Tranh thủ lúc nạn nhân mải chú ý tới lời kêu cứu, một tên tòng phạm khác ra tay móc túi. Hoặc một kẻ đồng lõa giả vờ đánh rơi một vật gì đó, nạn nhân tốt bụng cúi xuống nhặt giúp, kẻ thứ hai chỉ chờ cơ hội này để hành động. Trường hợp này cũng xảy ra với những kẻ giả vờ hỏi đường hay xin chữ ký vào bản kiến nghị.
Cách thứ tư là “vô tình” làm bẩn quần áo của nạn nhân. Nếu nạn nhân là một người đàn ông, thì người “vụng về” sẽ là một phụ nữ, và ngược lại. Chúng nhanh chóng giả vờ lau chùi chỗ bẩn. Trong khi nạn nhân đang bực tức, hay đang tập trung lau vết bẩn, thì kẻ đồng lõa đứng bên cạnh móc túi nạn nhân.
Cách thứ năm là « chiêu » thủ đoạn nhất và tinh vi nhất. Khách du lịch, đặc biệt là người Trung Quốc, mang theo người rất nhiều tiền mặt, nên trở thành đối tượng số một của những kẻ lưu manh. Chúng đóng giả cảnh sát mặc thường phục, nhưng có băng đeo tay và thẻ cảnh sát giả, chặn đoàn xe du lịch. Chúng thường nói như sau : « Xin lỗi vì làm phiền quý vị, quý vị vừa mua đồ ở một cửa hàng bị nghi thường thối tiền giả. Xin quý vị làm ơn cho xem những tờ tiền mà họ trả lại ». Khi khách chìa số tiền đó ra, chúng nhanh chóng tráo đổi một nửa số tiền đó, mà khách du lịch không hề hay biết.
Một thủ đoạn khác là « nhặt được nhẫn vàng ». Đây không phải là chiêu móc túi nhưng là một trò lừa đảo rất phổ biến tại Paris. Khách du lịch đang thong thả dạo chơi trong vườn Tuilleries, trên cầu Alma, hay gần tháp Eiffel, bỗng nhiên, một phụ nữ (hay một người đàn ông) hỏi : « Cái này là của ông (bà) à ? ». Trong tay họ là một chiếc nhẫn vàng, mà theo chúng, rất có giá trị. Tiếp theo là bài kịch giải thích rằng tôn giáo của chúng không cho phép mang đồ trang sức, nhưng nếu khách du lịch thích thì có thể lấy, đồng thời « không quên » yêu cầu đổi chút tiền. Một chút tiền, chẳng đáng bao nhiêu, nhưng để đổi lấy vàng giả.
« Con mồi » Châu Á …
Du khách Châu Á, đặc biệt người Nhật Bản và Trung Quốc, là đối tượng được những kẻ móc túi chuyên nghiệp, đặc biệt là những kẻ cướp có vũ trang tại Paris để mắt tới nhất. Theo thống kê của Global Blue, công ty chuyên xử lý chi tiêu miễn thuế của khách du lịch quốc tế, du khách Trung Quốc chi trung bình 1.470 euro cho mỗi nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng. Số tiền mua sắm của họ chiếm tới 60% ngân sách du lịch. Tại Pháp, du khách Trung Quốc giữ ngôi quán quân về mua hàng miễn thuế.
Rất nhiều công ty lữ hành khuyên khách hàng của mình không nên sử dụng tàu điện ngầm, hay rời khách sạn vào buổi tối. Họ cũng được khuyên nên cất tiền mặt ở nhiều nơi khác nhau, tránh trường hợp bị móc túi hết sạch, và không nên mua đồ ăn uống nhanh với tờ tiền có mệnh giá cao, sẽ gây chú ý cho những kẻ móc túi. Các hãng lữ hành cũng ngừng kết hợp với các khách sạn bình dân tại các thành phố nguy hiểm, như khu vực Saint-Denis ở ngoại ô phía bắc Paris, hay thành phố Marseille, ở miền nam nước Pháp.
Thậm chí, tại Trung Quốc, một danh sách đen thống kê các khách sạn nguy hiểm tại Pháp được lan truyền trên internet. Từ biểu tượng là thành phố hoa lệ, nổi tiếng về nghệ thuật sống và các cửa hiệu nổi tiếng, với nhiều du khách Trung Quốc, Paris không còn là địa điểm du lịch lý tưởng. Còn truyền thông Trung Quốc khuyến cáo người dân không nên tới Pháp vì ở đây nguy hiểm.
Pháp nỗ lực cải thiện hình ảnh du lịch
Từ năm 2013, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp cảnh báo và truy bắt các băng đảng phạm tội, cho dù, theo lời Bộ trưởng Nội vụ thời đó là Manuel Valls, « Paris là một thành phố an ninh, nhưng số tiền mặt mà khách du lịch mang trên người đã khiến những kẻ lưu manh thèm muốn ». Một đồn cảnh sát được lập ngay gần tháp Eiffel để cảnh báo du khách các biện pháp bảo quản tài sản cá nhân và để du khách có thể đến trình báo. Tờ khai mất cắp được dịch ra 16 thứ tiếng để du khách có thể dễ dàng khai báo.
Ngày 28/05/2015, tám kẻ móc túi, bị nghi ngờ thuộc một băng đảng gia đình Rumani hoạt động mạnh tại khu vực tháp Eiffel và lâu đài Versailles. Thông tin này được đưa ra một tuần sau khi nhân viên tại tháp Eiffel ngừng làm việc vài giờ để phản đối sự bùng phát của tình trạng móc túi trên tháp. Tám kẻ trên, từ 17 đến 47 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ tại hai khách sạn nằm ở hai thành phố Meudon và Issy-les-Moulineaux, ngoại ô Paris, gần khu vực tháp Eiffel, cùng với tang vật là 3.000 euro tiền mặt, nhiều quần áo và phụ kiện hàng hiệu, cũng như vé vào cửa và các máy hướng dẫn du lịch của tháp Eiffel và cung điện Versailles.
Tám kẻ trên thuộc một băng đảng khá kín tiếng, chưa bị cảnh sát phát hiện. Tuy nhiên, chúng hoạt động tại nhiều thành phố du lịch nổi tiếng ở Châu Âu. Thường xuyên đi lại giữa Pháp và Rumani, chúng có một cuộc sống xa hoa và hay thể hiện trên các mạng xã hội. Theo những thông tin được phân tích, hàng tháng, chúng chuyển về Rumani khoảng 3.000 euros thông qua hệ thống Western Union hay Moneygram.
Tại Paris, có khoảng 26.000 cảnh sát được huy động mùa hè năm 2015, tập trung chủ yếu tại các khu du lịch nổi tiếng, để đảm bảo an ninh cho du khách, đặc biệt ngăn chặn tình trạng móc túi và cướp giật có vũ trang.
Ngày 11/06/2015, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius công bố một loạt biện pháp quảng bá du lịch, với khẩu hiệu : « Nét thanh lịch Pháp », nhằm thu hút 100 triệu khách du lịch vào năm 2020. Hiện nay, Pháp đang đón tiếp khoảng 83 triệu du khách nước ngoài mỗi năm, đứng sau Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, vị trí của Pháp rất có thể bị Trung Quốc vượt qua. Còn theo con số thống kê do Phòng Du lịch và Hội nghị Paris, thủ đô Paris và vùng phụ cận vẫn là điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu hút tới 47 triệu khách vào năm 2013, trong đó có 16,6 triệu du khách nước ngoài.
Để đạt được con số 100 triệu khách, ngoài việc phải rũ bỏ hình ảnh « lạnh lùng, không hiếu khách » và điểm yếu về ngoại ngữ, mà ông Laurent Fabius đã nhấn mạnh, Pháp cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp trấn áp nạn móc túi và cướp giật, đặc biệt, tại thủ đô Paris.
RFI
Ah Paris, thành phố mộng mơ ! Paris, thành phố tình yêu ! Nếu một ngày đẹp trời, quý vị muốn lên tháp Eiffel ngắm toàn cảnh Paris, mà quầy vé đột xuất đóng cửa, thang máy không hoạt động, thì không nên quá ngạc nhiên.
Nhân viên làm việc tại đây vừa sử dụng quyền đình công không báo trước công để phản đối nạn móc túi hoành hành trên tháp đe dọa tính mạng và điều kiện làm việc. Hay quý vị đang đứng chờ tàu điện ngầm mà nghe thấy tiếng chân chạy huỳnh huỵch, rồi tiếng bộ đàm re ré, thì cũng đừng giật mình hoảng hốt. Cảnh sát đang rượt đuổi những kẻ móc túi.
http://95.81.155.3/2584/rfi_en_vietnamien/rfivietnamien.mp3
Từ khoảng 5, 6 năm trở lại đây, Paris, thành phố du lịch nổi tiếng thế giới, trở thành nạn nhân của tệ nạn lừa đảo, cướp giật và móc túi khách du lịch. Phần lớn thủ phạm là những băng đảng thuộc cộng đồng người Rom (du mục) đến từ hai nước Bulgari và Rumani. Ngay tại quốc gia nơi họ sống, cộng đồng người này cũng bị hắt hủi và cô lập với xã hội. Từ khi trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2007, công dân hai nước này được hưởng quyền tự do đi lại. Chính vì vậy, cộng đồng người Rom ngày càng có mặt nhiều hơn tại Paris và một số thành phố du lịch nổi tiếng như Roma, Venise, Barcelona… và không ai có thể trục xuất họ về nước.
Tháp Eiffel cũng bị móc túi …
« Biểu tượng lãng mạn của Paris, tháp Eiffel ! Nhưng mặt trái lại là một thế giới hoàn toàn khác. Giữa tình trạng cướp giật, lừa đảo, bán hàng rong bất hợp pháp, hàng ngày còn có rất nhiều nạn nhân của tình trạng móc túi. Một du khách nước ngoài kể lại ông thấy ai đó đứng đằng sau và thò tay lấy ví, sau đó chạm vào máy ảnh. Khi quay lại, ba nam thanh niên đáng đứng ngay sát ông. Một trường hợp khác, ba trẻ vị thành niên nhắm được hai nữ khách du lịch và vây quanh họ. Chúng chìa một bản kiến nghị, năn nỉ họ ký vào. Thực ra, đây là một cái bẫy. Những kẻ đồng lõa thường tranh thủ tình huống này để móc túi nạn nhân. Nhưng lần này, chúng xin tiền. Một trong hai nữ khách được hỏi nói rằng họ biết ba bé gái đó là móc túi và đưa hai euro để chúng bỏ đi.
Cách đó không xa, một người đàn ông rủ khách chơi một trò chơi may rủi kỳ lạ, (như trò lừa bịp “nhanh tay, nhanh mắt” ở Việt Nam). Với 50 euro một lượt chơi, khách phải đoán xem quả bóng nằm trong chiếc cốc nào trong ba chiếc cốc được liên tục xoay đi xoay lại trong tay kẻ lừa bịp. Nếu đoán trúng, người thắng sẽ được gấp đôi số tiền đặt cọc. Rất nhiều người lần lượt chơi. Nhưng, thực ra, đó là những kẻ đồng lõa. Chúng chìa tiền ra, chẳng qua chỉ để thu hút khách du lịch. Khi một người bị mắc bẫy, những kẻ đồng lõa ngay lập tức phân tán tư tưởng người chơi. Chỉ cần họ rời mắt khỏi ba chiếc cốc, họ sẽ đoán nhầm và mất tiền ».
Kẻ lưu manh dòm ngó tiền của du khách
« Paris, đúng giờ cao điểm dưới tầu điện ngầm, giữa đám đông người qua lại, trò chơi mèo đuổi chuột bắt đầu. Đây là thời gian làm việc của cảnh sát phụ trách an ninh phương tiện công cộng. Trong tầm ngắm của họ, một nhóm thiếu niên Rom đang chuẩn bị móc túi khách du lịch. Họ vừa mới nhìn thấy chúng ở toa tầu bên cạnh. Họ phải rình, vì nếu không bắt được quả tang, họ không thể bắt giữ nhóm phạm tội. Vì thế, họ nấp cuối toa tầu để chờ chúng ra tay.
Nạn nhân là một du khách người Úc đi thăm tháp Eiffel với gia đình. Chúng cố tình xô đẩy nạn nhân và đúng lúc đó, thò tay lấy ví. Trong vài giây, năm kẻ móc túi nữ bị bắt và họ lấy lại được tiền chúng ăn trộm. Cảnh sát “thuộc lòng” kiểu móc túi này, thế nhưng hàng ngày, những kẻ lưu manh vẫn có thể kiếm được vài trăm euro ».
Một cảnh sát tham gia vụ đuổi bắt cho biết : « Đây là kiểu móc túi quen thuộc. Ngay khi nhắm được đối tượng, hai hoặc ba tên bắt đầu đứng vây quanh nạn nhân. Một người đứng đằng sau nạn nhân lục túi và lấy ví và giấu đi ».
Chúng bị đưa tới đồn cảnh sát lấy lời khai và bị tạm giam. Nhưng vì có tới vài chục trường hợp bắt giam hàng tháng, ngành tư pháp bị quá tải. Vài giờ sau, năm kẻ móc túi được thả và lại tiếp tục đi hành nghề.
Khi bị bắt, chúng không khai cùng tên, nhưng luôn có chung một họ, “Hamidovic”, rất nổi tiếng. Tên này bị nghi cầm đầu mạng lưới trẻ em móc túi mang họ Hamidovic. Hắn bị bắt cách đây hai năm tại nhà riêng, là một ngôi biệt thự sang trọng, nằm ở miền Nam nước Pháp, và đang trong quá trình chờ xét xử.
Mặt khác, những kẻ móc túi chuyên nghiệp luôn khai dưới 13 tuổi. Chúng biết rằng, dưới tuổi này, chúng sẽ tránh được mọi truy tố pháp luật. Một cảnh sát khác kể lại : « Có những đứa tôi biết từ 10 năm nay, vẫn chừng đấy tuổi, 13 tuổi. Trong vòng 10 năm, chúng luôn khai với tôi là chúng 13 tuổi ».
Từ khi tên bị nghi cầm đầu băng đảng móc túi lớn nhất bị bắt, những kẻ khác đã đứng lên tiếp tục. Như tên trước, tất cả đều đề ra số tiền hàng ngày phải nộp. « Đúng là những kẻ móc túi phải bị cuốn theo hệ thống đã được lập ra. Chúng phải hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày, nếu không sẽ phải gánh hậu quả. Chúng phải thực hiện định mức đề ra, không phải là vài nghìn, nhưng vài trăm euro. Việc này hoàn toàn có thể làm được ! ».
Việc truy đuổi những kẻ móc túi trở thành công việc lặp đi lặp lại của lực lượng cảnh sát. Đuổi bắt, giải về đồn, lấy lời khai rồi tạm giam, vì vậy, đôi khi họ cảm thấy chán nản. Năm 2014, cảnh sát phụ trách phương tiện công cộng đã bắt hơn 900 tội phạm móc túi nữ thuộc băng đảng “Hamidovic”, chiếm 1/3 các vụ ăn trộm trong phương tiện công cộng tại Paris và vùng phụ cận.
Nạn móc túi lên tới đỉnh điểm vào tháng 04/2014, khi nhân viên bảo tàng Louvre, không cho khách du lịch vào thăm quan để phản đối tình trạng móc túi bên trong bảo tàng nổi tiếng này. Một nhân viên tại bảo tàng Louvre giấu tên kể rằng, để bớt gây chú ý, những kẻ móc túi chuyển sang hành động theo từng cặp, thay vì hành động theo băng nhóm như trước đây. Chúng thường đi theo du khách Trung Quốc vì với họ, chẳng may bị đụng chạm vào người trong đám đông là chuyện bình thường nên họ không để ý. Hơn nữa, những du khách Châu Á này thường mất cảnh giác khi nghe máy hướng dẫn hay chiêm ngưỡng các tác phẩm được trưng bày.
Sở cảnh sát Paris phải nhanh chóng tiến hành 26 biện pháp và triển khai 200 cảnh sát sử dụng mọi phương tiện đi lại, như ô tô, xe gắn máy, ngựa, xe đạp, hay đi roller, tại các khu vực du lịch tại Paris. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn chưa giảm đáng kể. Vì cảnh sát vừa đi, kẻ gian lại quay lại hành nghề tại chỗ cũ. Hoặc đuổi được chúng từ nơi này, chúng lại chuyển sang nơi khác.
Từ khi các biện pháp phòng ngừa được tăng cường tại bảo tàng Louvre, những kẻ móc túi chuyển sang khu vực tháp Eiffel, và một số điểm đông khách du lịch, nhưng có ít cảnh sát hơn, như khu vực Saint-Germain-des-Prés, khu vực bờ sông Seine và trên các cây cầu nổi tiếng.
Chúng trở nên táo bạo hơn và tinh vi hơn. Không chỉ hành động dưới chân tháp Eiffel, chúng sẵn sàng bỏ tiền mua vé để lên tháp móc túi. Khi bị phát giác, chúng không ngần ngại đe dọa nhân viên làm việc tại đây.
Những “chiêu” móc túi
Tình trạng móc túi, cướp giật khách du lịch trở nên nghiêm trọng tới mức sở Cảnh sát Paris phải đưa ra nhiều biện pháp tăng cường an ninh. Thậm chí, họ cho phát hành một cuốn sách hướng dẫn bảo vệ tài sản cá nhân. Trên trang Francetv (30/07/2013), Héloïse Leussier tổng kết năm “chiêu” móc túi khách du lịch.
Thủ đoạn thứ nhất, cũng là chiêu phổ biến nhất, là dính chặt “con mồi”. Trong đám đông, mọi người đứng sát nhau và bỗng nhiên nạn nhân cảm thấy có một bàn tay luồn nhẹ vào trong túi xách hay túi quần áo. Hoặc kẻ móc túi chờ nạn nhân qua cửa soát vé tự động, lúc đó, hắn mới ra tay hành động. Khi nạn nhân nhận ra thì quá muốn, hắn ở bên kia cửa, còn nạn nhân ở bên này, không có đủ thời gian để đuổi theo kẻ gian.
Cách hàng động thứ hai, vẫn trong tàu điện ngầm, những kẻ lưu manh ra tay hành động khi còi tàu cất lên, báo hiệu chuẩn bị chuyển bánh. Hắn ăn trộm hoặc giật tài sản rất nhanh rồi chạy vụt ra khỏi tàu trước khi cửa khép lại. Thời gian để nạn nhân hiểu ra thì quá muộn. Cửa đã đóng và tàu chuyển bánh. Kẻ móc túi đứng trên ke tàu nhìn nạn nhân một cách đắc thắng, thậm chí còn vẫy tay chào.
Cách ra tay thứ ba là đánh lạc hướng sự chú ý của người bị hại. Chỉ cần 30 giây, nạn nhân không chú tới hành lý cá nhân, cũng đủ để những kẻ lưu manh hành động. Một kẻ giả vờ kêu to : «Cướp ! Cướp ! ». Tranh thủ lúc nạn nhân mải chú ý tới lời kêu cứu, một tên tòng phạm khác ra tay móc túi. Hoặc một kẻ đồng lõa giả vờ đánh rơi một vật gì đó, nạn nhân tốt bụng cúi xuống nhặt giúp, kẻ thứ hai chỉ chờ cơ hội này để hành động. Trường hợp này cũng xảy ra với những kẻ giả vờ hỏi đường hay xin chữ ký vào bản kiến nghị.
Cách thứ tư là “vô tình” làm bẩn quần áo của nạn nhân. Nếu nạn nhân là một người đàn ông, thì người “vụng về” sẽ là một phụ nữ, và ngược lại. Chúng nhanh chóng giả vờ lau chùi chỗ bẩn. Trong khi nạn nhân đang bực tức, hay đang tập trung lau vết bẩn, thì kẻ đồng lõa đứng bên cạnh móc túi nạn nhân.
Cách thứ năm là « chiêu » thủ đoạn nhất và tinh vi nhất. Khách du lịch, đặc biệt là người Trung Quốc, mang theo người rất nhiều tiền mặt, nên trở thành đối tượng số một của những kẻ lưu manh. Chúng đóng giả cảnh sát mặc thường phục, nhưng có băng đeo tay và thẻ cảnh sát giả, chặn đoàn xe du lịch. Chúng thường nói như sau : « Xin lỗi vì làm phiền quý vị, quý vị vừa mua đồ ở một cửa hàng bị nghi thường thối tiền giả. Xin quý vị làm ơn cho xem những tờ tiền mà họ trả lại ». Khi khách chìa số tiền đó ra, chúng nhanh chóng tráo đổi một nửa số tiền đó, mà khách du lịch không hề hay biết.
Một thủ đoạn khác là « nhặt được nhẫn vàng ». Đây không phải là chiêu móc túi nhưng là một trò lừa đảo rất phổ biến tại Paris. Khách du lịch đang thong thả dạo chơi trong vườn Tuilleries, trên cầu Alma, hay gần tháp Eiffel, bỗng nhiên, một phụ nữ (hay một người đàn ông) hỏi : « Cái này là của ông (bà) à ? ». Trong tay họ là một chiếc nhẫn vàng, mà theo chúng, rất có giá trị. Tiếp theo là bài kịch giải thích rằng tôn giáo của chúng không cho phép mang đồ trang sức, nhưng nếu khách du lịch thích thì có thể lấy, đồng thời « không quên » yêu cầu đổi chút tiền. Một chút tiền, chẳng đáng bao nhiêu, nhưng để đổi lấy vàng giả.
« Con mồi » Châu Á …
Du khách Châu Á, đặc biệt người Nhật Bản và Trung Quốc, là đối tượng được những kẻ móc túi chuyên nghiệp, đặc biệt là những kẻ cướp có vũ trang tại Paris để mắt tới nhất. Theo thống kê của Global Blue, công ty chuyên xử lý chi tiêu miễn thuế của khách du lịch quốc tế, du khách Trung Quốc chi trung bình 1.470 euro cho mỗi nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng. Số tiền mua sắm của họ chiếm tới 60% ngân sách du lịch. Tại Pháp, du khách Trung Quốc giữ ngôi quán quân về mua hàng miễn thuế.
Rất nhiều công ty lữ hành khuyên khách hàng của mình không nên sử dụng tàu điện ngầm, hay rời khách sạn vào buổi tối. Họ cũng được khuyên nên cất tiền mặt ở nhiều nơi khác nhau, tránh trường hợp bị móc túi hết sạch, và không nên mua đồ ăn uống nhanh với tờ tiền có mệnh giá cao, sẽ gây chú ý cho những kẻ móc túi. Các hãng lữ hành cũng ngừng kết hợp với các khách sạn bình dân tại các thành phố nguy hiểm, như khu vực Saint-Denis ở ngoại ô phía bắc Paris, hay thành phố Marseille, ở miền nam nước Pháp.
Thậm chí, tại Trung Quốc, một danh sách đen thống kê các khách sạn nguy hiểm tại Pháp được lan truyền trên internet. Từ biểu tượng là thành phố hoa lệ, nổi tiếng về nghệ thuật sống và các cửa hiệu nổi tiếng, với nhiều du khách Trung Quốc, Paris không còn là địa điểm du lịch lý tưởng. Còn truyền thông Trung Quốc khuyến cáo người dân không nên tới Pháp vì ở đây nguy hiểm.
Pháp nỗ lực cải thiện hình ảnh du lịch
Từ năm 2013, chính phủ Pháp đã đưa ra nhiều biện pháp cảnh báo và truy bắt các băng đảng phạm tội, cho dù, theo lời Bộ trưởng Nội vụ thời đó là Manuel Valls, « Paris là một thành phố an ninh, nhưng số tiền mặt mà khách du lịch mang trên người đã khiến những kẻ lưu manh thèm muốn ». Một đồn cảnh sát được lập ngay gần tháp Eiffel để cảnh báo du khách các biện pháp bảo quản tài sản cá nhân và để du khách có thể đến trình báo. Tờ khai mất cắp được dịch ra 16 thứ tiếng để du khách có thể dễ dàng khai báo.
Ngày 28/05/2015, tám kẻ móc túi, bị nghi ngờ thuộc một băng đảng gia đình Rumani hoạt động mạnh tại khu vực tháp Eiffel và lâu đài Versailles. Thông tin này được đưa ra một tuần sau khi nhân viên tại tháp Eiffel ngừng làm việc vài giờ để phản đối sự bùng phát của tình trạng móc túi trên tháp. Tám kẻ trên, từ 17 đến 47 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ tại hai khách sạn nằm ở hai thành phố Meudon và Issy-les-Moulineaux, ngoại ô Paris, gần khu vực tháp Eiffel, cùng với tang vật là 3.000 euro tiền mặt, nhiều quần áo và phụ kiện hàng hiệu, cũng như vé vào cửa và các máy hướng dẫn du lịch của tháp Eiffel và cung điện Versailles.
Tám kẻ trên thuộc một băng đảng khá kín tiếng, chưa bị cảnh sát phát hiện. Tuy nhiên, chúng hoạt động tại nhiều thành phố du lịch nổi tiếng ở Châu Âu. Thường xuyên đi lại giữa Pháp và Rumani, chúng có một cuộc sống xa hoa và hay thể hiện trên các mạng xã hội. Theo những thông tin được phân tích, hàng tháng, chúng chuyển về Rumani khoảng 3.000 euros thông qua hệ thống Western Union hay Moneygram.
Tại Paris, có khoảng 26.000 cảnh sát được huy động mùa hè năm 2015, tập trung chủ yếu tại các khu du lịch nổi tiếng, để đảm bảo an ninh cho du khách, đặc biệt ngăn chặn tình trạng móc túi và cướp giật có vũ trang.
Ngày 11/06/2015, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius công bố một loạt biện pháp quảng bá du lịch, với khẩu hiệu : « Nét thanh lịch Pháp », nhằm thu hút 100 triệu khách du lịch vào năm 2020. Hiện nay, Pháp đang đón tiếp khoảng 83 triệu du khách nước ngoài mỗi năm, đứng sau Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, vị trí của Pháp rất có thể bị Trung Quốc vượt qua. Còn theo con số thống kê do Phòng Du lịch và Hội nghị Paris, thủ đô Paris và vùng phụ cận vẫn là điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu hút tới 47 triệu khách vào năm 2013, trong đó có 16,6 triệu du khách nước ngoài.
Để đạt được con số 100 triệu khách, ngoài việc phải rũ bỏ hình ảnh « lạnh lùng, không hiếu khách » và điểm yếu về ngoại ngữ, mà ông Laurent Fabius đã nhấn mạnh, Pháp cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp trấn áp nạn móc túi và cướp giật, đặc biệt, tại thủ đô Paris.
RFI