duyanh
06-15-2015, 11:42 AM
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2012/06/24/120624093644_viet_640x360_reuters.jpg
Thủ tướng Việt Nam và Campuchia trong một lễ khai trương cột mốc biên giới
Bộ Ngoại giao Campuchia vừa gửi hai công hàm liên tiếp phản đối Việt Nam "đào mương trái phép" trên đất Campuchia.
Các công hàm đề ngày 12/6 và 14/6 mà BBC có trong tay đã được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh.
Trong đó, Bộ Ngoại giao Campuchia nói giới chức nước này đã phát hiện ra tổng cộng 8 ao mương thủy lợi mà người Việt Nam "đào sâu trong lãnh thổ Campuchia thuộc tỉnh Ratanakiri".
Bộ này yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay hoạt động đào mương tại xã Pak Nhay, huyện O Yadav, nơi mà mới đây một đoàn dân biểu đối lập của Campuchia cũng đi thị sát và tố cáo Việt Nam "lấn đất".
Khu vực này hiện chưa cắm mốc phân giới được giữa hai bên.
Tuy nhiên, công hàm của phía Campuchia nhắc lại rằng trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Sen và ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN Lê Hồng Anh hôm 9/6 tại Phnom Penh, hai bên đã thống nhất lập trường "khi chưa cắm mốc thì khu vực chưa cắm mốc không được thay đổi".
Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 ký năm 2005.
Thế nhưng trên thực tế việc phân giới cắm mốc còn nhiều khó khăn và còn khoảng 20% đường biên chưa cắm mốc.
Cáo buộc Việt Nam xâm chiếm đất của Campuchia thường xuyên được các đảng phái chính trị Campuchia sử dụng trong nghị trình của mình.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là Chính phủ Hun Sen, vốn bị chỉ trích là thân Việt Nam, nay cũng quay sang cáo buộc Việt Nam lấn đất.
'Hành động gấp'Công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia dẫn các nguồn báo cáo của Bộ Nội vụ, Ủy ban Liên hợp Biên giới của Campuchia và chính quyền tỉnh Ratanakiri nói các mương đào của Việt Nam vào sâu trong đất Campuchia tới trên 500m.
Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Biên giới Var Kimhong được nói đã yêu cầu giới chức địa phương chặn tay bất cứ người Việt Nam nào làm việc trong khu vực và báo cáo ngay với ủy ban để có hành động gấp.
Ông Var Kimhong cho hay ngày 24/6 tới sẽ điều chuyên gia tới đo đạc và yêu cầu Việt Nam "không dịch chuyển các mốc dấu".
Sứ quán Việt Nam chưa có phản hồi gì về các công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia.
Chủ đề biên giới đất đai luôn luôn là một trong các chủ đề nóng nhất và gây tranh cãi nhất trong quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng thời hiện đại.
Việt Nam cũng từng cáo buộc Campuchia dịch chuyển mốc dấu.
Bất đồng về đất đai đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia
BBC
Thủ tướng Việt Nam và Campuchia trong một lễ khai trương cột mốc biên giới
Bộ Ngoại giao Campuchia vừa gửi hai công hàm liên tiếp phản đối Việt Nam "đào mương trái phép" trên đất Campuchia.
Các công hàm đề ngày 12/6 và 14/6 mà BBC có trong tay đã được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh.
Trong đó, Bộ Ngoại giao Campuchia nói giới chức nước này đã phát hiện ra tổng cộng 8 ao mương thủy lợi mà người Việt Nam "đào sâu trong lãnh thổ Campuchia thuộc tỉnh Ratanakiri".
Bộ này yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay hoạt động đào mương tại xã Pak Nhay, huyện O Yadav, nơi mà mới đây một đoàn dân biểu đối lập của Campuchia cũng đi thị sát và tố cáo Việt Nam "lấn đất".
Khu vực này hiện chưa cắm mốc phân giới được giữa hai bên.
Tuy nhiên, công hàm của phía Campuchia nhắc lại rằng trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Sen và ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN Lê Hồng Anh hôm 9/6 tại Phnom Penh, hai bên đã thống nhất lập trường "khi chưa cắm mốc thì khu vực chưa cắm mốc không được thay đổi".
Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 ký năm 2005.
Thế nhưng trên thực tế việc phân giới cắm mốc còn nhiều khó khăn và còn khoảng 20% đường biên chưa cắm mốc.
Cáo buộc Việt Nam xâm chiếm đất của Campuchia thường xuyên được các đảng phái chính trị Campuchia sử dụng trong nghị trình của mình.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là Chính phủ Hun Sen, vốn bị chỉ trích là thân Việt Nam, nay cũng quay sang cáo buộc Việt Nam lấn đất.
'Hành động gấp'Công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia dẫn các nguồn báo cáo của Bộ Nội vụ, Ủy ban Liên hợp Biên giới của Campuchia và chính quyền tỉnh Ratanakiri nói các mương đào của Việt Nam vào sâu trong đất Campuchia tới trên 500m.
Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Biên giới Var Kimhong được nói đã yêu cầu giới chức địa phương chặn tay bất cứ người Việt Nam nào làm việc trong khu vực và báo cáo ngay với ủy ban để có hành động gấp.
Ông Var Kimhong cho hay ngày 24/6 tới sẽ điều chuyên gia tới đo đạc và yêu cầu Việt Nam "không dịch chuyển các mốc dấu".
Sứ quán Việt Nam chưa có phản hồi gì về các công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia.
Chủ đề biên giới đất đai luôn luôn là một trong các chủ đề nóng nhất và gây tranh cãi nhất trong quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng thời hiện đại.
Việt Nam cũng từng cáo buộc Campuchia dịch chuyển mốc dấu.
Bất đồng về đất đai đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia
BBC