duyanh
06-10-2015, 12:39 PM
http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/images-cms-image-000002066-1433905061683-66-0-446-746-crop-1433905099072.jpg (http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2015/images-cms-image-000002066-1433905061683-66-0-446-746-crop-1433905099072.jpg)
Tình hình trên biển đôn glại có thêm 1 tin không vui nữa giành cho người TQ khi mà các lãnh đạo họ lại đi gây thù chuốc oán với các quốc gia láng giềng.Lần này là Malaysia họ quyết định quay lại đập TQ sau nhiều lần bị quấy rối.Malaysia dường như đã hết kiên nhẫn và quyết định đến lúc công khai lên tiếng phản đối Bắc Kinh trên Biển Đông, chuyên gia Prashanth Parameswaran phân tích trên tờ The Diplomat.Theo ghi nhận của The Diplomat, hôm 2/6 vừa qua, báo The Borneo Post (Malaysia) cho biết Trung Quốc một lần nữa đã xâm phạm lãnh hải của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông.
http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=774772&d=1433934666 (http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=774772&d=1433934666)
Các quan chức Malaysia đã xác nhận thông tin đăng trên báo này, trong đó viết, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã bị phát hiện gần khu vực Cụm bãi cạn Luconia.
Cụm bãi cạn Luconia là một tập hợp nhiều rạn đá ngầm ở phía nam biển Đông, cách đảo Borneo (Malaysia) 93 hải lý về phía bắc, và nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế Malaysia tuyên bố. Luconia hiện đang nằm trong tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc, và Đài Loan.
Cụ thể, báo này cho biết tàu Trung Quốc lần này không chỉ "đi qua", mà còn thả neo cách bang Sarawak 84 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) do Malaysia tuyên bố.
Khu vực này cũng nằm trong đường chín đoạn ngang ngược và phi pháp mà Bắc Kinh "vẽ" ra.
Hành vi của Trung Quốc đã khiến Malaysia, một nước từ trước đến nay tương đối kín tiếng về các vấn đề Biển Đông, phải lên tiếng phản đối.
Nguyên nhân Malaysia "vùng lên"
Ông Parameswaran cho biết, đây không phải lần đầu tiên Malaysia cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Theo ông, những vụ việc như vậy thậm chí ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng trong nhiều năm gần đây.
Chuyên gia này nhận định, hành vi của Trung Quốc không chỉ cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên mà còn là mối đe dọa về mặt chủ quyền đối với Malaysia.
"Việc Trung Quốc liên tục xâm phạm đường biển chia cắt Malaysia Bán đảo và Đông Malaysia rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn vẹn lãnh thổ của Malaysia" - ông nói thêm.
Trước đây, theo chuyên gia này, Malaysia vẫn trung thành với chính sách "đảm bảo an toàn" trên Biển Đông để tránh gây hấn không cần thiết.
http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/zulkifli-223x300-1433843173236/vi-dau-malaysia-bat-ngo-vung-len-phan-doi-tq-tren-bien-dong.jpg (http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/zulkifli-223x300-1433843173236/vi-dau-malaysia-bat-ngo-vung-len-phan-doi-tq-tren-bien-dong.jpg)
Đại tướng Quân đội Malaysia
Mohd Zin Mohamed
Chúng tôi không hiểu Trung Quốc đang muốn gì. Sẽ tốt hơn nếu họ dám công khai nói thẳng trước công chúng về những âm mưu của mình.
"Nhưng những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây đã đặt Kuala Lumpur vào tình trạng báo động và buộc họ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp" - ông Parameswaran nhận xét.
Cụ thể, Malaysia đã và đang tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, cũng như tích cực nêu lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp ASEAN.
Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ thái độ không hài lòng với Trung Quốc trong những cuộc gặp song phương. Nhưng việc công khai phản đối mới đây, theo ông Parameswaran, là minh chứng cho sự lo ngại rõ hơn trông thấy trong bộ máy chính phủ Kuala Lumpur.
Malaysia sẽ làm gì tiếp?
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết ông đã họp với Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh, Hải quân, và Cảnh sát biển nước này để lên kế hoạch cho những bước đáp trả tiếp theo.
Trước mắt, ông cho biết Malaysia đã điều động Hải quân và Cảnh sát biển nước này tới khu vực bị Trung Quốc xâm phạm để "đảm bảo chủ quyền quốc gia".
Ngoài ra, ông Shahidan cũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình thông tin và hình ảnh về các hành động đáp trả của Malaysia.
Cụ thể, ông trấn an người dân nước này rằng quân đội Malaysia đã được điều động trong bán kính 1 hải lý cách vị trí tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả neo để theo dõi hoạt động của tàu này.Ngoài ra, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia cũng nhấn mạnh, nơi tàu Trung Quốc thả neo không phải khu vực tranh chấp mà hoàn toàn thuộc chủ quyền Malaysia.
Sắp tới, ông Shahidan cho biết Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ đích thân đem vấn đề này ra hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trở lại với phân tích của chuyên gia Parameswara, ông cho rằng tuy Malaysia đã tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng chính sách "đảm bảo an toàn" của Kuala Lumpur nhiều khả năng vẫn sẽ được áp dụng trong tương lai.
"Chính phủ ông Najib sẽ không để sự việc trên ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác giao thương lớn nhất của nước này. Và đương nhiên Malaysia cũng hiểu rằng họ không thể trực tiếp đối đầu với Trung Quốc" - chuyên gia này nhận xét.
Tuy vậy, theo ông Parameswara, việc có thể khiến một nước từ trước đến nay vẫn "im hơi lặng tiếng" trên Biển Đông như Malaysia phải công khai đáp trả như vậy là đủ để nhận ra tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã ở tình trạng báo động đến mức nào.
Theo Soha
Tình hình trên biển đôn glại có thêm 1 tin không vui nữa giành cho người TQ khi mà các lãnh đạo họ lại đi gây thù chuốc oán với các quốc gia láng giềng.Lần này là Malaysia họ quyết định quay lại đập TQ sau nhiều lần bị quấy rối.Malaysia dường như đã hết kiên nhẫn và quyết định đến lúc công khai lên tiếng phản đối Bắc Kinh trên Biển Đông, chuyên gia Prashanth Parameswaran phân tích trên tờ The Diplomat.Theo ghi nhận của The Diplomat, hôm 2/6 vừa qua, báo The Borneo Post (Malaysia) cho biết Trung Quốc một lần nữa đã xâm phạm lãnh hải của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông.
http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=774772&d=1433934666 (http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=774772&d=1433934666)
Các quan chức Malaysia đã xác nhận thông tin đăng trên báo này, trong đó viết, một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã bị phát hiện gần khu vực Cụm bãi cạn Luconia.
Cụm bãi cạn Luconia là một tập hợp nhiều rạn đá ngầm ở phía nam biển Đông, cách đảo Borneo (Malaysia) 93 hải lý về phía bắc, và nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế Malaysia tuyên bố. Luconia hiện đang nằm trong tranh chấp giữa Malaysia, Trung Quốc, và Đài Loan.
Cụ thể, báo này cho biết tàu Trung Quốc lần này không chỉ "đi qua", mà còn thả neo cách bang Sarawak 84 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) do Malaysia tuyên bố.
Khu vực này cũng nằm trong đường chín đoạn ngang ngược và phi pháp mà Bắc Kinh "vẽ" ra.
Hành vi của Trung Quốc đã khiến Malaysia, một nước từ trước đến nay tương đối kín tiếng về các vấn đề Biển Đông, phải lên tiếng phản đối.
Nguyên nhân Malaysia "vùng lên"
Ông Parameswaran cho biết, đây không phải lần đầu tiên Malaysia cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Theo ông, những vụ việc như vậy thậm chí ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng trong nhiều năm gần đây.
Chuyên gia này nhận định, hành vi của Trung Quốc không chỉ cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên mà còn là mối đe dọa về mặt chủ quyền đối với Malaysia.
"Việc Trung Quốc liên tục xâm phạm đường biển chia cắt Malaysia Bán đảo và Đông Malaysia rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn vẹn lãnh thổ của Malaysia" - ông nói thêm.
Trước đây, theo chuyên gia này, Malaysia vẫn trung thành với chính sách "đảm bảo an toàn" trên Biển Đông để tránh gây hấn không cần thiết.
http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/zulkifli-223x300-1433843173236/vi-dau-malaysia-bat-ngo-vung-len-phan-doi-tq-tren-bien-dong.jpg (http://sohanews2.vcmedia.vn/k:2015/zulkifli-223x300-1433843173236/vi-dau-malaysia-bat-ngo-vung-len-phan-doi-tq-tren-bien-dong.jpg)
Đại tướng Quân đội Malaysia
Mohd Zin Mohamed
Chúng tôi không hiểu Trung Quốc đang muốn gì. Sẽ tốt hơn nếu họ dám công khai nói thẳng trước công chúng về những âm mưu của mình.
"Nhưng những gì Bắc Kinh đã và đang làm trong thời gian gần đây đã đặt Kuala Lumpur vào tình trạng báo động và buộc họ phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp" - ông Parameswaran nhận xét.
Cụ thể, Malaysia đã và đang tăng cường sức mạnh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ, cũng như tích cực nêu lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp ASEAN.
Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ thái độ không hài lòng với Trung Quốc trong những cuộc gặp song phương. Nhưng việc công khai phản đối mới đây, theo ông Parameswaran, là minh chứng cho sự lo ngại rõ hơn trông thấy trong bộ máy chính phủ Kuala Lumpur.
Malaysia sẽ làm gì tiếp?
Trả lời phỏng vấn Wall Street Journal, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia Shahidan Kassim cho biết ông đã họp với Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh, Hải quân, và Cảnh sát biển nước này để lên kế hoạch cho những bước đáp trả tiếp theo.
Trước mắt, ông cho biết Malaysia đã điều động Hải quân và Cảnh sát biển nước này tới khu vực bị Trung Quốc xâm phạm để "đảm bảo chủ quyền quốc gia".
Ngoài ra, ông Shahidan cũng đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình thông tin và hình ảnh về các hành động đáp trả của Malaysia.
Cụ thể, ông trấn an người dân nước này rằng quân đội Malaysia đã được điều động trong bán kính 1 hải lý cách vị trí tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả neo để theo dõi hoạt động của tàu này.Ngoài ra, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia cũng nhấn mạnh, nơi tàu Trung Quốc thả neo không phải khu vực tranh chấp mà hoàn toàn thuộc chủ quyền Malaysia.
Sắp tới, ông Shahidan cho biết Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ đích thân đem vấn đề này ra hội đàm trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trở lại với phân tích của chuyên gia Parameswara, ông cho rằng tuy Malaysia đã tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng chính sách "đảm bảo an toàn" của Kuala Lumpur nhiều khả năng vẫn sẽ được áp dụng trong tương lai.
"Chính phủ ông Najib sẽ không để sự việc trên ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác giao thương lớn nhất của nước này. Và đương nhiên Malaysia cũng hiểu rằng họ không thể trực tiếp đối đầu với Trung Quốc" - chuyên gia này nhận xét.
Tuy vậy, theo ông Parameswara, việc có thể khiến một nước từ trước đến nay vẫn "im hơi lặng tiếng" trên Biển Đông như Malaysia phải công khai đáp trả như vậy là đủ để nhận ra tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã ở tình trạng báo động đến mức nào.
Theo Soha