duyanh
06-07-2015, 12:09 PM
Giáo hoàng Francis: ‘Đừng chiến tranh nữa’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121143_pope_in_sarajevo_640x360_reuters_nocr edit.jpg
Giáo hoàng Francis có chuyến thăm một ngày đến Sarajevo“Đừng bao giờ có chiến tranh nữa!” Giáo hàng Francis đã kêu gọi người dân Bosnia như thế khi Ngài chủ trì thánh lễ ở Sarajevo trước 65.000 người.
Giáo hoàng đã đến Bosnia hôm thứ Bảy ngày 6/6 để kêu gọi hòa bình và hòa giải trên đất nước này vốn đã bị tàn phá bởi cuộc chiến trong những năm 1990.
Ngài được nhìn thấy có vẻ xúc động trước câu chuyện của hai linh mục và một nữ tu về những ký ức của họ về sự tra tấn trong cuộc chiến.
Giáo hoàng cũng gặp các đại diện Hồi giáo, Chính thống giáo và Do Thái giáo trong chuyến viếng thăm một ngày này.
Bosnia vẫn còn chia rẽ về tôn giáo và sắc tộc 20 năm sau chiến tranh.
Cảnh báo về chiến tranh
“Chiến tranh có nghĩa là trẻ em, phụ nữ và người già ở trong các trại tị nạn; nó có nghĩa là họ phải rời bỏ quê hương, nhà cửa, đường phố và công xưởng bị tàn phá. Và trên hết vô số những cuộc đời tan nát,” Giáo hoàng Francis nói trong bài giảng của ông tại sân vận động Kosevo ở Sarajevo.
“Các bạn đều biết rõ điều này với những gì các bạn đã trải qua ở đây,” Ngài nói với ý nhắc đến cuộc chiến từ 1992 cho đến 1995 khiến cho khoảng 100.000 người chết và hai triệu người mất nhà cửa.
Giáo hoàng cũng cảnh báo thế giới đang đối mặt với ‘một dạng Chiến tranh thế giới thứ ba đang dần diễn ra và trong bối cảnh thông tin toàn cầu, chúng ta đang cảm nhận một bầu không khí chiến tranh’.
Cuộc chiến giữa những người Serbia theo Chính thống giáo và người Bosnia theo Hồi giáo đã để lại sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc.
Cộg đồng Thiên chúa giáo La Mã ở Bosnia-Herzegovina ước tính chiếm khoảng 10-15% dân số. Họ đến thuộc cộng đồng Croatia ở Bosnia.
Con số này đã giảm do những người đã ra đi trong cuộc chiến và kể từ khi nó kết thúc. Người Croatia ở Bosnia được quyền xin hộ chiếu Croatia – điều này có nghĩa là họ có quyền tự do đi lại ở Liên minh châu Âu.
‘Jerusalem ở phương Tây’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121539_pope_in_sarajevo_624x351_reuters.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121539_pope_in_sarajevo_624x351_reuters.jpg) Giáo hoàng đã kêu gọi hòa bình và hòa giải ở BosniaGiáo hoàng đã kêu gọi đất nước này bỏ qua sự chia rẽ và tiếp tục xây dựng hòa bình.
Nói chuyện với báo giới trên chuyến bay đến Sarajevo, Ngài gọi Sarajevo là ‘Jerusalem ở phương Tây’.
“Đây là một thành phố với nhiều văn hóa tôn giáo và sắc tộc rất khác nhau. Đây cũng là một thành phố đã trải qua nhiều đau khổ trong lịch sử. Giờ đây nó đang trên đường tiến đến hòa bình. Tôi đi chuyến này để nói về điều này như là một dấu hiệu của hòa bình và lời cầu nguyện cho hòa bình,” Ngài nói.
Ít nhất 5.000 cảnh sát đã được triển khai và giới chức đã công bố một số điện thoại khẩn cấp nếu công chúng phát hiện hành động nào khả nghi trong chuyến thăm của Giáo hoàng.
Hôm 5/6, truyền thông địa phương đưa tin các tay súng thánh chiến được cho là thuộc Nhà nước Hồi giáo đã tung ra một đoạn video kêu gọi hành đông ở khu vực Balkan. Tuy nhiên, video này không được cho là có liên quan đến chuyến thăm của Giáo hoàng.
Đã 18 năm kể từ khi Giáo hoàng John Paul Đệ nhị đến Sarajevo trong một trận bão tuyết lớn hồi năm 1997. Người ta đã dựng một tượng đài vinh danh Ngài hồi năm 2014.
BBC
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121143_pope_in_sarajevo_640x360_reuters_nocr edit.jpg
Giáo hoàng Francis có chuyến thăm một ngày đến Sarajevo“Đừng bao giờ có chiến tranh nữa!” Giáo hàng Francis đã kêu gọi người dân Bosnia như thế khi Ngài chủ trì thánh lễ ở Sarajevo trước 65.000 người.
Giáo hoàng đã đến Bosnia hôm thứ Bảy ngày 6/6 để kêu gọi hòa bình và hòa giải trên đất nước này vốn đã bị tàn phá bởi cuộc chiến trong những năm 1990.
Ngài được nhìn thấy có vẻ xúc động trước câu chuyện của hai linh mục và một nữ tu về những ký ức của họ về sự tra tấn trong cuộc chiến.
Giáo hoàng cũng gặp các đại diện Hồi giáo, Chính thống giáo và Do Thái giáo trong chuyến viếng thăm một ngày này.
Bosnia vẫn còn chia rẽ về tôn giáo và sắc tộc 20 năm sau chiến tranh.
Cảnh báo về chiến tranh
“Chiến tranh có nghĩa là trẻ em, phụ nữ và người già ở trong các trại tị nạn; nó có nghĩa là họ phải rời bỏ quê hương, nhà cửa, đường phố và công xưởng bị tàn phá. Và trên hết vô số những cuộc đời tan nát,” Giáo hoàng Francis nói trong bài giảng của ông tại sân vận động Kosevo ở Sarajevo.
“Các bạn đều biết rõ điều này với những gì các bạn đã trải qua ở đây,” Ngài nói với ý nhắc đến cuộc chiến từ 1992 cho đến 1995 khiến cho khoảng 100.000 người chết và hai triệu người mất nhà cửa.
Giáo hoàng cũng cảnh báo thế giới đang đối mặt với ‘một dạng Chiến tranh thế giới thứ ba đang dần diễn ra và trong bối cảnh thông tin toàn cầu, chúng ta đang cảm nhận một bầu không khí chiến tranh’.
Cuộc chiến giữa những người Serbia theo Chính thống giáo và người Bosnia theo Hồi giáo đã để lại sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc.
Cộg đồng Thiên chúa giáo La Mã ở Bosnia-Herzegovina ước tính chiếm khoảng 10-15% dân số. Họ đến thuộc cộng đồng Croatia ở Bosnia.
Con số này đã giảm do những người đã ra đi trong cuộc chiến và kể từ khi nó kết thúc. Người Croatia ở Bosnia được quyền xin hộ chiếu Croatia – điều này có nghĩa là họ có quyền tự do đi lại ở Liên minh châu Âu.
‘Jerusalem ở phương Tây’
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121539_pope_in_sarajevo_624x351_reuters.jpg (http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/06/06/150606121539_pope_in_sarajevo_624x351_reuters.jpg) Giáo hoàng đã kêu gọi hòa bình và hòa giải ở BosniaGiáo hoàng đã kêu gọi đất nước này bỏ qua sự chia rẽ và tiếp tục xây dựng hòa bình.
Nói chuyện với báo giới trên chuyến bay đến Sarajevo, Ngài gọi Sarajevo là ‘Jerusalem ở phương Tây’.
“Đây là một thành phố với nhiều văn hóa tôn giáo và sắc tộc rất khác nhau. Đây cũng là một thành phố đã trải qua nhiều đau khổ trong lịch sử. Giờ đây nó đang trên đường tiến đến hòa bình. Tôi đi chuyến này để nói về điều này như là một dấu hiệu của hòa bình và lời cầu nguyện cho hòa bình,” Ngài nói.
Ít nhất 5.000 cảnh sát đã được triển khai và giới chức đã công bố một số điện thoại khẩn cấp nếu công chúng phát hiện hành động nào khả nghi trong chuyến thăm của Giáo hoàng.
Hôm 5/6, truyền thông địa phương đưa tin các tay súng thánh chiến được cho là thuộc Nhà nước Hồi giáo đã tung ra một đoạn video kêu gọi hành đông ở khu vực Balkan. Tuy nhiên, video này không được cho là có liên quan đến chuyến thăm của Giáo hoàng.
Đã 18 năm kể từ khi Giáo hoàng John Paul Đệ nhị đến Sarajevo trong một trận bão tuyết lớn hồi năm 1997. Người ta đã dựng một tượng đài vinh danh Ngài hồi năm 2014.
BBC