PDA

View Full Version : Cốt tủy những lời thuyết giảng - J. Krishnamurti



khieman
06-06-2015, 03:03 PM
.


Cốt tủy những lời thuyết giảng
J. Krishnamurti



(http://www.jkrishnamurti.org/images/about-krishnamurti/dissolution.jpg)

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSsGP_qw-V_Vg3MRdESE4gbpThgIpUusvEhm525OHjcj_qjTAd2Og (https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSsGP_qw-V_Vg3MRdESE4gbpThgIpUusvEhm525OHjcj_qjTAd2Og)



Vào ngày 21 tháng 10 năm 1980, J. Krishnamurti viết một bản tuyên ngôn theo lời yêu cầu của bà Mary Lutyens, là người viết tiểu sử J. Krishnamurti và được biết ông từ khi bà còn là cô bé. Sau này bà là người viết rất nhiều tài liệu giá trị về cuộc đời nhà tư tưởng J. Krishnamurti.

Sau đây là nội dung bản tuyên ngôn.

- “Cốt tủy những lời rao giảng của J. Krishnamurti đã được gói ghém trong lời phát biểu vào năm 1929 "Thực Tại (Chân Lý Tối Thượng) là mảnh đất không có lối mòn (để vào)” (Truth is a pathless land).

Người ta không thể tới đó bằng tổ chức hội đoàn, bằng tín điều, bằng giáo lý, bằng người linh hướng hoặc bằng nghi thức lễ lạy, không từ kiến thức triết học hoặc kỹ thuật tâm lý. Người ta phải tìm nó từ sự quán chiếu mối liên hệ trong đời sống, từ sự thấu triệt nội dung những điều nằm trong chính tâm trí của anh ta, từ sự quan sát chứ không phải là lý luận, phân tích bằng kiến thức hoặc nghiền ngẫm chia chẻ nội tâm.

Người ta đã tự xây dựng lên những hình ảnh như là hàng rào an toàn qua tôn giáo, chính trị, bản thân. Ðó là những biểu tượng, những ý thức hệ và tín ngưỡng. Gánh nặng của những hình ảnh này đè trĩu lên tâm tư con người, chi phối sự suy nghĩ của họ, chi phối mối liên hệ của họ và ngay chính bản thân họ trong đời sống hằng ngày. Những hình ảnh này chính là nguồn gốc mọi vấn đề của chúng ta, vì nó gây nên sự chia rẽ giữa chúng ta với nhau. Nhận thức về cuộc đời của mỗi người bị o ép bởi những khái niệm đã được thiết lập bền vững trong tâm trí họ . Nội dung tri thức của họ là những điều họ góp nhặt được trong suốt cuộc đời .

Cả loài người thì cái nội dung này cũng đại khái giống nhau . Cá nhân chỉ là cái tên, cái hình thể và cái nền văn hóa hời hợt mà hắn thu lượm được từ truyền thống và môi trường sống chung quanh. Nhưng mà cái đặc điểm, cái độc đáo của con người không nằm tại cái bề mặt hời hợt, nông cạn, mà nó hoàn toàn vượt thoát ra khỏi cái mớ tri kiến mà khắp cả loài người đều cũng có đại khái giống nhau kia . Cho nên hắn ta không là một cá thể.

Tự do không phải là một phản ứng. Tự do không phải là sự chọn lựa. Ðó là người ta tự dối mình, tưởng rằng người ta có quyền chọn lựa, là người ta tự do. Tự do là thuần túy quan sát, không mục tiêu, không sợ hãi bị trừng phạt và không mong cầu sự ban thưởng. Tự do không có động cơ. Tự do không phải là kết thúc của một tiến trình thay đổi của con người, nhưng nằm ngay tại lúc khởi sự hiện hữu. Trong sự quan sát, người ta bắt đầu tìm ra sự không có tự do. Tự do được tìm thấy khi không chọn lựa, tỉnh thức trong các hoạt động của đời sống hằng ngày. Tư tưởng là thời gian. Kinh nghiệm và kiến thức sinh ra tư tưởng, do đó, nó không thể tách rời ra khỏi thời gian và quá khứ. Thời gian là kẻ thù tâm lý của con người .

Hành động của chúng ta đặt nền tảng trên kiến thức và do đó, trên thời gian, cho nên con người luôn luôn bị lệ thuộc vào quá khứ. Tư tưởng thì luôn luôn có giới hạn, cho nên chúng ta sống trong sự mâu thuẫn và vùng vẫy liên tục. Không có cái chuyện phát triển tâm lý. Khi nào con người trở nên tỉnh thức trước những hoạt động về tư tưởng của chính hắn, hắn sẽ thấy được sự phân chia giữa thực thể suy nghĩ và tư tưởng, thực thể quan sát và cái bị quan sát, thực thể kinh nghiệm và sự kiện được kinh nghiệm. Khi đó người ta sẽ thấy được rằng sự chia cách này chỉ là ảo giác.

Chỉ có từ sự quan sát thuần túy này người ta mới bừng tỉnh, không bị bóng tối của quá khứ và thời gian che khuất. Sự bừng tỉnh phi thời gian này là sự giác ngộ sâu sắc, triệt để, đột biến của cái tâm. Sự hoàn toàn phủ định là căn bản của khẳng định.

Khi có sự phủ định tất cả những cái mà tư tưởng đã tạo ra về mặt tâm lý, lúc đó sẽ chỉ còn có lòng trắc ẩn, đó là từ bi và trí tuệ.”


Trích ” The Core of the Teachings”
_http://www.krishnamurti.org
Người dịch: Đỗ Phương Khanh (aka Danny Việt)